VŨ THƯ HIÊN - Ông Giê Su Khốn Khổ Ở Phố Hàng Thuốc Bắc

08 Tháng Hai 20222:22 CH(Xem: 6905)
VŨ THƯ HIÊN - Ông Giê Su Khốn Khổ Ở Phố Hàng Thuốc Bắc
Bạn bè tôi thường lớn tuổi hơn tôi nhiều – thiên hạ gọi cách đánh bạn như thế là “chơi trèo”. Oan cho tôi. Những cuộc gặp gỡ tình cờ rồi thành bạn diễn ra thế nào thì nó là thế ấy. 

Tôi gặp Bùi Xuân Phái lần đầu ở cà phê vỉa hè Hàng Vôi. Nhác thấy Nguyễn Sáng và tôi đi tới, Bùi Xuân Phái nâng chén cà phê thay lời chào.
Bùi Xuân Phái ghé vào tai Nguyễn Sáng:

- Tay nào đấy?

- Cánh ta. Chơi được.

Bùi Xuân Phái chìa tay cho tôi. Chúng tôi trở thành bạn từ hôm ấy.

Cao, mảnh khảnh, da trắng xanh, gương mặt hao hao tượng Chúa Cứu Thế làm ra biệt danh: Ông Giê-Su Khốn Khổ ở Phố Hàng Thuốc Bắc.
Ông Giê Su thì xong rồi, nhưng khốn khổ thì phải có chút giải thích.

Chả cứ tôi, mọi người đều biết Bùi Xuân Phái  có một đam mê không giống ai: những mái nhà phố cổ. Chúng còn lại nguyên vẹn từ những năm xa xưa của đất kinh kỳ với ngói âm dương được nung trong những lò dân dã. Anh vẽ rất nhiều những mái nhấp nhô ấy. Chúng  cao thấp không đều, nhưng tất cả đều nâu sậm. Những bức tranh rồi mang một tên chung: Phố Phái.

Chẳng ai bắt gặp, dù chỉ một lần, Bùi Xuân Phái đứng sau giá vẽ ở đâu đó. Anh không bao giờ sao chép cảnh vật. Anh la cà khắp các phố xưa, ngắm chúng, nhập tâm chúng, rồi khi nổi hứng mới đưa chúng lên khung vải, mảnh gỗ hoặc bất cứ vật liệu nào rơi vào tay, kể cả vỏ bao thuốc lá. 

Cách Bùi Xuân Phái vẽ gần với trường phái quốc hoạ Trung Hoa. Gần thôi, chứ không giống. Tề Bạch Thạch vẽ tôm sau khi ngắm chúng phóng, chúng búng, chúng lượn lờ chán chê mê mỏi trong chậu, trong thau. Ngựa của Từ Bi Hồng phi nước đại trong tranh cũng là sau nhiều ngày nhiều giờ ông dõi theo những chiến mã tung vó trên thao trường cho đến khi chúng hằn vào vô thức mới cầm lấy cây cọ. Ngựa của Từ Bi Hồng bị các nhà sinh vật học phê phán: phi thế là sai cách, ngựa không hề phi như vậy. Họ không biết Tề Bạch Thạch đã tóm tắt về nghệ thuật trong một truyền ngôn bất hủ: “Nghệ thuật là vừa giống vừa không giống. Giống quá là mị đời. Không giống là dối đời.”

Gọi anh là Ông Giê Su Khốn Khổ bạn bè không có ý xúc phạm ai - cả anh cả Chúa. Biệt danh ấy chỉ là một liên tưởng bất giác. Chứ Bùi Xuân Phái hoàn toàn không để ý tới bộ diện của mình. Anh phớt lờ mọi cái nhìn của thiên hạ. 

