LÊ VĂN TRUNG - Đợi Chờ Đến Cuối Cuộc Tang Thương

08 Tháng Giêng 202210:48 SA(Xem: 3119)
LÊ VĂN TRUNG - Đợi Chờ Đến Cuối Cuộc Tang Thương


 "Một bài thơ cũ" do Lê Hoàng Tuấn Kiệt phụ trách


Ta về ghé lại gian nhà cũ

Ngõ vắng, dây bìm chen lối vào

Nền gạch xám khô, tường mốc thẫm

Cây khế tàn bông rụng đớn đau

 

Cánh cửa mười năm còn để mở

Đìu hiu như mỏi cuộc mong chờ

Ta bước ngại ngần, xiêu bóng đổ

Run run thềm tối nhện giăng mờ

 

Con mực ốm già không nhớ nổi

Gầm gừ chẵng tỏ dấu thân quen

Ta gẫm đời ta chừng bao tuổi

Mịt mù như đã mấy trăm năm

 

Ta gọi mà không thành tiếng gọi

Lời ta chìm nghẹn ở trong lòng

(Ai cướp đới ta cả tiếng nói)

Ta về đây vườn trống nhà không

 

Ta vuốt ve từng ngọn cỏ khô

Từng viên sỏi vụn tự bao giờ

Lòng ta cũng cháy theo mùa hạn

Cõi người đã khát những cơn mưa

 

Lòng ta cũng cháy theo mùa hạn

Đất nẻ sâu hằn những nếp nhăn

Ai vắt khô rồi dòng suối cạn

Và mắt đời khô giọt lệ bầm

 

Ta về như đứa con lưu lạc

Nửa đời áo rách vá tang thương

Trăm nẻo ngược xuôi không ngỏ thoát

Ta đành như kẻ mất quê hương

 

Đâu lũ chim sâu mùa nhãn chín

Buồng cau con sẻ ríu ran xưa

Ta nhìn chỉ thấy màu mây bạc

Hiu hắt đùn quanh ngọn núi mờ

 

Muốn hỏi mà nghe lòng se quặn

Bạn bè, thân quyến, vợ con đâu?

Cơn gió độc nào xô đuổi tới

Trăm năm đành lạc mất đời nhau

 

Ta về như lá khô vừa rụng

Thương nhớ màu xanh buổi thiếu thời 

Ai ném đời ta qua biển sóng

Máu xương nào cũng máu xương thôi 

 

Em giạt về đâu? Cơn bão dữ

Có biết ta rã cuộc kiếm tìm

Ai đã biến ta thành kẻ lạ

Giữa trái tim người rỉ máu đen

 

Ta về như cánh chim bay lạc

Đậu xuống vườn xưa lạnh tiếng kêu

Ai bắt đời chim quên giọng hót

Lời chim rịn máu đỏ mây chiều

 

Về nghe con dế nắm trong cỏ

Một tối khuya nào gáy dưới sương

Giờ đây tiếng dế chìm quên lãng

Ta lạc vào trong cõi nhiễu nhương

 

Thôi chẳng còn gì, xin gửi lại

Ta như con vượn lẻ đầu non

Gửi xuống trần gian cơn hú dại

Tiếng đau vang lạnh cuối phương ngàn

 

Thôi chẳng còn gì, xin gửi lại

Ta tật nguyền đến cả niềm tin

Ta về như đất về trong đất

Còn, mất xoay vòng luật biến thiên

 

Em có còn bên trời sương khói

Một đêm nào lòng chạnh xót xa

Hãy thắp giùm ta đôi giọt lệ

Gọi là đền đáp nghĩa tình xưa

 

Gọi là đã trót chìm dâu bể

Thì sá gì năm hạn tháng mưa

Ào ào loạn gió oan khiên tới

Thổi tắt trần gian ngọn nến mờ

 

Thôi hãy vì nhau mà giữ lại

Chút tàn tro: bí tích nhiệm màu

Một mai dựng lại thiên đường mới

Trời đất muôn loài thương mến nhau

 

Một mai dựng lại thiên đường mới

Em trồng hoa trên mỗi lối về

Ta dẫu đui mù, thân phế tật

Ôm ghì thiên hạ trong hai tay

 

Thôi hãy vì nhau xin gắng đợi

Giờ phục sinh. Đợi giờ phục sinh!

