TRẦN YÊN HOÀ - Nhà văn Vương Trùng Dương với Phiếm và "Chiến Sĩ Cộng Hòa"

27 Tháng Hai 20224:27 CH(Xem: 4300)
TRẦN YÊN HOÀ - Nhà văn Vương Trùng Dương với Phiếm và "Chiến Sĩ Cộng Hòa"

Năm 1969, tôi thụ huấn Khóa 2,  trường Đại Học Chiến Tranh Chính Trị Đà Lạt. Ở đây, có một tạp san có tên là Đường Mới, coi như tiếng nói của Trường.

Đọc, tôi ghi nhận có một tác giả Khóa 1, tên là Trần Lư Nguyên Khanh. Tôi thấy thích  bút danh này, nhưng tôi vẫn chưa biết anh là ai. Bài tác giả viết (hình như) một bài Phiếm hay một Tạp Ghi gì đó, với văn phong nhẹ nhàng. Vì luật nhà binh ở quân trường rất khắc khe, đàn anh đàn em không được tiếp xúc với nhau (trong thời gian huấn nhục), và sau, khi đã được là sinh viên sĩ quan, sự tiếp xúc cũng giới hạn, nên đến ngày Khóa 1 mãn khóa, tôi vẫn chưa quen biết được với tác giả Trần Lư Nguyên Khanh (dù rất muốn).

Sau này qua Mỹ, theo dò tin tức bạn bè, đồng môn, biết Trần Lư Nguyên Khanh chính là nhà báo, nhà văn Vương Trùng Dương bây giờ. Anh đã thay đổi bút hiệu, lấy tên là Vương Trùng Dương, giống tên một nhân vật trong truyện kiếm hiệp của Kim Dung.

Vương Trùng Dương  làm báo, viết nhiều đề tài. Anh viết về các nhà văn, nhà thơ, nhà báo, nhạc sĩ, ca sĩ còn sống, hay đã mất, với những tình cảm thương quý. Những bài anh viết đều là những kỷ niệm đáng nhớ với nhân vật anh đang đề cập, bài viết luôn toát ra sự kính trọng đến những tài năng.

Nay, tôi muốn đề cập một Vương Trùng Dương, với Phiếm.

Năm 2004, Vương Trùng Dương xuất bản tập Phiếm: “Ngẫm Chuyện Nhân Sinh.” 

Định nghĩa chữ "Phiếm", theo tự điển tiếng Việt của Bùi Đức Tịnh biên soạn, do nhà Văn Hóa Thông Tin Việt Nam xuất bản, năm 2001, là "không mục đích, không đâu vào đâu, như là chuyện Phiếm..." Và Phiếm luận là bàn những chuyện chung chung...

Tuy vậy, sau này các người viết Phiếm thường dùng những bài Phiếm để đả kích nhau...

Vương Trùng Dương không làm những chuyện đó. Anh chỉ viết phiếm để nói chuyện xưa, rồi suy ra chuyện nay, nhất là các nhân vật trong truyện kiếm hiệp của Kim Dung, để bàn thêm về nhân tình thế thái.

 

Tuyển tập Ngẫm Chuyện Nhân Sinh đã chọn ra từ những bài xuất sắc nhất của Vương Trùng Dương trong khối lượng nhiều bài viết của anh.

 

Vương Trùng Dương ghi trong Thư Ngỏ trong "Ngẫm Chuyện Nhân Sinh" như sau:


“... Khi chọn một số bài viết in thành sách, tôi đã bỏ đi phần nào không còn phù hợp với thời gian và bổ túc đôi điều được ghi nhận thêm để khỏi mất thời gian tính.
Từ thập niên 60, chúng tôi rất thích tác phẩm của Kim Dung khi xuất hiện trên sách báo ở Sài Gòn, tuy là nhân vật hư cấu nhưng nó thoáng hiện trong khuôn mặt đời thường; trải qua năm tháng, không gian có thay đổi nhưng đôi lúc lại bắt gặp hình ảnh đó đã chuyển từ Đông sang Tây. Vì vậy, trong tác phẩm nầy, chúng tôi chọn số bài tiêu biểu liên quan đến tác phẩm của Kim Dung."


