VĨNH QUYỀN - Tôi của thời viết bút ký Huế.

28 Tháng Năm 20222:38 CH(Xem: 4352)
VĨNH QUYỀN - Tôi của thời viết bút ký Huế.
Tôi tin cái nhìn đầu tiên sau khi chào đời, ngoài mẹ, là đã bắt gặp màu xanh cây lá dẫu tôi chẳng thể nào nhớ nổi điều ấy, bởi nơi tôi sinh ra và lớn lên luôn được cây lá, hoa quả che chở, điểm tô, nuôi dưỡng. Trông ra ô cửa hay nhìn vào góc phòng đều hiện hữu màu lục bảo. Đó là khu nhà vườn trên triền đồi ngoại thành Huế. Lớn lên một chút, tôi biết tưới mát cho những gốc hoa trước khi có thể tự mình tắm táp, biết trèo cây trước khi biết cưỡi xe đạp. Thời đó đồ chơi công nghiệp hiếm lắm, tôi tự chế những thứ ưa thích với nguồn nguyên liệu xanh dồi dào chung quanh. Bốn trái vông đồng già đen nhẫy và mảnh gỗ nhỏ đủ cho một chiếc ô-tô chạy được, miệng vừa nổ máy vừa "bóp" còi. Một khúc tre nhặt cuối vườn chẻ vót làm kiếm báu không quá khó. Hai ống hóp lồng nhau thẳng góc là khẩu tiểu liên bắn đạn hạt bời lời nổ lốp đốp đủ khiến đối phương đau chạy. Từ những trái gòn chín đen nổ bung giữa oi gắt trưa hè tôi có cả đội lính dù bay chơi vơi.

Chiếc sập gụ của thầy tôi kê sát ô cửa sổ. Nhớ những buổi trưa nằm kề bên ông thơm thoảng mùi thuốc lá. Tôi thèm đi chơi đến không ngủ được bèn lặng nhìn cành khế lão ngoài hiên sau đung đưa gần như trước mắt vói tay có thể chạm tới. Nó cũng là biểu đồ thời gian hiển thị bằng hình thái và sắc màu: run rẩy những ngọn lá xanh nõn, chi chít những chùm hoa tim tím, lúm xúm những trái non nhỏ bằng hạt lựu. Chúng lớn khá nhanh và cuối cùng lủng liểng như những chiếc lồng đèn vàng mọng. Sau này, mỗi lần trông thấy một cây khế lão, bất kỳ ở đâu, tôi lại trông thấy bóng hình thầy tôi dù loài cây nào trong khu vườn cũ đều mang hình ảnh của ông. Còn cây me cổ và phiến đá đen vuông vức đặt sát dưới gốc của nó thì lưu giữ hình ảnh của tôi trong ký ức của ông cụ khi tôi phải xa Huế. Đó là nơi tôi thường ngồi ngóng mẹ thi thoảng đến thăm, ở lại mấy hôm rồi đi, thường là khi tôi đang ngủ. Đó là nơi tôi ngồi học ngoài trời, từ tiểu học đến đại học. Trong một lần chỉnh trang sân vườn có người muốn dịch chuyển phiến đá, thầy tôi bảo cứ để yên đó, và nói ra lời về nỗi nhớ tôi, điều mà ông rất giỏi che giấu. Vậy là thầy đã yếu, tôi buồn lặng nhận ra khi nghe người ấy kể, và tôi che giấu giỏi không kém. Ông cụ mất vào những ngày tôi lang thang đâu tận Hà Nội, Hải Phòng bán những cuốn sách ế ẩm tôi viết ra và nhà xuất bản thì trả nhuận bút bằng sách. Chuyện này tôi cũng khéo giấu để thầy tôi được vui trọn với việc mân mê cuốn sách mới của đứa con duy nhất nhân lúc không ai bên cạnh, để đọc mãi không hết cái tên in trên bìa mà ông từng thôi xao chữ nghĩa mới quyết được. Chữ quyền trong tên tôi, không có nghĩa quyền lực, càng không là quyền thuật "boxing", mà chỉ là một quả cân giữa đời chênh chao. Cơn bão cay nghiệt cắt đường bắc nam, tôi không về kịp, không kịp cho cây cối trong vườn cùng tôi chịu tang như đã thầm hứa, bởi chúng là anh em của tôi. Những dải khăn sô khoác buộc lên cành lá chùng rũ sương sớm, vật vờ gió chiều sẽ nhân lên trăm lần buồn đau của tôi, đồng thời chia sẻ với tôi chính nỗi mất mát không thể bù đắp ấy.

