THẬN NHIÊN - Những con rùa đã di trú về đâu?

14 Tháng Năm 20221:43 CH(Xem: 2448)
THẬN NHIÊN - Những con rùa đã di trú về đâu?


Tôi về Dallas, mấy tháng nay, kể từ khi còn mùa hè. Bạn tôi mua cho một chiếc xe đạp, mỗi sáng tôi thường đạp xe đến toà soạn, mất chừng 20 phút. Tôi mặc áo jacket có mũ trùm đầu và quấn khăn kín cổ để giữ ấm. Tôi đạp thong thả, vừa đủ ra chút mồ hôi thay cho bài thể dục để bắt đầu một ngày. Hai hôm trước, khi vừa lấy xe ra ngoài trời, một cơn gió thốc tới buốt giá, lạnh quá chịu không nổi, tôi đành dắt xe cất vào ga-ra rồi đến sở bằng xe hơi. Vậy là kết thúc màn thể dục mỗi sáng ngay vào lúc mùa thu chấm dứt. Mùa đông đến với tôi đột ngột như vậy đấy. Thật ra ở đây mùa đông đến chậm hơn, vì các tiểu bang miền Đông đã mịt mù tuyết phủ.

Chỉ còn hơn 3 tuần nữa là đến lễ Giáng sinh.

Những ngày rảnh, tôi đến chơi nhà của vợ chồng Trần Vũ – Thanh Mai, người bạn vừa đến Mỹ sau 35 năm sống ở Pháp.

Trước hiên nhà Vũ nhìn xuống là một con lạch nhỏ, nước chảy chậm, trong vắt, trong đến nỗi có thể thấy những con cá bơi lừ đừ dưới mặt nước. Con lạch có nhiều cư dân sinh sống: cá, cò trắng, vịt trời, và rùa. Vũ từng đếm được có chừng 12 con rùa cư ngụ ở con lạch này, chúng bằng cỡ cái nồi nhỏ, thường bò lên hai bên bờ phơi nắng. Là rùa, nhưng không chậm như rùa, chỉ nhác thấy bóng người là chúng nhoài mình xuống dòng nước rất nhanh, rồi biến mất dưới những hốc đá. Mấy hôm nay tôi không còn thấy bọn rùa đâu nữa, tự hỏi chúng còn đó hay đã dời đi nơi nào để tị nạn cái lạnh của mùa đông?

Vũ nấu món ăn đãi tôi. Có những món lạ mà tôi chưa từng được ăn, và Vũ cũng chưa từng nấu bao giờ. Vũ bảo anh lên youtube tìm các món nào thấy hạp, đi chợ mua đủ thứ vật liệu và gia vị, rồi mở máy vừa xem vừa nấu. Tôi hiểu rằng mình vừa là giám khảo vừa là cơ hội để Vũ thí nghiệm những thực đơn mới của anh. Tuy vậy, món nào cũng thật ngon, và tuyệt nhất là chúng tôi chưa hề trải nghiệm dấu hiệu ngộ độc.

Vũ cho tôi uống rượu Hồi của Pháp, rồi đổi qua rượu Hồi của Hy Lạp. Rượu Hồi có vị rất nồng. Hai loại của Pháp có màu vàng chanh và màu mạ xanh. Loại của Hy Lạp màu trong vắt, rót vào ly bỏ vài viên đá, khi lắc lên thì màu rượu trong vắt sẽ chuyển dần sang màu xám đục, như màu mây, như màu khói. Tôi nâng ly rượu lên ngang mặt, thấy khói từ từ cuồn cuộn dâng tràn. Chúng tôi thích rượu Hồi, vì ngoài hương vị ra thì còn vì chúng tôi đều mê văn chương của Erich Maria Remarque, ông nhà văn thường cho các nhân vật lưu lạc của mình lai rai món rượu của Van Gogh này trong tiểu thuyết.

Vũ cho tôi ăn, cho tôi uống, nhưng điều thú vị nhất là Vũ cho tôi sưởi ấm.