“Ngẫm Chuyện Nhân Sinh có đề cập đến vài nhân vật liên quan đến lịch sử, văn học nhưng đây không phải là tài liệu nghiên cứu mà là bài phiếm nên chỉ dẫn chứng đôi điều liên quan đến sự kiện với chủ đề bài viết cho có mạch lạc; cố gắng giữ được sự trung thực và vô tư...”

Xin đọc một đoạn Phiếm của Vương Trùng Dương trong "Ngẫm Chuyện Nhân Sinh":


GÀ NÒI, GÀ CHỌI

Thành ngữ có câu “Gà giò ngứa cựa” cũng tương tự như “Ngựa non háu đá”, “Ong non ngứa nọc” và “Dê cỏn buồn sừng” để ám chỉ kẻ còn non nớt chưa đủ bản lãnh, kinh nghiệm nhưng hiếu chiến, hung hăng, ham đối chọi, khiêu khích với đối phương.
Nhà thơ Hồ Xuân Hương đã bỡn cợt với kẻ non cơ háu đá qua hai câu thơ:

“Ong non ngứa nọc châm hoa rứa
Dê cỏn buồn sừng húc giậu thưa?”.


Thuở nhỏ thường hay tinh nghịch, nghe câu nói “Gà nhà bôi mặt đá nhau” bèn đem ra thí nghiệm dù bị những trận đòn roi nhưng cũng lén lút rủ rê bạn bè bày trò, bày trận. Lớn lên mới hiểu bôi mặt phát xuất từ đó để nói anh em, đồng liêu, đồng môn... vì sự tranh giành, xâu xé, hiếu thắn gà... nhập trận chiến làm xấu hổ lẫn nhau.

 

Và trong bài này tác giả cũng có viết ca tụng nhà báo Phan Khôi, một nhà báo xuất sắc kiên cường trong nhóm Nhân Văn Giai Phẩm, đã viết báo đã kích những cái xấu trong xã hội VN ngày đó.

 

Trong làng báo của ta có muôn vàn hính ảnh gà nòi, gà chọi. Xin đơn cử bậc tiền bối trong làng văn làng báo nước ta ngày trước như Phan Khôi (1887-1959). Là khuôn mặt lẫy lừng, thuộc loại cứng cựa, nổi tiếng nhà lý luận được mệnh danh “nhân tình của cô Logique”, có rất nhiều giai thoại về sự thẳng thắn và tính “cãi” của nhà báo tiền bối. Cây bút sắc bén, có khả năng biết rộng, nhìn xa nhưng đôi khi mang tính tự phụ, tự tôn và cố chấp, đơn thân độc hành tả xung hữu đột “chọi” khắp nơi, gây sóng gió trong làng báo Việt Nam ở tiền bán thế kỷ XX. Với cây bút độc đáo, sắc bén, hào khí như vậy nhưng không phải lúc nào cũng “gà nòi” trên trường đá, có khi cũng rơi vào tình trạng “gà chọi” bị cựa nhọn đâm ngang.
...


Đó là Phiếm của Vương Trùng Dương, khác hẳn với Phiếm của các tác giả khác. Ông viết nhẹ nhàng nhưng cũng cho ta thấy những hình ảnh đen, trắng của kiếp nhân sinh...

*

 

Với Chiến Sĩ Cộng Hòa

 

Vương Trùng Dương là một Sĩ Quan Hiện Dịch của Quân Lực Viết Nam Cộng Hòa. Tốt nghiệp Khóa 1, trường Đại Học Chiến Tranh Chính Trị,Đà Lạt, nên anh luôn ưu tư, suy nghĩ về một quân đội anh hùng đã bị bức tử (30-4-1975). Vậy nên anh đã đeo đuổi, duy trì thực hiện nguyệt san Chiến Sĩ Cộng Hòa từ mười mấy năm nay. Đây là một tờ báo giấy, mỗi tháng một kỳ, như bài phóng sự của tác giả Uyên Vũ, phỏng vấn Vương Trùng Dương trong nhật báo Người Việt như sau:

...

Người Việt: Thưa ông, còn với Chiến Sĩ Cộng Hòa bộ mới?

