LỮ KIỀU - Chàng Nho Sinh Dưới Gốc Tùng

20 Tháng Chín 20211:15 CH(Xem: 2824)
LỮ KIỀU - Chàng Nho Sinh Dưới Gốc Tùng
Văn Học Press

22 Agostino, Irvine, CA 92614 USA • vmail: +1-949-981-3978
email: vanhocpress@gmail.com • Facebook: Van Hoc Press

PR 09/20/2021
SÁCH MỚI

Trân trọng giới thiệu:
CHÀNG NHO SINH
DƯỚI GỐC TÙNG
thử bút & xuôi dòng
L Ữ K I Ề U

VĂN HỌC PRESS xuất bản, 2021

Tựa:

Đỗ Nghê Đỗ Hồng Ngọc

Bạt:

Nguyên Minh – Cao Kim Quy – Trần Thị

Nguyệt Mai
Tranh bìa:
Lữ Kiều
Thiết kế bìa:
Lê Giang Trần

@@@

Sách đã có bán trên BARNES & NOBLE:

Giá: US$18.00
Xin bấm vào đường dẫn sau:

Chang nho sinh duoi goc tung by Lu Kieu, Paperback | Barnes & Noble® (barnesandnoble.com)

Keyword: Chang nho sinh duoi goc tung

@@@
TỰA

TÔI CŨNG TIN NHƯ VẬY…
Đỗ Nghê Đỗ Hồng Ngọc

Hơn bốn mươi năm cầm bút, chàng “nho sinh” kia vẫn chỉ có mỗi một việc để làm, miệt mài,
không mệt mỏi, ấy là thử bút. Chàng nắn nót, nâng niu, đưa ngọn bút lông lên ngang tầm
mắt, ngắm nghía từng sợi nhỏ, xoay tới xoay lui đôi ba bận một cách thuần thục mà còn ngập
ngừng, rồi thè lưỡi liếm nhanh mấy cái như vót cho các sợi lông bút quấn quít vào nhau, cho
nhọn hoắt lại như gom nội lực vào nhất điểm; rồi thận trọng, nhẹ nhàng chàng nhúng bút sâu
vào nghiên mực đã mài sẵn, ngập đến tận cán, rút nhanh ra rồi chắt vào thành nghiên, ấn ấn
xoay xoay lúc nặng lúc nhẹ cho mực túa ra nức nở, ào ạt rồi thưa dần, đến lúc sắc nhọn vừa
ý, chàng phết nhẹ một nét lên tờ giấy đợi chờ, như để đo độ đậm nhạt, hít một luồng chân khí,
định thần, lim dim, rồi phóng bút… Chàng “nho sinh” mỉm cười khoái trá, trút đi gánh nặng
ngàn cân, kiệt sức, nhanh tay nhúng bút vào lọ nước trong… Những giọt mực thừa rơi lả tả…
Thử bút, không phải tùy bút, không phải tản mạn, không phải tạp văn… Nó ùa ra, nó túa ra, có
lúc tòe loe, có khi hụt hẫng, những cảm hứng, những ngẫu hứng, những xúc động bất chợt,
như không kềm chế được…
Bạn tôi, Lữ Kiều Thân Trọng Minh, con mắt thầy thuốc đắn đo, cái hồn thi sĩ mang mang, trái
tim hiền triết đông phương. Tuổi đôi mươi tự vấn văn chương, số phận, ý nghĩa đời người…
Rồi “xuôi dòng” với bao bờ bến lạ. Có những phút tưởng thoát ra được. Giằng xé, hoang
mang. Cuối cùng vẫn không thoát. Chàng vẫn là kẻ chỉ sống với cảm tính, viết với cảm tính,
nếu có nhận ra một điều gì đó như là một khẳng định thì ấy chính là “chỉ có văn nghệ là vượt
thoát, là giúp con người tử tế với nhau”. Chàng thổ lộ:
Thuở đôi mươi chữ nghĩa đã mê hoặc tôi… cho đến khi hiểu ra, cuộc sống vẫn hồn nhiên trôi
đi. (Lãng ca, 1982)
… chúng tôi không còn trẻ, quỹ thời gian của đời người đang hồi vét cạn. (Tự tình, 2001)
Khi nói về thơ, thứ mê hoặc hơn tất cả những mê hoặc, chàng cũng đã nhận ra của hôm nay
và ngày tháng cũ:
Thơ bấy giờ là bài ca mê muội của lòng say đắm, có cái thất thanh của tiếng vỡ thủy tinh
nhưng cũng đâu đó đã có cái bồi hồi im lặng của giới hạn.
… những điều tưởng như rất cũ xưa kia, giờ đây đã khác. Đã có sự giả hình, lòng khinh bạc,
có cả sự thù hận lẫn trong tình thương yêu…
Những cuộc chia tay, những lần phụ tình, thấy lòng nghèo đi những xúc động cũ. Mới hoảng
hốt thương mình đã sống quá xa đường hẹn ước… (Lãng ca, 1982)
Chàng không viết “những lần tình phụ” mà viết “những lần phụ tình”. Tôi thích cái cách viết
của bạn tôi, khẳng khái, của một tâm hồn hào hoa mà nhân bản. Nhưng điều đắng cay đọng
lại trong chúng tôi chính là “thấy lòng nghèo đi những xúc động cũ… hoảng hốt thương mình
đã sống quá xa đường hẹn ước.”
Bởi đã có một thời chàng hùng hồn như đứng giữa đời mà hét: Con dế mèn có thể hát để mà
hát nhưng tôi không thể viết để mà viết. Đó là những phút rời bỏ viễn mơ, thấy con đường
trách nhiệm của người trí thức, thấy cần thiết một dấn thân.

