TRẦN YÊN HOÀ - Nhà Văn Cung Tích Biền với truyện ngắn "Ngoại Ô, Dĩ An và linh hồn tôi"

22 Tháng Năm 202212:37 CH(Xem: 3413)
TRẦN YÊN HOÀ - Nhà Văn Cung Tích Biền với truyện ngắn "Ngoại Ô, Dĩ An và linh hồn tôi"
 

Lần đầu tiên tôi đọc truyện ngắn của Cung Tích Biền đâu vào những năm (1965-1966?). Đó là truyện "Đường Bay Đôi Cánh Thạnh," đăng trên 3 số Nghệ Thuật 47, 48, 49... do nhà văn Mai Thảo chủ trương. Tôi thích ngay vì trong truyện có tên nhân vật  là Thạnh, giống tên bạn tôi, cũng chết trong một cuộc hành quân.

Từ đó, tên Cung Tích Biền đã ghi vào trí nhớ tôi, một nhà văn Quảng Nam viết truyện hay, tôi rất thích và ngưỡng mộ...

Đến những năm sau này, tiếp tục đọc truyện của Cung Tích Biền, xuất hiện ở nhiều nơi, như được đăng trên các nhật  báo, trên các tuần san, nguyệt san Văn Học Nghệ Thuật SG, hoặc in thành sách... Mỗi truyện trong "cõi văn chương" Cung Tích Biền, đều cho tôi nhiều cảm giác lạ, ý tưởng lạ, dù trong những đoạn viết bình thường, tác giả cũng đưa vào những ý tưởng sâu sắc, để cho chúng ta thấy một cái nhìn xa hơn, triết lý hơn về mỗi hoàn cảnh, mỗi cuộc sống.

Sau đây tôi xin giới thiệu truyện ngắn "Ngoại Ô, Dĩ An và linh hồn tôi," của Cung Tích Biền được đăng trên tuần báo Nghệ Thuật số 23, phát hành tuần lễ từ 19-3 tới 26-3, năm 1966 tại Sài Gòn, VN.

Theo một bài phỏng vấn của Mặc Lâm trên đài Á Châu Tự Do với nhà văn Cung Tích Biền ngày 28 tháng 7 năm 2008, thì "bút hiệu Cung Tích Biền xuất hiện lần đầu tiên trên tuần báo Nghệ Thuật tháng 3-1966 tại Sàigòn, với truyện ngắn Ngoại Ô, Dĩ An và Linh Hồn Tôi."

Dĩ An đây không phải là cái tên của một thành phố thuộc tỉnh Bình Dương, mà là tên một người con gái ở ngoại ô Đà Nẵng. Truyện diễn ra thời gian khoảng năm 1965 hay trước đó. Đà Nẵng có thể nói là một thành phố đón lính Mỹ vào miền Nam trước nhất.

Dĩ An, cô nữ sinh (tên gia đình gọi là Liêm) có cô em gái, là nhân vật xưng tôi trong truyện, tên là Bích Ty, và cậu em trai tên là Lâm, trong một gia đình nghèo ở ngoại ô Đà Nẵng. Hai chị em khi còn là học sinh là hai cô gái đẹp, dễ thương.

Vào đầu truyện là mẫu đối thoại giữa hai chị em, mẫu đối thoại sống sượn làm ta nghe nhói lòng:

"- Sao, mày có chịu không?

- Cái gì vậy hả chị?

- Thì ngủ với thằng cha Lớp-Bơ chớ còn gì nữa.

- Thôi, em ớn lắm chị.

- Đồ ngu, sức mà ở đó giữ trinh với tiết."

 

 Đó là lời nói của người chị, Dĩ An, nói với đứa em của mình, khi Từ một năm nay chị Dĩ An bỏ nhà ra đi hàng tháng. Mỗi lần trở về chị có tiền đưa cho mẹ tôi. Mẹ tôi hỏi chị, chị nói con đi làm sở Mỹ tận Sài Gòn.

Xã hội Việt Nam những năm 1965, 1966 và sau đó, khi quân đội Mỹ đổ bộ xuống miền Nam Việt Nam... hầu hết mọi nơi, nơi nào có lính Mỹ đóng đều có những người Việt Nam đi "làm sở Mỹ" như vậy.