- Vương Trùng Dương: Thật tình không có bộ mới, bộ cũ nào cả. Đầu Tháng Ba, 2016, anh Đinh Quang Anh Thái gọi tôi, hẹn nhau ở Z Cafe, cũng tại nơi này (cười). Trước đó tôi đã biết chuyện “chuyển đổi” chủ nhân từ cơ quan ngôn luận này sang cơ quan ngôn luận khác. Tôi không quan tâm chuyện nội bộ, có chơi có chịu. Khi gặp nhau, anh Thái hỏi tôi về việc đảm trách tờ Chiến Sĩ Cộng Hòa. Tôi nói, tôi là người lính, việc duy trì và tiếp tục với tờ báo lính cũng nên, và tôi nhận lời.

Chiến Sĩ Cộng Hòa số 82, Tháng Tư, 2016, vẫn liên tục cho đến hôm nay, gần kỷ niệm 10 năm. Trang bìa 2 tờ báo cũng không có tên chủ bút, tổng thư ký gì cả. Có các bài viết tôi viết đôi dòng “Lời Tòa Soạn” ký tắt VTrD, quý độc giả lâu năm cũng đoán biết là tôi."

Như vậy, Chiến Sĩ Cộng Hòa là tờ báo giấy ít ỏi còn sót lại tại hải ngoại, Vương Trùng Dương đã duy trì thực hiện đều đặn nguyệt san Chiến Sĩ Cộng Hòa, mỗi tháng phát hành một kỳ trên toàn Hoa Kỳ. Đây là một tờ báo lính thuần túy, với những bài vở anh lựa chọn rất phong phú và lối  trình bày đẹp.

....

Vương Trùng Dương ngoài chuyện viết Phiếm, và những đề tài về khác, ông còn có kinh nghiệm lay-out sách, báo. Chủ báo đã tin tưởng giao cho anh. Ông làm rất tận tình và trách nhiệm.

Trước đây, tôi có quan niệm, những tác giả chuyên viết về truyện ngắn, truyện dài... mới  được gọi là nhà văn. Nhưng khi đọc một số bài viết của Vương Trùng Dương, tôi nghĩ anh đã bỏ hết gần cả cuộc đời để viết Phiếm và những bài ghi nhận  về các bạn văn... Tôi thấy anh xứng đáng được gọi là nhà văn lắm chứ.

Xin gởi đến nhà văn Vương Trùng Dương lòng thương kính nhất của tôi đến một đàn anh trong quân đội (anh Khóa 1, tôi Khóa 2/CTCT/Đà Lạt), và cũng là một bạn văn trong văn học.

Vài giòng tiểu sử:

Vương Trùng Dương sinh năm 1945, tên thật Trần Ngọc Dưỡng. Quê Quảng Nam - Đà Nẵng.

Viết văn dưới các bút hiệu: Vương Trùng Dương, Trần Lư Nguyễn Khanh, Hoàng Bích Yên, Vương Chân Nhân, Nhất Dương Lão Nhân, Lão Nhạc...

Xuất thân Khóa I Nguyễn Trãi, ĐH/CTCT Đà Lạt. Thới gian mới bước chân vào quân trường ông ở trong Ban Biên Tập nguyệt san Bộ Binh Thủ Đức (SVSQ Khóa 23 & 24) 1966-1967.

Năm 1990, định cư tại Hoa Kỳ, viết Chuyện Trong Tuần cho báo Saigon Times. Năm

Năm 2003, Tổng Thư Ký tờ KBC Hải Ngọai (2003-2005).

Từ năm 2000 đến 2005, phụ trách mục Tiếng Việt Mến Yêu hàng tuần vào ngày thứ Sáu trên nhật báo Người Việt.

Năm 2005, Vương Trùng Dương chủ trương tờ tuần báo Cali Weekly được một thời gian, sau đổi thành báo điện tử (nay đã không còn hoạt động).

Hiện nay Vương Trùng Dương đảm trách thực hiện tờ nguyệt san Chiến Sĩ Cộng Hòa. (một chi nhánh của báo Người Việt).