Ngày mai Chúa sẽ từ trong đất

Về trần gian rao giảng hòa bình

 

Em thắp giùm ta nghìn ngọn nến

Ta ngồi vẽ lại giấc mơ xưa

Em rót giùm ta nghìn cốc rượu

Uống vì thiên hạ buổi can qua

 

Thôi hãy vì nhau xin gắng đợi

Dù đời ta cuối bải đầu ghềnh

Sẽ có ngày bên gian nhà cũ

Ta ngồi kể chuyện dưới sao đêm

 

Em hát mừng qua cơn mộng dữ

Áo tình một sớm tỏa hương xuân

Ta rước em về gian nhà cũ

Trồng lại vườn rau, chăm khóm hồng

 

Ta sẽ khai mương thông lạch mới

Con cá reo mừng vẫy sóng xao

Rừng núi hồi sinh đêm vũ hội

Tạ đất trời thoát cuộc binh đao

 

Ong bướm xôn xao mừng lễ cưới

Chúc phúc ta nên đời vợ chồng

Ta hôn lên mắt ngời khát vọng

Quên chuyện mười năm cũ nát lòng

 

Đôi chim mùa trước về xây tổ

Trên đọt cau già mới trổ hoa

Ta trải lòng ta lên cỏ mượt

Em hiền nhung lụa giấc mơ ta

 

Ta sẽ gom thâu từng vỏ đạn

Từng mảnh bom cuối rạch đầu ngòi

Từng mảnh xương người, manh vải mục

Từng dòng uất nghẹn cháy khôn nguôi

 

Ấy thế mà khi ta trở về

Vườn xưa quạnh quẻ, xác mai gầy

Cúi hôn mặt đất còn đau buốt

Ngọn gió oan hờn thổi sắt se

 

Bóng ta đổ xuống bên hiên vắng

Như bóng ma về khóc đớn đau

Thôi hãy vì nhau mà gắng đợi

Một ngày thăm thẳm của mai sai

 

Rồi cõi lòng em sẽ bừng nở

Một màu hoa rất đổi dị thường

Cánh cửa đời ta còn để mở

Đợi chờ đến cuối cuộc tang thương.

 

2.

Ta về tay níu hoài khung cửa

Gọi xót xa từng nỗi nhớ quên

Gọi những lòng đi không trở lại

Gọi những tình xanh đã úa vàng

 

Ta về tay níu niềm hoang phế

Thương vách tường rêu lạnh nỗi niềm

Hỡi em nhan sắc chìm dâu bể

Hỡi ta nghìn dặm những lênh đênh

 

Ta về tay níu lòng hư ảo

Hụt giữa bờ đau giấc mộng người

Hụt giữa trăm năm mùa trăng vỡ

Hụt giữa đời nhau quá ngậm ngùi

 

Ta về tay níu nhành lan úa

Thương tóc đêm rằm lộng phấn hương

Chừ biết tìm đâu hồn nhung lụa

Một thuở tình mây áo nguyệt vàng

 

Ta về? Ta níu ta! Một bóng

Nghe gió oan khiên thổi buốt lòng

Đời nhau? Còn chỉ từng con sóng

Vỗ mãi về đâu những tiếc thương!

 

Lê Văn Trung

 

____________

 

Nhà thơ Lê Văn Trung sinh năm 1947, quê ở Quảng Nam.