Phải, nhưng rồi chàng đành thú thật: Đời sống trở nên đầy ắp giằng co. Sự giằng co giữa hai
người trong một tấm thân làm ta kiệt quệ!
Đó chính là sự giằng xé giữa lý trí và cảm xúc để cuối cùng chỉ còn “chừa lại một sợi khói phù
du”. Vâng, chính là sợi khói phù du đó mà ta “ưng tác như thị quán!’.
Đọc Lữ Kiều, thấy có những lúc ngọn bút của anh như những nhát dao phẫu thuật, sắc cạnh
và chính xác; lại có những lúc như những nhát cọ mơn man, đắm đuối…
Tôi thương bạn như thương chính mình, cùng những anh em bạn bè mình một thuở khôn
nguôi. Chàng như vùng vẫy giữa trùng vây của ngã nhân chúng sanh thọ giả, để rồi hốt hoảng
nhận ra mình đang cheo leo: “Tôi vẫn thường ngồi thâu đêm, suy nghĩ và không suy nghĩ. Thời
gian qua đi, tôi chiêm nghiệm được thời gian trên từng phân vuông da thịt, bởi khi người ta già,
ta nhạy cảm với cái chết của từng tế bào trong cơ thể, vô hình nhưng có thật”. (Con đường
nhan sắc, 1990)
Đó là những lúc bạn bè về trong trí nhớ, và đôi mắt nhung ai kia đã từng dòng lệ nhỏ, một
chiều cuối năm hun hút nơi đầu hẻm cụt phố phường:
Bạn cũ gọi về trong trí nhớ
Lá vẫn bay và ta cuối năm
Đôi mắt nhung đen hàng lệ nhỏ
Thì thôi lá chọn đất ân cần.
Bạn cũ. Đất. Ân cần. Đó là tất cả những gì còn lại trong người đàn ông 60 chiều cuối năm.
(Gió Mai, những ngày hoang dại).
Đọc Lữ Kiều, thương một thân phận. Cảm được cái chán chường, cái đắng cay lạ lùng không
nói hết, không nói được. Tôi rưng rức nhớ hình ảnh buổi chiều, anh ngồi bên tôi ở một quán
riêng. Để ánh sáng hắt từ phía sau lưng mình, không như thường lệ, chàng buồn bã nói với tôi
về chiếc lá bàng đỏ hun hút cuối hành lang của một phòng thí nghiệm, ở đó, một người bạn
chung của chúng tôi là bác sĩ giải phẫu bệnh lý chuyên khoa về ung thư, đã mỉm cười cùng
chàng mà ánh mắt vời vợi xa xăm.
Với tôi, dẫu thế nào tôi cũng hiểu và thương bạn hơn bao giờ hết: Khi tác phẩm đã hình thành,
mây tan, hồn tôi khánh kiệt. Bạn viết. Sự khánh kiệt nào cũng dễ thương, như một buông xả.
Bởi buông xả nào mà không khánh kiệt, phải không?
Tôi có một thói xấu là mỗi khi soạn chồng sách cũ, giở lại những tờ thư xưa, những tấm ảnh
hoen màu lại bần thần rã rượi, bị chìm đắm cuốn hút vào bao nhiêu kỷ niệm lúc nào không
hay, quên cả thở chánh niệm! Đọc bản thảo THỬ BÚT của bạn, nhớ lời bạn dặn viết gấp mấy
dòng mà đắm và sợ. Như ngọn lửa ngún trong một gốc cây to, chỉ cần thổi vài hơi là đủ bùng
cháy. Bùi nhùi đâu mà sẵn sàng đến vậy?
Rồi bỗng lóe lên một niềm hy vọng mong manh khi bạn tôi viết:
Tìm trong kinh Dịch, bèn đắc ý với một hào dương dưới những hào âm, quẻ Phục đó!
Tôi cũng tin vậy.
(8/2006)
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
19 Tháng Tám 20243:22 CH(Xem: 135)
liên lạc với tác giả qua địa chỉ email sau để mua sách có chữ ký của tác giả: trinhythu@gmail.com
26 Tháng Bảy 20248:25 SA(Xem: 149)
“Chân Dung Ngày Đó Bây Giờ”/ Tác giả: Việt Dương / Trần Thị Nguyệt Mai/ Thể loại: Bút ký; Sách dày: 388 trang./ Sách đen trắng, bìa mềm: $25./ https://www.amzn.com/B0D68VJM7T/ Sách màu, bìa mềm: $30 https://www.amzn.com/B0D688N2K9/
21 Tháng Bảy 20246:34 SA(Xem: 180)
Sách có bán trên BARNES & NOBLE 326 trang, bìa cứng, 6” x 9”, giá bán: US$25.00 Xin bấm vào đường dẫn sau: Duong ve thuy phu by Trinh Y. Thu, Hardcover | Barnes & Noble® (barnesandnoble.com)
16 Tháng Bảy 20246:40 SA(Xem: 157)