Sách đã xuất bản:

- Ngẫm chuyện nhân sinh (2004)

- Văn Nhân và Tình Sử (2015)

 

Trần Yên Hòa

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
27 Tháng Mười Một 202410:52 SA(Xem: 191)
Hạ Vi dùng lối viết lặp lại, một chữ, một nhóm chữ, nhiều lần trong một bài thơ.
12 Tháng Mười Một 20243:51 CH(Xem: 219)
Tác giả Phạm Tấn Dũng sinh năm 1961 tại Gò Nổi, làng Bảo An, xã Điện Quang, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Hội Viên Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Quảng Nam.
03 Tháng Mười Một 20249:59 SA(Xem: 226)
Là một người gốc Bình Định, ngụ cư Sài Gòn. Sống bằng nghề dạy khí công, thiền… dạy thở & thở ra thơ, quờ tay ra tranh…rượu trà ra ngụ ngôn.
05 Tháng Mười 20243:56 CH(Xem: 344)
Tôi thương ông vất vả như tôi thương tất cả những ai đeo đuổi công việc sáng tác từng nếm mùi cay đắng, thất bại, khổ đau.
22 Tháng Chín 20248:53 SA(Xem: 316)
Vừa qua họa sĩ Nguyễn Đình Thuần gọi cho biết, Cung Tích Biền mới tổ chức sinh nhật thứ 88. Mừng anh tuổi cao nhưng còn khỏe. Mong anh tiếp tục viết thêm nhiều tác phẩm “cay” hơn.
25 Tháng Tám 20246:53 SA(Xem: 437)
Thông tin từ các bạn thơ tri kỷ, “Mắt Biếc” là tập thơ cuối đời của nhà thơ Linh Phương sau những tháng ngày phải chống chọi với căn bệnh tai biến,” đến nỗi khi được tin thi phẩm này được Hội Nhà Văn cấp phép anh đã khóc trên giường bệnh!
10 Tháng Tám 20248:59 SA(Xem: 410)
Hơn ba mươi năm trở lại đây, trên các báo Việt ngữ ở hải ngoại, độc giả đã quen biết bút hiệu Vương Trùng Dương, một cây bút viết nhanh, viết đều, đủ loại,
30 Tháng Bảy 20247:18 SA(Xem: 414)
"Dòng Đời", tác phẩm thứ sáu của nhà văn Lê Lạc Giao,
18 Tháng Bảy 20246:03 CH(Xem: 474)
Vực trắng là tập thơ mới nhất của Lữ Mai gồm 54 bài thơ, được chia làm 6 phần:
02 Tháng Sáu 20245:41 CH(Xem: 794)
Chỉ trong 2 năm 2023-2024, Vũ Ngọc Giao - một cây bút nữ xứ Đà thành đã cho ra đời 4 tác phẩm,
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 21445)
Tôi không biết phải bắt đầu từ đâu, ra sao, thế nào khi đứng trước khu rừng có quá nhiều những gốc lạ, quý? Khu rừng thuộc quyền sở hữu của người dựng thành đêm-từ-biệt…Trần.
(Xem: 16141)
Đề cập tới sự nghiệp âm nhạc giá trị của cố nhạc sĩ Phạm Đình Chương, nếu chỉ nói tới khía cạnh thơ phổ nhạc (dù cho ông được ghi nhận như một thiên tài) mà không đề cập tới những lãnh vực khác, tôi cho là một thiếu sót không thể tha thứ.
(Xem: 17802)
Tuy nhiên, thế hệ 1940-1950, cũng lại là thế hệ cung cấp cho văn chương miền Nam 20 năm, những bài thơ, những trang
(Xem: 10500)
Loạt bài của Nguyên Vũ / Vũ Ngự Chiêu được độc giả, nhất là giới quân nhân đón nhận nồng nhiệt
(Xem: 19033)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 5309)
Tôi mượn câu thơ kết trong bài 'Đêm, nhớ trăng Sài Gòn' của Du Tử Lê để làm tựa cho bài viết này, bài viết về ông: Du Tử Lê - một nhà thơ có tầm ảnh hưởng lớn đối với văn chương Việt Nam.
(Xem: 1994)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 2610)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 2382)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 23710)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 20153)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 8989)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 10086)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 9360)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 12548)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 31996)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 21639)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 26804)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 24201)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 23010)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 21149)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 19060)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 20291)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 17800)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16858)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 26115)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 33397)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 35682)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,