Ông tốt nghiệp trường Quốc gia Sư phạm Quy Nhơn năm 1969, sau đó dạy học tại Quảng Ngãi. Trước năm 1975 ông có thơ đăng nhiều trên các tạp chí Bách Khoa, Văn, Ý Thức, Thời Tập…

Ngoài thơ, Lê Văn Trung còn viết truyện ngắn dưới bút hiệu Lê Nam Phương.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
23 Tháng Bảy 20249:42 SA(Xem: 351)
Quê hương ơi, nhận giùm sợi tóc/ tình yêu ta - chuộc thế gian này.
27 Tháng Tư 20242:23 CH(Xem: 1248)
Thôi trân trọng chào em/ Mời em nhập cuộc/ Chúng mình cùng chung/ Số phận/ Con người…
29 Tháng Hai 20247:59 SA(Xem: 1622)
06 Tháng Chín 20234:39 CH(Xem: 2999)
Đỗ Long Vân sinh năm 1934 tại Hà Nội, mất tháng 8 – 1997 tại Sài Gòn, tro gởi ở Chùa Phú Nhuận Du học Pháp 1954 – Đại Học Sorbonne năm 1956
31 Tháng Bảy 20233:31 CH(Xem: 2687)
Phù Sa Lộc, tên thật là Diệp Ngọc Sơn, sinh năm 1946, tại Cầu Kè - Trà Vinh, và hiện sống tại Cần Thơ. Trước 1975, ông có thơ đăng trên một số tạp chí nổi tiếng ở miền Nam.
20 Tháng Sáu 20238:13 SA(Xem: 4197)
Hà Huyền Chi, sinh năm 1935, tại Hà Nội, tên thật là Đặng Trí Hoàn.
13 Tháng Sáu 20239:04 SA(Xem: 2958)
Huyền Chi, tên thật là Hồ Thị Ngọc Bút, sinh năm 1934 tại Từ Sơn (Bắc Ninh)
10 Tháng Năm 202310:31 SA(Xem: 2830)
Phan Ni Tấn sinh ngày 6/3/1948 tại Cần Giuộc (Long An) nhưng tuổi thơ lớn lên ở Ban Mê Thuột.
10 Tháng Tư 20234:05 CH(Xem: 3743)
Đynh Trầm Ca, tên thật là Mạc Phụ, sinh năm 1941 tại Vĩnh Điện, Điện Bàn, Quảng Nam.
01 Tháng Tư 20231:24 CH(Xem: 3440)
Phạm Công Thiện (1/6/1941 - 8/3/2011) là một nhà văn, triết gia, học giả, thi sĩ và cư sĩ Phật giáo Việt Nam với pháp danh Nguyên Tánh.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 20448)
Tôi không biết phải bắt đầu từ đâu, ra sao, thế nào khi đứng trước khu rừng có quá nhiều những gốc lạ, quý? Khu rừng thuộc quyền sở hữu của người dựng thành đêm-từ-biệt…Trần.
(Xem: 15369)
Đề cập tới sự nghiệp âm nhạc giá trị của cố nhạc sĩ Phạm Đình Chương, nếu chỉ nói tới khía cạnh thơ phổ nhạc (dù cho ông được ghi nhận như một thiên tài) mà không đề cập tới những lãnh vực khác, tôi cho là một thiếu sót không thể tha thứ.
(Xem: 17196)
Tuy nhiên, thế hệ 1940-1950, cũng lại là thế hệ cung cấp cho văn chương miền Nam 20 năm, những bài thơ, những trang
(Xem: 9895)
Loạt bài của Nguyên Vũ / Vũ Ngự Chiêu được độc giả, nhất là giới quân nhân đón nhận nồng nhiệt
(Xem: 18280)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 4766)
Tôi mượn câu thơ kết trong bài 'Đêm, nhớ trăng Sài Gòn' của Du Tử Lê để làm tựa cho bài viết này, bài viết về ông: Du Tử Lê - một nhà thơ có tầm ảnh hưởng lớn đối với văn chương Việt Nam.
(Xem: 1538)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 2044)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1948)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 23282)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 19830)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 8624)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 9635)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 9095)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11973)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 31520)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 21401)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 26320)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 23747)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 22529)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 20635)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18790)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19932)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 17536)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16663)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 25530)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 32890)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 35475)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,