NGUYỄN ĐỨC TÙNG - Con Đường Thơ Khế Iêm

21 Tháng Giêng 20228:17 SA(Xem: 5984)
NGUYỄN ĐỨC TÙNG - Con Đường Thơ Khế Iêm

Nhà thơ Khế Iêm vừa gởi cho chúng tôi tập thơ mới nhất của anh, thực ra là một toàn tập, có tên Con Đường Thơ. Rất vui mừng, cám ơn anh, và xin trân trọng giới thiệu.

Khế Iêm sinh năm 1946 (khai sinh 1947) tại Lê Xá, Vụ Bản, Nam Định. Học Luật tại Sài Gòn. Sống tại Mỹ. Sáng lập và chủ biên Tạp chí Thơ tại California từ năm 1994-2004. Hiện nay anh chủ trương tờ báo giấy thơ tân hình thức được nhiều người tìm đọc.

zz-bia-sach-con-duong-tho
Hình: Việt Báo


Tác phẩm: Hột huyết (kịch, Sàigòn 1972), Thanh xuân (Thơ, California 1992), Lời của quá khứ (Truyện, California 1996), Dấu quê (Thơ, California 1996), Tân hình thức, Tứ khúc và những tiểu luận khác (Tiểu luận, California 2003), đồng tác giả và chủ biên tập Thơ Kể, Poetry Narrates (Tan hinh thuc publishing, 2009).

Khế Iêm nổi tiếng như người khởi xướng và, đến nay vẫn tiếp tục, như cây viết lý luận chính yếu của phong trào thơ Tân hình thức Việt Nam. Về mặt sáng tác, anh cũng là một trong vài nhà thơ quan trọng nhất của phong trào này. Trước đó, thời kỳ cổ điển và thơ tự do, thơ Khế Iêm ít được biết tới hơn nhưng không phải là anh không có những bài thơ được yêu mến. Chúng phần nào là tiền đề để anh bước vào con đường thi pháp mới. Như một người sáng tác, anh có những thuận lợi của nhà thơ có kinh nghiệm lâu năm, viết nhiều thể thơ, đọc nhiều, giao thiệp rộng, nhưng vì thế anh cũng có những gánh nặng khác trên vai: toàn bộ lý luận về thơ Tân hình thức, sự triển khai và sự áp đặt của nó đối với một nhà lý thuyết.

Những người đọc kỹ thơ Khế Iêm trước đây sẽ ngạc nhiên thấy rằng trong thời kỳ đầu anh vốn không phải là người nặng về tự sự và mô tả, với khuynh hướng đi sâu vào chi tiết và khuynh hướng yêu thích tính chính xác vốn phổ biến trong các truyền thống phương Tây. Như vậy, có thể xem Tân hình thức là một bước ngoặt trước hết với thẩm mỹ của nhà thơ. Có lẽ nhiều người đã từng gặp những khúc quanh như thế, nhưng chỉ một số người trong số họ, những tài năng, có lẽ, mới kịp đột ngột rẽ đường vào khúc quanh ấy. Thơ Khế Iêm đầy rẫy những chi tiết thời thơ ấu, thời mới lớn, ký ức chiến tranh, chiêm nghiệm lẽ đời và tuổi già. Những yếu tố chính trị trong thơ anh có mặt chỉ thấp thoáng nhưng sẽ trở đi trở lại. Những đề tài được ưa thích của Khế Iêm như quan hệ giữa người và người, thân phận, quê hương, không phải là những đề tài khác thường. Vì vậy, khi trở thành chất liệu của thơ Tân hình thức, cố gắng cần thiết của nhà thơ trở nên rất lớn để có thể biến chúng thành các phương tiện hữu dụng.