"Lần này chị về nhà bảo thẳng với tôi cho ông Lớp-Bơ phá trinh lấy ba trăm đô la. Chị bảo: “Mày ở cái xóm chó ghẻ này tới già cũng không có một xu nhỏ bỏ vào hòm!”

Một người con gái con nhà nghèo, cha đạp xích lô, mẹ đi bán chè rong hằng đêm. Dù là một gia đình nghèo, nhưng là một gia đình làm ăn chân chính...

"Dĩ An là chị ruột của tôi. Năm nay chị hai mươi tuổi. Trước đây hai năm chị là một nữ sinh có nhan sắc, tính tình hiền hậu nhất trường. Ngày đó cha tôi thường nói mai sau thằng nào gặp con Liêm (Dĩ An đó) là có phúc lắm. Và cha mẹ tôi đã cho chị Dĩ An tới trường với tất cả cố gắng về vật chất của mình."

Nhưng tại sao bây giờ Dĩ An, lại trở nên hư hỏng như vậy, và càng hư hỏng, tội lỗi hơn, khi đã xúi em gái mình bán trinh có người lính Mỹ có tên Lớp-Bơ để lấy 300 đô la.

Lý do cũng dễ hiểu trong thời đại đó là:

“Em biết không, nhà mình nghèo lắm.” Chị thường nói với tôi như vậy. Năm học đệ tứ có tháng chị đứng đầu lớp. Cha tôi đạp xích lô. Ai không biết điều đó. Nhưng hầu hết ai cũng thương và kính trọng chị."

Truyện đưa đến một lý giải, tại sao hoàn cảnh nào đưa Dĩ An, cô nữ sinh mới 20 tuổi, phải ra nông nổi này? Bởi vì người tình của nàng là Lân. "Lân lớn người, học sinh đệ nhất cùng trường. Anh thi trượt hai năm. Buồn, xin vào Thủ Đức, mãn khóa về ngành Thiết giáp. Mỗi lần về phép Lân đều thăm chị. Có lần anh xin cưới chị, chị từ chối nhưng chị buồn... Một hôm Lân từ Peiku về thăm chị Dĩ An. Tình yêu nở ra mãnh liệt. Hôm lên đường đáo nhận đơn vị anh mang theo cái niềm vui chị Dĩ An đã nhận lời làm vợ chưa cưới của anh. Nhưng một tuần sau thì Lân tử trận trong một cuộc hành quân lớn. Thi hài anh Lân được chở về thành phố tràn ngập cuộc vui của gái điếm và du đãng. Lân chết trong rừng để thành phố được tiếp tục cơn động kinh của thời đại.

Vì người chồng sắp cưới tử trận nên Dĩ An buồn chán và sa vào trác táng:

Chị bắt đầu lập cái vạch nối giữa sự thất vọng cùng những cuộc trác táng. Năm đó chị tôi thi hỏng. Cha tôi đi làm được nhiều tiền, nhưng chị lại không chịu đi học nữa. Những đứa em tôi được vào học trường lớn trong thành phố. Chị Dĩ An mặc jupe. Tôi dùng dù che mỗi khi ra phố. Xuống đại lộ chúng tôi lẫn lộn trong biển người thời đại. Chúng tôi bị lôi cuốn ngấm ngầm như một người nghiện.

Thế rồi Dĩ An trượt dài vì nỗi buồn, người chồng sắp cưới đã mất trong một cuộc hành quân, Dĩ An trôi theo hoàn cảnh:

Chị Dĩ An thì không có bằng cấp. Với cái chứng chỉ đệ tứ chị chỉ được làm ở sở Mỹ nhờ một người quen bảo lãnh. Nội cái việc bảo lãnh cũng phải trả một giá quá đắt rồi. Thằng khốn nạn nói bóng gió nhưng chị Dĩ An thừa hiểu một cách cay đắng rằng: cho nó ngủ một đêm.

Làm công như chị Dĩ An sao mà nhiều tiền quá. Mẹ tôi vốn hiền từ tin ở con mình. Riêng tôi, tôi vẫn có một linh cảm chua xót về chị Dĩ An của tôi.

