NGUYỄN LINH QUANG - Vực mắt

21 Tháng Mười Một 202110:25 SA(Xem: 5995)
NGUYỄN LINH QUANG - Vực mắt

 

Cho tôi lại nhà trường,

Bao nhiêu là người thương,

Không ai thù ai oán,

Ai cũng bảo tôi ngoan…

Kỷ niệm - Phạm Duy

 

Văng một cái. Thằng bé bật đầu vào bảng, chúi nhào. Má phải và một mảng tóc bệt phấn, nhức buốt. Má trái hằn đỏ dấu tay, bỏng rát. Nó nhìn lên, nước mắt đổ trào. Vì đau, có. Vì ức, nhiều phần hơn. Đôi mắt lạnh của frère Tuấn, sau cặp kính trắng, khúc xạ qua làn nước mắt mờ mịt, như lồi hẳn ra, ngó xuống đầy vẻ đe dọa. Nó nghe giọng frère nói, vang âm âm giữa những tiếng o o của màng nhĩ:

 

- Nhật, đứng lên! Em có nhận tội ăn cắp viết của bạn không? Còn chối nữa không?

 

Nó có ăn cắp đâu mà nhận! Đứa nào chơi ác, nhét cây Pilot của thằng Đức ngồi bàn đầu vào cặp nó lúc ra chơi. Đầu giờ học, sau khi đọc xong kinh “Kính mừng,” cả lớp vừa được phép ngồi xuống, nó đang loay hoay lôi cuốn tập giáo lý bìa xanh dương ra thì thằng Đức mếu máo lên khai mất bút. Thế là frère Tuấn dốc cặp từng đứa một ra khám xét. Thế là nó bị lôi lên đứng trước lớp, lãnh một cái bạt tai nháng lửa sau khi một mực lắc đầu kêu oan. Nó muốn chồm lên, muốn gào lên, nhưng những tia nhìn lạnh băng phóng xuống từ độ cao của tấm áo chùng đen như ghim chặt nó vào bục gỗ. Tay chân nó cứng ngắc. Không điều khiển được nữa, dù bên tai vẫn văng vẳng tiếng rít: “Nhật! Đứng lên! Tôi bảo đứng lên! Đứng lên!” Thằng bé bất lực nhìn đôi kính trắng càng lúc càng gần, trương nở, phình to ra như một bầu thủy tinh khổng lồ, rồi úp chụp lên nó. Trọn vẹn.

 