Một bước ra khỏi vườn nhà cũng là một bước bước vào vườn Huế. Tôi luôn hình dung Huế như thể một khu vườn không bao giờ biết hết ngóc ngách. Nhưng rõ ràng chuỗi đồi thông nối nhịp hình sin xanh thắm không dứt suốt một vùng bán sơn địa là đường biên cánh cung phía tây của khu vườn ấy. Chính vì diện tích trồng thông ở Huế rất lớn và chủ yếu là loài thông hai lá, phân biệt với thông ba lá của Đà Lạt nên có hẳn tên riêng, thông Huế. Từ nghìn xưa kẻ sĩ đã yêu và tôn trọng cây thông. Trong một lễ tế giao, vua Minh Mạng sắc cho các hoàng tử theo hầu đạo ngự mỗi người trồng một cây thông tại Trai Cung, cạnh Đàn Nam Giao. Hai mươi năm sau trở lại chốn cũ, hoàng tử Miên Trinh, bấy giờ là Tuy Lý vương, nhận ra cây thông của mình. Vui vì nó kiên cường bản lĩnh thanh cao cốt cách, buồn vì bản thân không được bằng thông, vương hẹn kiếp sau hóa thành hạc bay về chung sống với thông… Trồng nhiều thông như thế hẳn người Huế cũng hướng tới một kiếp sinh tồn trường cửu vượt thoát hệ lụy nhân thế. Không chỉ đồi núi, thông còn được trồng nhiều tại các công trình kiến trúc quan trọng như hoàng thành, lăng tẩm, đền miếu, chùa chiền, nhà thờ… Làm sao phai được hình ảnh đồi thông quốc tự Từ Hiếu, đồi thông đại chủng viện Thiên An trong ký ức thời trai trẻ lứa đôi Huế. Tiếng thông reo đã hỗ trợ lời tỏ tình vụng dại, phấn thông vàng đã mang tải hạnh phúc cũng như khổ đau của những đôi tình nhân rải rắc khắp ngọn đồi xanh lá bốn mùa. Một lần dự bữa cơm chay có rượu dưới tán rừng thông Thiên An, trong ngôi nhà rường cũng là gallery mỹ thuật, tôi cứ băn khoăn tự hỏi bà chủ sang đẹp, tài hoa, đơn độc kia nghĩ gì, nhớ gì mỗi khi thấp thoáng từng đôi tóc xanh chơi trò đuổi bắt cổ điển trong rừng thông vây quanh.

Ở Huế, so với thông, phượng vĩ, bồ đề, mù u, bàng, liễu… thì ngô đồng khiêm nhường về tầng số xuất hiện. Nhưng trong ký ức tôi loài cây này có vị trí riêng. Tôi đã nhiều năm tin vào một số nhà phê bình văn học tên tuổi. Họ cười nhạo các thi sĩ tiền bối đã máy móc rập khuôn thơ Trung Hoa, rằng Việt Nam làm gì có cây ngô đồng mà vẫn thấy nó xuất hiện trong thơ. Mãi sau, khi tôi đọc tới Đại Nam nhất thống chí, mới biết không hẳn như vậy. Sách ghi có lần vua Minh Mạng nhận quà từ Quảng Đông là hai cây ngô đồng. Nhà vua thích lắm, cho trồng ở hai góc điện Cần Chánh. Nhưng điều hay là, vua muốn biết nước ta có hay không loài danh mộc này. Để trả lời câu hỏi của chính mình, vua sai biền binh cầm mẫu lá ngô đồng đi sâu vào các khu rừng tìm kiếm. Hóa ra loài cây quý phái đầy cảm hứng thi ca của Trung Hoa cũng có ở Việt Nam. Tự hào, vua Minh Mạng nhân giống ngô đồng nội địa, cho trồng tô điểm cảnh quan các cung điện, lăng tẩm. Và cuối cùng, vua Minh Mạng chọn hình tượng cây ngô đồng Việt Nam chạm khắc lên Nhân Đỉnh trong số Cửu Đỉnh đúc năm 1835. Dù được phát hiện trên diện rộng, cây ngô đồng chẳng mất đi danh phận cao quý, hoặc vẫn tàng ẩn trong rừng thâm nghiêm hoặc chỉ mọc trên đất vương giả. Vườn nhà dân gian không trồng cây ngô đồng, như một mặc định, dù không hề có sắc chỉ cấm kỵ.