Tôi từng được ngồi đối ẩm với Bùi Xuân Phái không phải một lần trên cái gác xép chỉ có thể ngồi không thể đứng. Thứ gác xép này có nhiều trong thời gian ấy. Nó tăng diện tích ở, nhưng với Bùi Xuân Phái nó là giang sơn riêng của anh, ở đấy anh vẽ, anh tiếp khách, anh nghỉ ngơi, anh suy tưởng. Bàn trà của anh, tôi nhớ, nhưng không biết gọi nó bằng tên gì – một cái chõng tre liliput, trên đó có đủ ấm và chén cọc cạch, chúng không có họ hàng với bàn trà đủ bộ Thế Đức gan gà của Nguyễn Tuân

- Tranh của tôi là tranh úp mặt vào tường, ông ạ – Bùi Xuân Phái tư lự vươn tay về phía những bức tranh xếp xộc xệch cái to lẫn cái nhỏ, to nhất thì bằng cái bảng đen tự tạo của tôi trong tuổi học trò, nghĩa là không cùng cỡ với tranh treo tường ở những nhà sang - Chúng làm sao có thể chường mặt ra trong những cuộc triển lãm hay những ga-lê-ri.

Tôi gật. Tôi thở dài.

- Mình không có tiền để làm tranh to – anh nói – To không đồng nghĩa với đẹp. 

Ông Giê Su này khốn khổ thật sự, thiên hạ không ngoa.

- Hoạ sĩ là cái gì? – anh tâm sự - Nó là thằng câm. Nó chỉ biết nói bằng đường nét, bằng màu sắc. Thiên hạ hiểu nó muốn nói gì là qua cái ấy. Chỉ qua một cái ấy mà thôi.   

 Viết về tranh Bùi Xuân Phái là việc của những nhà phê bình hội hoạ, cả quan phương lẫn dân phương. Không phải tôi. Tốt nhất là không viết.

 Hoạ sĩ nào mà chẳng muốn tạo ra phong cách riêng, dấu ấn của riêng mình. Nhưng không phải cứ muốn là được. Tôi có vài bạn hoạ sĩ chẳng được ai nhắc đến. Họ bị dòng thời gian cuốn trôi tận đẩu tận đâu, nói tóm lại – vô tăm tích.

Người không màng đến thời gian, không thèm để ý tới sự khen chê của thiên hạ, chỉ làm theo ý thích dẫn dắt thì còn lại. Một trong những người như thế là Bùi Xuân Phái.   

Một hôm, trà lá xong xuôi, anh giúi vào tay tôi một bức:

- Cái này ông cầm về.

Tôi giãy nảy:

- Không. Tôi không nhận đâu. Đã không có tiền mua sơn mua toan biếu ông mà lại nhận tranh ông cho thì tôi là cái thằng nào?
- Cứ lấy đi. Coi như một kỷ niệm.

Đó là một bức tranh nhỏ với hai nhân vật được cách điệu hoá – một nam một nữ đang múa. Nhìn tranh mà nghe thấy trống phách.
Tôi không lấy là không lấy. Tôi là thằng có lương tâm. Tôi làm báo, lương còi cọc, chưa hết tháng đã hết tiền. Tôi viết như bổ củi, hết bài này đến bài khác, ký tên này tên khác, có tờ giữ hẳn mục xảo thuật trong phim.

Bùi Xuân Phái sống lâu hơn cái chết của mình. Bằng chứng là tranh của anh được các nhà sưu tập săn lùng, coi như của cực quý. Tranh nhái Bùi Xuân Phái nhiều vô số kể. Mà cũng giống lắm, mới chết. Người mua tranh anh phải cậy các chuyên gia hội hoạ phân biệt giùm. Nhái cũng là một nghệ thuật. Hoạ sĩ vẽ nhái phải thuộc nằm lòng phong cách của hoạ sĩ thật. Không thế làm sao nhái.

Tôi không có ý định viết về hội hoạ. Không phải lĩnh vực tôi am tường. Tôi viết về anh là viết về một nỗi nhớ bất chợt.