Hơn hai mươi năm, đến sáng nay Nhật mới chợt hiểu vì sao mình lại có ác cảm với những người đeo kính trắng. Giấc mơ như con ác thú, lâu lâu lại trồi lên từ tiềm thức, khạc những tia lửa đỏ quạch, rồi chìm sâu xuống, nằm phục ở đó. Không làm sao Nhật xua đuổi nó đi được, dù đã hơn một ngàn lần, anh tự nhủ: Phải quên, phải rộng lượng, phải biết tha thứ. Dù thằng bạn chơi ác sau đó đã xanh lè mặt đứng ra nhận tội. Dù frère Tuấn sau đó đã ngỏ lời xin lỗi. Cảm xúc, như nhát chém quá mạnh tay vào thân gỗ non, giữ nguyên dấu vết giữa những vòng tròn tăng trưởng. Không cách gì bôi xoá đi được! Nhật khổ sở loay hoay với nó suốt thời niên thiếu. Càng lớn, sự trỗi dậy của con quái vật càng thưa dần, nhưng giấc mơ không vì thế mà bớt đi kịch tính. Có những lần, Nhật thấy mình vẫn bé nhỏ, yếu đuối như ngày nào. Vài lần khác, Nhật cảm nhận mình lớn hơn, đã đủ sức giơ cánh tay lên để chống trả lại, nhưng mỗi khi chạm phải những tia nhìn loáng lạnh sau lần kính trắng, anh lại bị hất đi thật mạnh, thật xa, vọt qua khỏi cửa lớp, ra tới hành lang để rồi ngã chúi xuống cái khoảng không đen ngòm phía dưới. Đen như tấm áo chùng của frère Tuấn! Trừ một lần, anh thấy mình đứng bật được dậy và bỏ chạy thật nhanh về nhà, đằng sau có người đuổi dồn. Anh có đủ thì giờ để đóng gấp, khoá kín tất cả cửa chính, cửa sổ rồi cuộn tròn người ôm đầu khóc tấm tức trước khi bước chân kẻ lạ xầm xập ào đến. Kẻ lạ? Frère Tuấn? Anh không thấy được mặt kẻ đuổi theo sau lưng. Chỉ biết đã thót tim mừng rỡ khi tiếng gà gáy báo sáng rộn rã vang lên bên tai. Giấc mơ ấy đến khoảng một tháng sau khi Nhật gặp lại frère Tuấn. Ở ngoài đời hẳn hòi. Giữa ban ngày ban mặt chứ không phải trong cơn ác mộng. Chiều thứ ba. Rạp xi-nê Văn Hoa Đa Kao. Sau khi nát cả người vì chen lấn mua cho bằng được tấm vé xem phim “Nạn hồng thủy” của Ba Lan, Nhật thở phào, chìa phần cùi cho người soát vé. Anh bước qua rào cản, hân hoan nghĩ đến những giây phút thoải mái sắp hưởng, bỗng giật mình quay ngoắt lại. Tia mắt ấy. Phải rồi, tia mắt ấy, dáng dấp ấy. Frère Tuấn! Người soát vé quay đi bận rộn với công việc của mình. Nhật bước vào phòng tối, mắt loáng thoáng những áo quần trắng lốp của người Thổ, những tiếng hò hét công thành, tiếng gào thét thảm thương của kẻ cô thế. Lửa cháy loang màn ảnh, đốt đỏ lòng Nhật. Anh nhấp nhổm trên ghế. Nửa phim. Nghỉ giải lao. Đèn bật sáng. Nhật đẩy cửa lao về phía người soát vé. Anh gọi:

 

- Frère!

 

Người đàn ông quay đầu lại. Không có đôi kính trắng, nhưng đúng là frère Tuấn. Nhật bước như chạy đến, nhưng khi khoảng cách chỉ còn độ một thước, anh đột ngột dừng lại, ngượng nghịu:

 

-Frère còn nhớ con không?

 

Lúc tiếng “con” buột ra khỏi miệng như một phản xạ tự nhiên, Nhật mới nhận thấy thói quen cũ vẫn còn bám rễ sâu lắm nơi anh. Đôi mắt người đàn ông nheo nheo:

 

- Tôi nhận ra em từ nãy. Nhật phải không?

 

Nhật vui như khi nhận được lá thư có kèm vài tấm hình hiếm hoi của thằng bạn thân từ Canada gửi về. Anh lúng búng:

 

- Con… Em đâu có ngờ còn gặp lại frère. Trường giải thể, em đứt gần hết liên lạc với thầy cô, bạn bè cũ. Em có nghe nói các frère còn giữ lại được một dãy lầu để ở, nhưng ngại, không dám vô thăm.

 

Nhật bỗng nhiên liếng thoắng. Niềm tự tin bất ngờ kéo vọt anh lên cao hơn, vạm vỡ hơn người đàn ông gầy gò tóc hoa râm đứng trước mặt.

 

- Tôi… Tôi xin ra khỏi dòng lâu rồi em ạ! Bây giờ tôi có gia đình, con cái như mọi người. Đừng gọi tôi là frère nữa, gọi là… anh, được rồi. Còn em, dạo này thế nào?

 

Cuối cùng thì từ lối xưng hô “frère-con” khi xưa, cả hai chấp nhận chuyển sang gọi nhau “thầy-em” cho phù hợp với tình thế mới, và cũng để những cái tai tò mò vểnh dọc vểnh ngang chung quanh bớt chú ý. Nhật rút mấy điếu thuốc Hoa Mai lẻ trong túi áo ra mời. Thầy Tuấn ra dấu từ chối.