- Thực tình mày không chịu ngủ với thằng cha Lớp-Bơ hả? Đồ con chó, sao mày dại vậy?

Và đứa em trai tên Lâm, một lúc đã hỏi:

 “Chị Dĩ An làm đĩ hả?” Tôi không trả lời được. Em tôi gắt gỏng: “Ai đặt cho chị Liêm cái tên Dĩ An đó?” Tôi cúi mặt đi vào phòng, nước mắt ràn rụa. Em tôi bỏ đi. Buổi chiều tôi thấy nó uống la-de say mềm trong quán. Nó đập lộn với bạn bị cảnh sát bắt về đồn. Tôi đến đồn. Ông đồn trưởng nói thẳng vào mặt tôi:

- Cái gia đình này bầm dập lắm, con thì làm đĩ, thằng thì du đãng.

 

Tóm lại, cuối cùng, trong cái "xã hội tan rả" đó, đã đưa bao số phận con người, phải sa vào làm gái điếm, xì ke, ma túy...

 

Đoạn kết của truyện:

 

Chị Dĩ An vất cho mẹ tôi một chục ngàn rồi đi luôn. Hình ảnh cuối cùng của một người chị trong đời tôi như vậy đó. Tôi buồn và bắt đầu đi lang thang trong những cánh rừng thông bãi biển. Chiều nay tôi âm thầm đạp xe đến cổng một hotel mà cuộc đời chị ném sâu trong đó. Hoàng hôn xuống thành phố. Trên từng lầu thứ ba đèn sáng qua các ô cửa. Chị Dĩ An tôi trên đó. Tiếng cười điên loạn trên đó.

 

*

Cung Tích Biền đã viết nhiều truyện ngắn tương tự như vậy. Vì hoàn cảnh đất nước chiến tranh, đã tạo ra biết bao nhiêu thảm kịch, cho từng con người, từng gia đình và lan ra toàn xã hội. Với văn phong gọn, nhẹ, đối thoại đúng, thực, nên đọc rất hấp dẫn.

Cung Tích Biền tên thật Trần Ngọc Thao. Sinh ngày 8-2-1937, tại quận Thăng Bình, Quảng Nam.

Suốt hơn 65 năm cầm bút, ông khởi viết từ năm 1958 (có một thời gian khoảng 10 năm ông ngưng viết, khi còn ở VN, sau 1975), Cung Tích Biền đã xuất bản những tác phẩm như sau:

Ai Tỉnh Ai Điên, Nỗi Buồn Thắp Sáng, Nàng Tình Rỗng, Trên Ngọn Lửa,
Cõi Ngoài,
Bạch Hóa, Chim Cánh Cụt, Một Thời Lưu Lạc,Tình Yêu Mùa Ảo Ảnh, Thằng Bắt Quỷ, Cung Tích Biền Toàn Tập I, II, III, Xứ Động Vật, Mùa Xuân Cô Mơ Bay, Bạch Hóa, Nhạc Điệu Của Bầy Ong, Đành Lòng Sống Trong Phòng Đợi Của Lịch Sử, Một Thời nên Vắng Mặt.

 

(từ vietmessenger.com)

 

Xem qua những tựa đề sách, như Xứ Động Vật, Đành Lòng Sống trong phòng đợi của Lịch Sử (CTB trả lời phỏng vấn nhà thơ Lý Đợi), Một Thời Nên Vắng Mặt, ta hiểu ngay tác giả muốn  nói gì, suy nghĩ gì với nền chính trị, xã hội VN trong nước hiện tại.

Tôi đồng ý với nhận định của nhà thơ Du Tử Lê, trong tuyển tập truyện ngắn Bạch Hóa, nơi Phụ Lục 2, trang 226, về văn chương Cung Tích Biền như sau:

"Với tôi, Cung Tích Biền là một biệt lệ. Càng bước gần tuổi tám mươi, bút lực của ông càng sung mãn; với một tâm thái bát ngát minh triết, chứa chan những hồi chuông nhân bản, lai tỉnh xã hội càng lúc càng biến dạng..."

Cung Tích Biền và gia đình hiện sống tại Nam California, USA.