Những nỗi nhớ bất chợt như thế luôn xảy ra với tôi.


Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
17 Tháng Mười Một 20245:34 CH(Xem: 292)
Nét bút của người đàn ông, đã chết từ lâu.
10 Tháng Mười Một 20244:37 CH(Xem: 636)
Giải Nobel Văn học năm 2024 đã được trao cho Han Kang, một tác giả người Nam Hàn, vì "văn xuôi thơ mãnh liệt đối mặt với những chấn thương lịch sử và phơi bày sự mong manh của cuộc sống con người".
04 Tháng Mười Một 202410:41 SA(Xem: 386)
Từ lúc trung học đệ nhị cấp, tôi đã là người cọp sách chuyên nghiệp.
31 Tháng Mười 20245:51 CH(Xem: 1015)
Ở hai bên con đường một chiều đi tới miền khuất mặt, nhiều thứ đẹp lắm, chạy nhanh thở gấp thì không thấy được đâu.
31 Tháng Mười 20248:41 SA(Xem: 639)
Chỉ định ghé vào tiệm sách mua mấy chiếc bao thư và một lọ hồ dán mà ông lại lang thang giữa các quầy sách gần hai giờ đồng hồ
21 Tháng Mười 20248:22 SA(Xem: 438)
Thời đó, lũ con trai chúng tôi khoái chơi với ve sầu, dế hơn là bươm bướm.
13 Tháng Mười 20242:31 CH(Xem: 756)
Mãi mãi tôi chờ quỳnh dưới đáy hồ nước xanh trong và thơm như môi nàng.
25 Tháng Chín 20247:47 SA(Xem: 1111)
Bên bờ Đông Hồng Hải, trong buổi chiều đang chìm dần theo một Mặt Trời rất đỏ, có người trai Lebanon lặng lẽ giữa những nỗi-niềm-chung-riêng-quá-đỗi
15 Tháng Chín 20249:22 SA(Xem: 1120)
Ngược dòng. Tôi ngược dòng trận đại hồng thủy và loạt vỡ núi kinh dị trong lịch sử khí hậu Việt Nam...
07 Tháng Chín 20249:21 SA(Xem: 1234)
hãy nghĩ về những ngọt ngào thú vị ngày xưa
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 21445)
Tôi không biết phải bắt đầu từ đâu, ra sao, thế nào khi đứng trước khu rừng có quá nhiều những gốc lạ, quý? Khu rừng thuộc quyền sở hữu của người dựng thành đêm-từ-biệt…Trần.
(Xem: 16141)
Đề cập tới sự nghiệp âm nhạc giá trị của cố nhạc sĩ Phạm Đình Chương, nếu chỉ nói tới khía cạnh thơ phổ nhạc (dù cho ông được ghi nhận như một thiên tài) mà không đề cập tới những lãnh vực khác, tôi cho là một thiếu sót không thể tha thứ.
(Xem: 17802)
Tuy nhiên, thế hệ 1940-1950, cũng lại là thế hệ cung cấp cho văn chương miền Nam 20 năm, những bài thơ, những trang
(Xem: 10500)
Loạt bài của Nguyên Vũ / Vũ Ngự Chiêu được độc giả, nhất là giới quân nhân đón nhận nồng nhiệt
(Xem: 19033)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 5309)
Tôi mượn câu thơ kết trong bài 'Đêm, nhớ trăng Sài Gòn' của Du Tử Lê để làm tựa cho bài viết này, bài viết về ông: Du Tử Lê - một nhà thơ có tầm ảnh hưởng lớn đối với văn chương Việt Nam.
(Xem: 1994)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 2610)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 2382)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 23710)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 20153)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 8990)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 10086)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 9360)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 12548)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 31996)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 21639)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 26804)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 24201)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 23010)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 21149)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 19060)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 20291)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 17800)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16858)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 26115)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 33397)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 35682)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,