 

- Em đang học lớp mười hai, nhưng nản lắm. Lý lịch như em thì đậu đại học một phần trăm mà đậu “nghĩa vụ quân sự” tới chín mươi chín phần trăm lận thầy ơi! Mấy thằng bạn cùng lớp em vượt biên quá trời! Thà gặp hải tặc Thái Lan mà còn mong có ngày qua tới Mỹ, còn hơn là xách súng đi làm “nhiệm vụ quốc tế cao cả” để rồi bị tụi Pôn Pốt đòm cho một phát, lôi về làm mắm bồ hóc nhai nhóp nhép với nhau!

 

- Em ăn nói cẩn thận. Giữa chốn đông người…

 

- Tụi em hết ngán rồi, thầy ơi! Giờ chính trị còn đứng lên cãi tay đôi với “mấy ổng mấy bả” nữa mà!

 

Tia nhìn của thầy Tuấn loáng lên một cái. Nhật lạnh người. Tấm áo chùng đen lướt thướt. Ngày trước…

 

- Em… Em nhớ hồi đó thầy đeo kiếng…

 

- Ờ, ờ, tôi mới làm vỡ tuần rồi, chưa kịp thay.

 

Thầy lại sĩ diện hão rồi! Nhật nhớ đến đôi kính cận dày cộp đã ám ảnh mình bao nhiêu năm nay. Cận nặng như vậy mà cả tuần không có kính, chắc chắn là thầy Tuấn đang kẹt tiền. Như Nhật. Như tất cả những người đang sống vật vờ không tương lai chung quanh đây. Que sera, sera! Hôm nay có tiền, mua năm điếu thuốc, uống ly cà-phê, xem cuốn phim mới ra. Ngày mai hết tiền, nhịn. Vài ba tháng nữa đi nghĩa vụ, tính sau. Biết đâu ông bà già lại xoay sở chạy vạy cho một chỗ lên tàu vượt biên? Những người nhanh chân đã tót đi từ lâu. Bọn chậm chân ở lại được xếp vào ba hạng: Ngu-Nghèo-Nhát. Ngu vì cả tin vào những khẩu hiệu nền đỏ chữ vàng giăng mắc khắp nơi. Nghèo vì thiếu “chỉ”, thiếu “cây” chèo chống ra đi. Nhát vì sợ sóng to gió lớn, hải tặc và cá mập, cá… nhà táng! Có ai mà muốn ngồi vào chiếu “ngu”, thường thì đành nhận chiếu “nhát”, còn đại đa số đem chữ “nghèo” ra mà dán lên to tướng trên đầu. Người nghèo thời nào cũng khổ, nhất là sau những năm “đổi đời” này. Thầy Tuấn “đổi đời”, bỏ dòng, lấy vợ sinh con. Anh hai, anh ba, anh tư “đổi đời”, bỏ vợ con, bỏ thành phố, vào tù, phá rừng làm rẫy. Thành phố “đổi đời.” Người Sài Gòn nhìn nhau không còn nhận ra quen lạ. Hàng xóm mười nhà có đến ba, bốn chủ mới. Người ta đi. Người ta đi. Người ta đi. Đi “học tập.” Đi “kinh tế mới.” Đi “vượt biên.” Một tháng trời, bạn bè cùng lớp thiếu đi chục đứa. Đủ thứ lý do: Bệnh hoạn, về quê, thăm nuôi thân nhân… Trừ lý do thật. Dường như người ta đã quên nói lên sự thật ở thời buổi này. Bệnh truyền nhiễm. Có lẽ, thầy Tuấn cũng đang mắc phải.

 

- Nhật này… Tôi muốn hỏi em một chuyện.

 

- Dạ, thầy?

 

- Em còn giận tôi không?

 

Nhật nhớ ngay đến vị thế nằm của mình trong giấc mơ. Dán cứng người như con thạch sùng bị đóng đinh vào bục gỗ. Ở dưới thấp. Rất thấp. Và hứng chịu những tia nhìn từ vòi vọi cao ném xuống, phóng xuống, lao xuống tới tấp, đâm nát võng mô.