Thơ Tân hình thức, như nhiều lần được anh và các nhà thơ đồng hành định nghĩa, bao gồm những đặc tính như : tính truyện, tính ngôn ngữ đời thường, tính vắt dòng, vần điệu âm nhạc. Có lẽ cần nhấn mạnh thêm rằng tính chất vui chơi và tính chất huyền bí tạo nên những yếu tính cốt lõi khác của nó. Là một phong trào nặng về hình thức nghệ thuật, cho đến nay thơ Tân hình thức nói chung, của nhiều tác giả, và thơ của riêng Khế Iêm, đang cho thấy những khả năng tiềm tàng và những giới hạn dễ thấy của nó. Đó là vì sao trong dư luận phê bình có hai khuynh hướng, khen và chê, đối với Tân hình thức.

Một dự định hội thảo khoa học về thơ Tân hình thức bởi tạp chí Sông Hương ở Huế và tổng biên tập Hồ Đăng Thanh Ngọc, cũng là một nhà thơ Tân hình thức, chứng tỏ sức lan tỏa của phong trào này ở hải ngoại và trong nước. Hội thảo chính thức, cuối cùng không thể thực hiện được vào năm 2014, đã trở thành, một cách đầy ấn tượng, việc ra mắt một tuyển tập sách dày dặn, công phu, mỹ thuật, chứng tỏ sự hiện diện của cả hai khuynh hướng ủng hộ và nghi ngại này, cả hai đều mạnh mẽ.

Xét thuần túy về mặt nghệ thuật, sự nghi ngại vừa nói ở trên có thể được các nhà thơ đồng hành với Khế Iêm sử dụng như một cái nhìn phản hồi. Gần đây một số nhà thơ đã có khuynh hướng mở rộng các ranh giới của nó, tiếp cận những đề tài xã hội và chính trị, mới, đi sâu vào các khuynh hướng tâm linh, nới rộng các chiều kích của nghệ thuật Tân hình thức.

Nhà thơ Đỗ Quyên, một trong những người theo dõi sát phong trào Tân hình thức và có cái nhìn khách quan, đã nhận xét như sau:

"Đây cũng là lần đầu tiên trong sự phát triển văn học Việt Nam, một trào lưu thi ca – có lý thuyết bài bản, có tranh luận sôi nổi, có thời gian thử thách, có ảnh hưởng dư luận và nhất là có thực hành sáng tác rộng khắp trong và ngoài lãnh thổ quốc gia – đã được cộng đồng văn học chấp nhận về học thuật. Trong môi trường lý luận, phê bình và sáng tác văn nghệ Việt Nam lâu nay chưa có tập quán trường/ phái/ nhóm, đây nên được xem là bước chuyển đổi lớn...

Một cách tương đối, nếu xem hành trình sáng tác theo 4 bậc thang - Cách mạng (Cải cách) thơ: cần văn hóa, thời đại mới, thông qua chủ nghĩa, triết thuyết mới; Cách tân (mở đường) thơ: cần thi pháp mới, tạo khuynh hướng mới; Đổi mới thơ: bằng bút pháp mới tạo lối viết mới; Sáng tạo thơ: qua phong cách mới với thủ pháp mới – thì Thơ Tân hình thức Việt ở bậc thang Cách tân."

Phong trào Tân hình thức Hoa Kỳ có lẽ đã chọn được người đại diện xứng đáng của mình trong ngôn ngữ Việt, không những đại diện mà thậm chí còn nâng lên, ở một nhà thơ với sự xẻ đôi giữa một bên là khuynh hướng cách tân về phong cách và ngôn ngữ, một bên là khuynh hướng trữ tình và vần điệu cổ điển.