Đêm, Vũ đốt lò sưởi lên, chúng tôi ngồi trước ánh lửa, nhâm nhi vị rượu, và mùi khói củi thoảng ra từ lò, cả hai thứ đều hăng nồng. Nhà ở Mỹ đều có lò sưởi điện hoặc sưởi ga, nhưng ánh lửa bập bùng trong căn phòng nhỏ vẫn quyến rũ hơn nhiều, tuyệt nhất là trong những đêm ngoài trời tuyết đổ.

Vũ kể, anh tiết kiệm tiền củi bằng cách học làm tiều phu. Nghe có vẻ lạ, nhưng thật vậy đấy, Vũ làm tiều phu trong cái thành phố hiện đại đầy những cao ốc mà anh đang sống. Vũ không nuôi bò. Vũ không đánh chiếc xe lọc cọc chở đầy củi do 2 con bò kéo trên con đường nhấp nhô ổ gà ở miền thôn dã. Vũ lái xe hơi, thùng xe chất chỉ vài khúc. Khi lái xe ra ngoại ô, qua những cánh rừng hoang, thấy có cây ngã, thường thì thân cây đã khô và mục, anh ghi nhớ chỗ, rồi về nhà lấy cái cưa tay đã cùn lưỡi, trở lại rị mọ cưa thân cây thành từng đoạn ngắn vừa sức vác, chất lên xe chở về. Đậu xe dưới parking của chung cư, rồi Vũ tha từng khúc lên, sắp ngoài hiên nhà trên tầng một. Ban đầu, Vũ dùng cưa tay, sau anh hiện đại hóa công nghệ tiều phu bằng một cưa máy loại nhỏ. Nghe có vẻ dễ dàng, nhưng thật ra thì công việc này rất mệt, nhất là với người ít làm việc nặng mà bây giờ thì không còn trai trẻ. Thêm nữa, việc lấy củi này không khéo lại rất phiền phức, vì tuy là cây ngã trong rừng hoang, nhưng dường như thành phố vẫn quy định không cho lấy củi. Trong lúc đi dạo Vũ nhặt những trái thông khô bỏ vào túi áo khoác mang về, để mồi lửa. Trái thông có chất dầu, bén lửa rất nhanh. Tôi thấy người Việt rất ít dùng lò sưởi, có lẽ trừ bạn tôi ra thì chẳng có mấy ai, vì củi mua trong các siêu thị rất đắt, mà thiên hạ không đủ thơ mộng và liều lĩnh để làm tiều phu như Vũ. Tôi đã thấy Vũ ngồi chăm chú viết văn trước máy tính. Giờ, tôi nhìn Vũ, cố hình dung anh tha củi như một con kiến cần cù tha từng miếng mồi nhỏ về hang.

Đêm nào cũng vậy, ban đầu mọi câu chuyện của ba đứa chúng tôi tràn lan miên man, nhưng rồi mọi chủ đề dù có mông lung đến thế nào đi nữa thì cũng đổ về một điểm cuối: chuyện Việt Nam, hay hẹp hơn: chuyện Sài Gòn. Sài Gòn ngày xưa và Việt Nam hôm nay.

Ngồi trước lò sưởi ở Texas mà tôi lại nhớ về cái bếp lửa vùi mấy củ khoai ở một nơi xa lắc trong không gian cũng như trong thời gian: nông trường cao su Xà Bang, ở Long Khánh. Tôi kể chuyện chặt cây, đốt rừng, làm rẫy của mình thời mới lớn, vào đầu thập niên 80.

 
Vũ cũng kể về thời đoạn ấy trong đời mình, những ngày đầu côi cút và lạnh lẽo trên nước Pháp khi vừa thoát chết sau chuyến vượt biển, và chuyện trước đó, những ngày tháng bắt đầu tình yêu với Mai ở một sân trường trung học Sài Gòn.

Mai không nói, Mai ngồi yên nghe chúng tôi kể. Ngồi yên nghe là cách phát biểu của Mai.