Sách có bán trên BARNES & NOBLE 332 trang, bìa cứng, 5.5” x 8.5”, giá bán: US$25.00 Xin bấm vào đường dẫn sau: Nguoi dan ba khac by Trinh Y. Thu, Hardcover | Barnes & Noble® (barnesandnoble.com)
13 Tháng Tư 20245:29 CH(Xem: 816)
The Sympathizer by Viet Thanh Nguyen, Winner of the Pulitzer Prize 2016.
06 Tháng Hai 20248:30 SA(Xem: 1571)
Sách đã có bán trên BARNES & NOBLE 442 trang, bìa mềm, 6” x 9”, giá bán: US$25.00
31 Tháng Giêng 20245:35 CH(Xem: 1554)
Đọc xong cuốn “Ăn Mà Không Chơi” tôi khoái ông Đỗ Duy Ngọc hơn.
31 Tháng Mười Hai 20239:32 SA(Xem: 1097)
Tác phẩm của Vũ Ngọc Giao cuốn ta đi, vì chỉ khi việc đọc được hoàn tất thì việc cảm nhận mới trở nên trọn vẹn.
20 Tháng Tám 20235:20 CH(Xem: 2205)
Nếu cần mô tả anh Trung Dũng chỉ bằng mỗi một từ, duy nhất, thì tôi sẽ thế này: Trung Dũng - duyên.
24 Tháng Bảy 202310:07 SA(Xem: 2383)
Có thể nói, sau hai tập sách "Búp bê Matryoshka" và "Dòng chảy," tập truyện ngắn "Người đàn bà và chiếc dương cầm" là sự thành công nối tiếp thành công của Vũ Ngọc Giao,
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 20378)
Tôi không biết phải bắt đầu từ đâu, ra sao, thế nào khi đứng trước khu rừng có quá nhiều những gốc lạ, quý? Khu rừng thuộc quyền sở hữu của người dựng thành đêm-từ-biệt…Trần.
(Xem: 15337)
Đề cập tới sự nghiệp âm nhạc giá trị của cố nhạc sĩ Phạm Đình Chương, nếu chỉ nói tới khía cạnh thơ phổ nhạc (dù cho ông được ghi nhận như một thiên tài) mà không đề cập tới những lãnh vực khác, tôi cho là một thiếu sót không thể tha thứ.
(Xem: 17184)
Tuy nhiên, thế hệ 1940-1950, cũng lại là thế hệ cung cấp cho văn chương miền Nam 20 năm, những bài thơ, những trang
(Xem: 9877)
Loạt bài của Nguyên Vũ / Vũ Ngự Chiêu được độc giả, nhất là giới quân nhân đón nhận nồng nhiệt
(Xem: 18262)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 4740)
Tôi mượn câu thơ kết trong bài 'Đêm, nhớ trăng Sài Gòn' của Du Tử Lê để làm tựa cho bài viết này, bài viết về ông: Du Tử Lê - một nhà thơ có tầm ảnh hưởng lớn đối với văn chương Việt Nam.
(Xem: 1508)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 2031)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1925)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 23268)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 19821)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 8615)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 9621)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 9087)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11957)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 31505)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 21396)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 26307)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 23733)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 22513)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 20622)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18782)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19918)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 17529)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16659)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 25512)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 32872)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 35468)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,