 

- Dạ…

 

- Tôi cứ hối hận mãi đã quá mạnh tay với em. Tôi ghét nhất thói trộm cắp. Em hiểu không? Lúc biết em bị oan, tôi trăn trở mất ngủ mấy đêm, cứ nhắm mắt lại là thấy những dấu tay của tôi lằn đỏ trên má em. Nhưng với cương vị giám học lúc đó, tôi không thể gặp em xin lỗi trực tiếp được. Tôi có gửi thư đến cho cha mẹ em. Ông bà cụ có nói cho em biết không?

 

- Dạ không, thầy!

 

- Vậy thì, em bỏ lỗi cho tôi nhé! Dù có trễ mất mấy năm, nhưng gặp được em nói lời xin lỗi, tôi cũng an lòng.

 

- Không… không sao, thầy. Chuyện cũ bỏ qua, thầy. Mà… thầy cô lúc này đủ sống không?

 

Thầy Tuấn nhúc nhích đôi môi. Thoáng một nụ cười.

 

- Nhờ ơn Chúa, cũng tạm vắt mũi đút miệng em ạ. Vợ tôi may gia công, ít ra cũng đỡ bấp bênh hơn cái nghề soát vé này. Con gái lớn của tôi sang năm vào cấp một. Chú út vẫn còn nhà trẻ.

 

Chúng tôi yên phận, chỉ mong sao nuôi nấng, giáo dục các cháu thành nhân, giữ được đạo gốc, thương người, kính Chúa.

 

Nhật có cảm tưởng như đang được nghe lại những lời giảng giờ giáo lý. Hai tay khoanh trên bàn ngồi thật ngoan. Mắt nhìn như bị thôi miên vào những di động của bóng áo chùng đen. Và chiếc cổ nhựa trắng, trông xa vểnh như hai chiếc răng thỏ vẩu. Và đôi kính cận sáng lóa… Đèn rực lên. Cửa bật mở. Dòng thác người ùa ra, ồn ào cười nói bình phẩm chửi thề. Gần quầy bán vé, thêm một đám đánh lộn, gấu ó nhau vì chen lấn giành chỗ. Cái đuôi rồng rắn kéo dài suốt mặt tiền rạp xi-nê chờ suất tới bắt đầu rậm rật chuyển động. Nhật hiểu nên chấm dứt cuộc đối thoại ở đây.

 

- Chắc thầy sắp bận việc. Chào thầy, em về. Tuần tới rảnh, em mời thầy đi uống cà-phê, nghe thầy!

 

Nhật không giữ đúng lời hứa. Anh tư trốn trại học tập về sau đó hai ngày, kéo Nhật vượt biên bằng đường bộ, băng qua Cam-pu-chia đến Thái Lan. Bị thổ tả dọc đường, tưởng mười phần chết chín. Anh tư cõng cái phần xác rũ liệt của Nhật mà băng đồng, vượt rừng. Cái phần xác thối khắm, xuội lơ và nhẹ hổng. Còn cái phần hồn, đã nhiều lúc bay lãng đãng tận đâu đâu. Vừa may đến trại tiếp cư, người bác sĩ Mỹ với thuốc men và những chai nước biển hiện ra, gõ chiếc đũa thần thông cứu mạng kaẻ hấp hối. Rồi cũng qua. Sau trận mê sảng, Nhật quên đi nhiều lắm. Trí nhớ như muốn cắt đứt hẳn với quá khứ. Trừ những giấc mơ về frère Tuấn. Nhật cố gắng nghĩ rằng tiếng chân người xầm xập đuổi theo mình trong giấc mơ lần đó là của công an biên phòng, của bộ đội Việt Nam, của Khờ-me Đỏ, của ai ai đó chứ nhất định không phải của frère Tuấn, người đàn ông gầy gò tóc hoa râm anh gặp lần cuối đứng soát vé ở rạp Văn Hoa. Nhưng…

Hơn hai mươi năm, đến sáng nay Nhật mới chợt hiểu vì sao mình lại có ác cảm với những người đeo kính trắng. Khi chiếc contact lens trợt khỏi đồng tử, rơi xuống mặt báo, Nhật còn cố dướn mắt đọc cho hết những dòng chữ đã bắt đầu nhoè nhoẹt.