Đầu năm nhất đại học văn khoa, bị dẫn dụ bởi “ngô đồng nhất diệp lạc, thiên hạ cộng tri thu”, vào một thoáng thu (Huế không có hẳn mùa), tôi lên đường dã ngoại ngắm ngô đồng trút lá vàng. Thất vọng, những cây ngô đồng tôi gặp chẳng gây ấn tượng gì, không kỳ vĩ hình thể, cũng chẳng lung linh sắc màu. Đem chuyện ấy kể với thầy tôi, ông chỉ mỉm cười. Rồi một ngày hạ tuần tháng ba âm lịch năm sau, ông đưa tôi đến công viên Tứ Tượng bên dòng Hương, chỉ vào một cây cao thật là cao, không còn lấy một chiếc lá, chỉ toàn hoa là hoa, những chùm hoa tím phớt hồng chi chít mơ hồ trong sương trắng cuối xuân. Đó là thời khắc mãn khai cái đẹp ngô đồng.
*
Nhiều năm trước tôi đã chiết một nhành từ cây khế lão bên ô cửa sổ ngôi nhà cũ nơi thầy tôi thường nằm nghỉ trưa khi còn sống đem về trồng ở góc sân nhà tôi và từ bàn viết tôi có thể nhìn thấy nó qua ô cửa sổ nhưng không vói chạm tới được.

[ k ý ứ c x a n h / H U Ế M Ì N H / xuất & tái bản các năm 2003-2004-2006 ]

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
07 Tháng Chín 20249:21 SA(Xem: 49)
hãy nghĩ về những ngọt ngào thú vị ngày xưa
31 Tháng Tám 20248:20 SA(Xem: 99)
Ước gì có ai vẽ được linh hồn của những giọt mưa!
21 Tháng Tám 20245:08 CH(Xem: 208)
Phán quan để tập giấy trắng xuống trước mặt tôi.
14 Tháng Tám 20247:13 SA(Xem: 224)
Thành thử anh Bình Định hấp dẫn, đầu đuôi chỉ vì một lối di dân nhì nhằng.
07 Tháng Tám 20247:15 SA(Xem: 240)
Ngày tôi còn bé, chưa đến 10 tuổi, những lúc mình không phải đến trường thì mẹ tôi lại đưa tôi ra chợ suốt cả buổi
31 Tháng Bảy 20247:01 SA(Xem: 802)
Họ phải thức từ 1-2 giờ sáng; có người sớm hơn, để cùng lặng lẽ lao vào dòng sống theo từng cách riêng của mình,
24 Tháng Bảy 202410:20 SA(Xem: 295)
Chợt nghe hơi thở dịu dàng trong giai điệu thổn thức ngọt ngào mà xa vắng Je ne suis que de l'amour… Bài hát tôi từng nghe chiều nay trong quán cafe ở phố Hàng Bạc...
17 Tháng Bảy 202411:22 SA(Xem: 551)
Tôi vừa buông tay ra thì ông ngừng thở. Ông chết nhẹ nhàng như gấp lại một cuốn sách. Tính ra, ông đã để tang cho sách đúng một trăm ngày.
07 Tháng Sáu 20248:55 SA(Xem: 893)
Những ngày sau, rồi những ngày sau nữa, tôi không gặp lại anh ta. Tôi vẫn đều đặn ngồi uống cà phê chỗ công-tơ, ngồi một mình. Cà phê quán này làm như không còn ngon như trước...
30 Tháng Năm 20248:20 SA(Xem: 1825)
Khi nàng đứng dậy thì ông lão đã qua đời. Bình minh cháy đỏ ngoài cửa sổ và trong ánh sáng ban mai, khu vườn đã phủ đầy hoa tuyết ướt.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 20379)
Tôi không biết phải bắt đầu từ đâu, ra sao, thế nào khi đứng trước khu rừng có quá nhiều những gốc lạ, quý? Khu rừng thuộc quyền sở hữu của người dựng thành đêm-từ-biệt…Trần.
(Xem: 15338)
Đề cập tới sự nghiệp âm nhạc giá trị của cố nhạc sĩ Phạm Đình Chương, nếu chỉ nói tới khía cạnh thơ phổ nhạc (dù cho ông được ghi nhận như một thiên tài) mà không đề cập tới những lãnh vực khác, tôi cho là một thiếu sót không thể tha thứ.
(Xem: 17184)
Tuy nhiên, thế hệ 1940-1950, cũng lại là thế hệ cung cấp cho văn chương miền Nam 20 năm, những bài thơ, những trang
(Xem: 9877)
Loạt bài của Nguyên Vũ / Vũ Ngự Chiêu được độc giả, nhất là giới quân nhân đón nhận nồng nhiệt
(Xem: 18262)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 4740)
Tôi mượn câu thơ kết trong bài 'Đêm, nhớ trăng Sài Gòn' của Du Tử Lê để làm tựa cho bài viết này, bài viết về ông: Du Tử Lê - một nhà thơ có tầm ảnh hưởng lớn đối với văn chương Việt Nam.
(Xem: 1508)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 2032)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1925)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 23268)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 19821)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 8615)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 9624)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 9087)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11957)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 31506)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 21396)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 26307)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 23733)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 22513)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 20622)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18782)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19918)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 17529)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16659)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 25512)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 32873)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 35468)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,