Ừ, lạ. Sao chúng tôi ít nói, ít nhớ về Mỹ, về Pháp hơn là về Việt Nam, tuy rằng thời gian sống ở ngoài này nhiều hơn thời gian sống ở Việt Nam?

Chúng tôi thức rất khuya. Thỉnh thoảng lại khoác áo vào, mở cửa bước ra ngoài đốt thuốc lá. Đêm ở đây yên tĩnh quá. Ánh trăng lưỡi liềm phản chiếu xuống con lạch bên dưới, nước gợn lung linh.

Có vẻ như những con rùa vẫn chưa trở lại. Liệu chúng có về lại đây khi trời sang xuân không? Tôi không chắc. Tôi buồn cười với ý nghĩ thoáng qua: tình trạng của bọn chúng tôi có vẻ như cũng đâu khác lắm với tình trạng của những con rùa di trú. Có vẻ không khác, nhưng thật sự khác. Khác rất nhiều. Chắc bọn rùa sẽ trở về, khi mùa xuân, khi trời ấm lên. Còn chúng tôi thì chưa biết. Nhớ và về, với loài rùa có lẽ chỉ là một, là do sự thôi thúc bản năng. Con người thì không vậy. Con người phức tạp hơn. Tôi muốn lặp lại với các bạn mình điều tôi vừa đọc được trên Facebook:

"… nhớ Long Khánh hay Việt Nam chỉ là cái cớ. Điều thật sự chúng ta nhớ chính là Dĩ Vãng. Và điều đó thì đã vĩnh viễn mất rồi.” (*)

Thận Nhiên

13 tháng 12-2014

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
09 Tháng Tư 20249:24 SA(Xem: 285)
Mối tình dành riêng cho nàng mà tôi giữ miết ở trong lòng từ bao nhiêu năm,
02 Tháng Tư 202411:15 SA(Xem: 352)
Tôi thương Sài Gòn và thương cho chính mình, đã hư hao một chốn để về.
27 Tháng Ba 20243:59 CH(Xem: 355)
Đêm nay, có một người đàn bà ôm con bên hiên, thẫn thờ nhớ thương.
09 Tháng Ba 20244:34 CH(Xem: 557)
Người lính, ba lô trĩu vai, cắm cúi đi trong đêm.
04 Tháng Ba 202410:08 SA(Xem: 558)
Tôi gửi theo cái muỗng trả lại cho con gái tôi như lời hứa 27 năm về trước. Vật đó có thể thay cho sự có mặt của tôi không? Tôi không biết.
28 Tháng Hai 20249:43 SA(Xem: 409)
Ở nơi đâu mà núi chẳng cựa mình…
10 Tháng Hai 20248:41 SA(Xem: 827)
Vậy mà mùa xuân đã về rồi. Mùa xuân của những ngả đường cỏ non, của những ngày khởi đầu nhung lụa, của những đợt khói hương thơm ngát trong đêm Giao thừa,
27 Tháng Giêng 202410:13 SA(Xem: 687)
Dưới ánh trăng rực rỡ và đỏ như màu của máu ai, tôi thoáng thấy gương mặt em thảng thốt, vói theo cùng tiếng nhạc như một lời oán trách trăm năm.
15 Tháng Giêng 20248:59 SA(Xem: 826)
Sau mùa đông năm đó, nàng đã không quay lại KAUST.
09 Tháng Giêng 202410:11 SA(Xem: 742)
Khi anh ngẩng mặt lên thì trời đã sáng rõ. Cả bầu trời như đang cất mình lên cao cao mãi và những tia nắng đầu tiên của một mặt trời da cam rực cháy chiếu thẳng vào mắt anh.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17078)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12291)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 19021)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9197)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8362)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 623)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 996)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1187)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22483)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14027)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19192)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7911)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8826)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8509)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11074)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30727)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20823)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25522)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22918)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21743)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19804)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18064)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19262)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16928)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16120)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24520)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31964)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34939)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,