 

Phê-rô Nguyễn Văn Tuấn

Cựu sư huynh dòng Lasan

Vừa từ trần tại Sài Gòn ngày... tháng... năm…

Hưởng dương 56 tuổi

Tang lễ sẽ được…

 

Chiếc contact lens còn lại cũng vừa kịp trôi.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
17 Tháng Mười Một 20245:34 CH(Xem: 284)
Nét bút của người đàn ông, đã chết từ lâu.
10 Tháng Mười Một 20244:37 CH(Xem: 627)
Giải Nobel Văn học năm 2024 đã được trao cho Han Kang, một tác giả người Nam Hàn, vì "văn xuôi thơ mãnh liệt đối mặt với những chấn thương lịch sử và phơi bày sự mong manh của cuộc sống con người".
04 Tháng Mười Một 202410:41 SA(Xem: 344)
Từ lúc trung học đệ nhị cấp, tôi đã là người cọp sách chuyên nghiệp.
31 Tháng Mười 20245:51 CH(Xem: 1001)
Ở hai bên con đường một chiều đi tới miền khuất mặt, nhiều thứ đẹp lắm, chạy nhanh thở gấp thì không thấy được đâu.
31 Tháng Mười 20248:41 SA(Xem: 568)
Chỉ định ghé vào tiệm sách mua mấy chiếc bao thư và một lọ hồ dán mà ông lại lang thang giữa các quầy sách gần hai giờ đồng hồ
21 Tháng Mười 20248:22 SA(Xem: 357)
Thời đó, lũ con trai chúng tôi khoái chơi với ve sầu, dế hơn là bươm bướm.
13 Tháng Mười 20242:31 CH(Xem: 668)
Mãi mãi tôi chờ quỳnh dưới đáy hồ nước xanh trong và thơm như môi nàng.
25 Tháng Chín 20247:47 SA(Xem: 901)
Bên bờ Đông Hồng Hải, trong buổi chiều đang chìm dần theo một Mặt Trời rất đỏ, có người trai Lebanon lặng lẽ giữa những nỗi-niềm-chung-riêng-quá-đỗi
15 Tháng Chín 20249:22 SA(Xem: 1016)
Ngược dòng. Tôi ngược dòng trận đại hồng thủy và loạt vỡ núi kinh dị trong lịch sử khí hậu Việt Nam...
07 Tháng Chín 20249:21 SA(Xem: 1143)
hãy nghĩ về những ngọt ngào thú vị ngày xưa
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 21407)
Tôi không biết phải bắt đầu từ đâu, ra sao, thế nào khi đứng trước khu rừng có quá nhiều những gốc lạ, quý? Khu rừng thuộc quyền sở hữu của người dựng thành đêm-từ-biệt…Trần.
(Xem: 16133)
Đề cập tới sự nghiệp âm nhạc giá trị của cố nhạc sĩ Phạm Đình Chương, nếu chỉ nói tới khía cạnh thơ phổ nhạc (dù cho ông được ghi nhận như một thiên tài) mà không đề cập tới những lãnh vực khác, tôi cho là một thiếu sót không thể tha thứ.
(Xem: 17791)
Tuy nhiên, thế hệ 1940-1950, cũng lại là thế hệ cung cấp cho văn chương miền Nam 20 năm, những bài thơ, những trang
(Xem: 10492)
Loạt bài của Nguyên Vũ / Vũ Ngự Chiêu được độc giả, nhất là giới quân nhân đón nhận nồng nhiệt
(Xem: 19031)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 5304)
Tôi mượn câu thơ kết trong bài 'Đêm, nhớ trăng Sài Gòn' của Du Tử Lê để làm tựa cho bài viết này, bài viết về ông: Du Tử Lê - một nhà thơ có tầm ảnh hưởng lớn đối với văn chương Việt Nam.
(Xem: 1989)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 2602)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 2378)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 23704)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 20147)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 8983)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 10075)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 9352)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 12532)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 31984)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 21635)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 26793)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 24192)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 23001)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 21140)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 19055)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 20285)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 17796)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16853)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 26104)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 33383)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 35677)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,