Trân trọng giới thiệu.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
24 Tháng Mười Hai 20244:59 CH(Xem: 5892)
Bãi sậy nằm bên chân một chiếc cầu đang xây cất ở một tỉnh lẻ.
27 Tháng Mười Một 20248:03 SA(Xem: 852)
PHIẾN HẠ là tập thơ thứ ba của Trần Hạ Vi. Tác giả Trần Hạ Vi tên thật là Nguyễn Yến Ngọc, sinh và lớn lên ở An Giang, Việt Nam.
20 Tháng Chín 20245:05 CH(Xem: 1244)
Với “Cùng Nhau Đất Trời”, tôi nghĩ Khánh Trường cố làm mới tiểu thuyết của anh.
19 Tháng Tám 20243:22 CH(Xem: 963)
liên lạc với tác giả qua địa chỉ email sau để mua sách có chữ ký của tác giả: trinhythu@gmail.com
26 Tháng Bảy 20248:25 SA(Xem: 981)
“Chân Dung Ngày Đó Bây Giờ”/ Tác giả: Việt Dương / Trần Thị Nguyệt Mai/ Thể loại: Bút ký; Sách dày: 388 trang./ Sách đen trắng, bìa mềm: $25./ https://www.amzn.com/B0D68VJM7T/ Sách màu, bìa mềm: $30 https://www.amzn.com/B0D688N2K9/
21 Tháng Bảy 20246:34 SA(Xem: 1605)
Sách có bán trên BARNES & NOBLE 326 trang, bìa cứng, 6” x 9”, giá bán: US$25.00 Xin bấm vào đường dẫn sau: Duong ve thuy phu by Trinh Y. Thu, Hardcover | Barnes & Noble® (barnesandnoble.com)
16 Tháng Bảy 20246:40 SA(Xem: 1185)
Sách có bán trên BARNES & NOBLE 332 trang, bìa cứng, 5.5” x 8.5”, giá bán: US$25.00 Xin bấm vào đường dẫn sau: Nguoi dan ba khac by Trinh Y. Thu, Hardcover | Barnes & Noble® (barnesandnoble.com)
13 Tháng Tư 20245:29 CH(Xem: 2103)
The Sympathizer by Viet Thanh Nguyen, Winner of the Pulitzer Prize 2016.
06 Tháng Hai 20248:30 SA(Xem: 2775)
Sách đã có bán trên BARNES & NOBLE 442 trang, bìa mềm, 6” x 9”, giá bán: US$25.00
31 Tháng Giêng 20245:35 CH(Xem: 3246)
Đọc xong cuốn “Ăn Mà Không Chơi” tôi khoái ông Đỗ Duy Ngọc hơn.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 34489)
Tên thật Nguyễn Thị Ngọc Trâm, nữ ca sĩ Minh Trang là cháu ngoại của Công Chúa Mỹ Lương (tục gọi Bà Chúa Nhất,) em ruột với Vua Thành Thái. Ngày 18 Tháng Tám tới đây, bà bước vào tuổi 90 (mà,
(Xem: 31428)
Ở thế hệ thứ hai của sinh hoạt 20 năm âm nhạc miền Nam, tính từ 1954 tới 1975, nếu có một người lặng lẽ nhất trong mọi sinh hoạt,
(Xem: 13190)
Chính Mai Thảo là người đầu tiên, vào từ miền Bắc, mở được cánh cửa tương thông, thân ái giữa những người làm nghệ thuật ở hai đầu “thế giới” lạ lẫm.
(Xem: 20813)
Tôi biết tôi dường còn muốn nói với NXH, nhiều hơn nữa,
(Xem: 10167)
màu vàng rực rỡ của dã-quỳ đã dắt tay tôi trở lại Pleiku
(Xem: 363)
Trên vòm trời thi ca Việt Nam bao la, hiếm, có một thi sĩ mang trong mình sự giao hòa mượt mà giữa tình yêu, đời sống và triết tính Phật giáo như Du Tử Lê.
(Xem: 16195)
Du Tử Lê, ông ấy là ai? Sao định mệnh tôi cứ mãi gắn liền với những dòng thơ của ông ta? Nghe nói bây giờ đang ở tại Mỹ
(Xem: 6263)
Tôi mượn câu thơ kết trong bài 'Đêm, nhớ trăng Sài Gòn' của Du Tử Lê để làm tựa cho bài viết này, bài viết về ông: Du Tử Lê - một nhà thơ có tầm ảnh hưởng lớn đối với văn chương Việt Nam.
(Xem: 3227)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 3601)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 20692)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 9644)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 11000)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 9752)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 13377)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 32820)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 22078)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 27562)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 24942)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 23852)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 21932)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 19531)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 20878)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 18316)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 17234)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 27049)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 34238)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 36161)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,