TIỂU VŨ - Nhạc sĩ Vũ Thành An và tác phẩm "Sài Gòn buồn"
01 Tháng Chín 20219:08 SA(Xem: 1288)
Bài thơ “Sài Gòn buồn” của nhà thơ Đỗ Vẫn Trọn được nhạc sĩ tài hoa Vũ Thành An phổ thành bản nhạc cùng tên đã gây xúc động cho nhiều người nghe.
Nhạc sĩ Vũ Thành An (trái) và nhà thơ Đỗ Vẫn Trọn - Ảnh: FB Nhạc sĩ Vũ Thành An
Từ cuối tháng 4 đến nay, làn sóng đại dịch COVID-19 lần thứ 4 đã bùng phát mạnh và lan rộng ở nhiều tỉnh thành, trong đó Sài Gòn trở thành tâm dịch lớn nhất nước với hàng trăm ngàn ca nhiễm bệnh, hàng ngàn người tử vong. COVID-19 không chỉ đe dọa đến sức khỏe, tính mạng con người mà còn khiến cuộc sống bình thường của người dân trở nên khó khăn hơn bao giờ hết.
COVID-19 khiến cho mọi sinh hoạt bình thường của người dân bị xáo trộn. Phía sau hàng dây phong tỏa là những gương mặt, ánh mắt đầy tâm trạng của những thị dân. Chưa bao giờ Sài Gòn lại trở nên vắng lặng đến thế, đại lộ không người, hàng quán đóng cửa, tiếng rao quen tắt lịm...
Bức tranh về Sài Gòn trong đại dịch COVID-19 được ghép lại chính từ những mảnh ghép rất nhỏ đang lẩn khuất trong đời sống thực tại của từng con người, từng thân phận cụ thể khi sự chia lìa mất mát bất ngờ ập đến với gia đình người thân của họ. Thực tại đó đã tác động không nhỏ đến tâm hồn của người nghệ sĩ, để rồi từ đó những tác phẩm đầy trăn trở về Sài Gòn đã ra đời.
Những ngày cuối tháng 7, khi nghe tin bà Ngô Trân Châu, con gái của kiến trúc sư tài hoa Ngô Viết Thụ qua đời ở tuổi 54 tại Sài Gòn, nhà thơ Đỗ Vẫn Trọn đã không kiềm được xúc động, ông đã thức trọn đêm viết bài thơ Sài Gòn buồn để tiễn biệt bà. Bài thơ cũng là nỗi nhớ khôn nguôi về một Sài Gòn tươi đẹp, là lời chia sẻ chân thành của tác giả nhắn gửi đến người dân thành phố, cố gắng vượt qua đại dịch.
Khi đọc Sài Gòn buồn của nhà thơ Đỗ Vẫn Trọn, nhạc sĩ Vũ Thành An đã thốt lên: “Mỗi câu thơ có thể làm nên một bản nhạc” và ông đã chính thức phổ nhạc cho bài thơ này.
Bài thơ Sài Gòn buồn của nhà thơ Đỗ Vẫn Trọn khá dài, mỗi câu chữ như dòng nước góp vào mạch nguồn cảm xúc dường như không đứt đoạn của ông hướng về Sài Gòn thân yêu.
Quá khứ và hiện tại đan xen nhau liền mạch. Đó là một Sài Gòn xôn xao sôi động trong những ngày bình thường và một Sài Gòn im vắng trong đại dịch.
Bằng cách chọn những ý chính trong bài thơ, nhạc sĩ tài hoa Vũ Thành An đã chắp cánh cho bài thơ bay vút lên bằng những thanh âm tha thiết lắng đọng.
Giai điệu và ca từ của bài hát buồn nhưng không bi lụy, tác giả của phần nhạc và phần lời đã truyền đi thông điệp đầy yêu thương với mong muốn Sài Gòn sẽ vượt qua đại dịch. Để nhạc phẩm này đến với người nghe không thể không nhắc đến ca sĩ Trần Thu Hà - người đã thả hết tâm hồn mình vào từng lời ca nốt nhạc khiến cho người nghe xúc động hướng trái tim mình về với Sài Gòn thương yêu.
Quý vị có thể xem trên Youtube “Sài Gòn Buồn – Trần Thu Hà”
Và đây là cảm nhận của một người nghe, cô Maya Ng về bài thơ “Sài Gòn Buồn” của nhà thơ Đỗ Vẫn Trọn
Thơ Không đề Tên của anh: như một vòng tròn Gom yêu thương gởi về đất mẹ "Sài Gòn buồn" lời thơ anh kể Nghe ngậm ngùi, giọt lệ xót xa "Sài Gòn buồn" còn mãi trong ta Phố quạnh hiu, con đường xa vắng Lời thơ viết, như là "khoảng lặng" Tên nhạc buồn, "VẪN TRỌN" yêu thương
Nhà thơ Nguyễn Hoàng Anh Thư, từ Huế, gửi cho chúng tôi những bài thơ sau đây. Chị là một nhà thơ hiếm hoi ngay từ khi xuất hiện đã xác định cho mình lối đi riêng.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Bài thơ đầu tiên (?) của Tô Thùy Yên được giới thiệu trên Sáng Tạo, gây tiếng vang lớn và, dư âm của nó, kéo dài nhiều năm sau, là “Cánh đồng con ngựa chuyến tàu” viết tháng 4 năm 1956.
Hay ước nguyện cuối cùng trước khi nhắm mắt, không chỉ của giới trẻ mà, của rất nhiều văn nghệ sĩ thời đó là, một lần được đứng dưới những ngọn đèn vàng của ga Lyon!
ông được trao huy chương vàng cuộc triển lãm hội họa, do cơ quan Giáo Dục, Khoa Học và Văn Hóa UNESCO, thuộc tổ chức Liên Hiệp Quốc tổ chức tại Roma năm 1967.
Du Tử Lê là Thi Sĩ Một Đời. Thi Sĩ Viết Hoa, tôi viết và biết về thi sĩ như thế. Ông không chỉ làm thơ. Ông sống với thơ. Sống bằng thơ. Thơ với ông là một.
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.