 

Trần Yên Hòa

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
27 Tháng Mười Một 202410:52 SA(Xem: 194)
Hạ Vi dùng lối viết lặp lại, một chữ, một nhóm chữ, nhiều lần trong một bài thơ.
12 Tháng Mười Một 20243:51 CH(Xem: 229)
Tác giả Phạm Tấn Dũng sinh năm 1961 tại Gò Nổi, làng Bảo An, xã Điện Quang, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Hội Viên Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Quảng Nam.
03 Tháng Mười Một 20249:59 SA(Xem: 270)
Là một người gốc Bình Định, ngụ cư Sài Gòn. Sống bằng nghề dạy khí công, thiền… dạy thở & thở ra thơ, quờ tay ra tranh…rượu trà ra ngụ ngôn.
05 Tháng Mười 20243:56 CH(Xem: 397)
Tôi thương ông vất vả như tôi thương tất cả những ai đeo đuổi công việc sáng tác từng nếm mùi cay đắng, thất bại, khổ đau.
22 Tháng Chín 20248:53 SA(Xem: 360)
Vừa qua họa sĩ Nguyễn Đình Thuần gọi cho biết, Cung Tích Biền mới tổ chức sinh nhật thứ 88. Mừng anh tuổi cao nhưng còn khỏe. Mong anh tiếp tục viết thêm nhiều tác phẩm “cay” hơn.
25 Tháng Tám 20246:53 SA(Xem: 473)
Thông tin từ các bạn thơ tri kỷ, “Mắt Biếc” là tập thơ cuối đời của nhà thơ Linh Phương sau những tháng ngày phải chống chọi với căn bệnh tai biến,” đến nỗi khi được tin thi phẩm này được Hội Nhà Văn cấp phép anh đã khóc trên giường bệnh!
10 Tháng Tám 20248:59 SA(Xem: 455)
Hơn ba mươi năm trở lại đây, trên các báo Việt ngữ ở hải ngoại, độc giả đã quen biết bút hiệu Vương Trùng Dương, một cây bút viết nhanh, viết đều, đủ loại,
30 Tháng Bảy 20247:18 SA(Xem: 464)
"Dòng Đời", tác phẩm thứ sáu của nhà văn Lê Lạc Giao,
18 Tháng Bảy 20246:03 CH(Xem: 519)
Vực trắng là tập thơ mới nhất của Lữ Mai gồm 54 bài thơ, được chia làm 6 phần:
02 Tháng Sáu 20245:41 CH(Xem: 797)
Chỉ trong 2 năm 2023-2024, Vũ Ngọc Giao - một cây bút nữ xứ Đà thành đã cho ra đời 4 tác phẩm,
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 21479)
Tôi không biết phải bắt đầu từ đâu, ra sao, thế nào khi đứng trước khu rừng có quá nhiều những gốc lạ, quý? Khu rừng thuộc quyền sở hữu của người dựng thành đêm-từ-biệt…Trần.
(Xem: 16145)
Đề cập tới sự nghiệp âm nhạc giá trị của cố nhạc sĩ Phạm Đình Chương, nếu chỉ nói tới khía cạnh thơ phổ nhạc (dù cho ông được ghi nhận như một thiên tài) mà không đề cập tới những lãnh vực khác, tôi cho là một thiếu sót không thể tha thứ.
(Xem: 17808)
Tuy nhiên, thế hệ 1940-1950, cũng lại là thế hệ cung cấp cho văn chương miền Nam 20 năm, những bài thơ, những trang
(Xem: 10504)
Loạt bài của Nguyên Vũ / Vũ Ngự Chiêu được độc giả, nhất là giới quân nhân đón nhận nồng nhiệt
(Xem: 19037)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 5313)
Tôi mượn câu thơ kết trong bài 'Đêm, nhớ trăng Sài Gòn' của Du Tử Lê để làm tựa cho bài viết này, bài viết về ông: Du Tử Lê - một nhà thơ có tầm ảnh hưởng lớn đối với văn chương Việt Nam.
(Xem: 2006)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 2614)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 2383)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 23715)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 20159)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 8997)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 10097)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 9363)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 12561)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 32005)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 21642)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 26815)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 24209)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 23019)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 21155)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 19060)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 20296)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 17803)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16859)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 26130)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 33409)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 35683)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,