LÂM VỊ THUỶ - Sao em không về làm chim thành phố

04 Tháng Sáu 20229:42 SA(Xem: 3604)
LÂM VỊ THUỶ - Sao em không về làm chim thành phố


"Một bài thơ cũ" do Lê Hoàng Tuấn Kiệt phụ trách

 

1.

Thôi bây giờ đã vào mùa hạ

Tôi xin làm trẻ thơ

Giấc ngủ trần truồng bên đồi cỏ rối…

 

Thôi bây giờ tôi giã từ em

Câu chuyện hoang đường hồi nhỏ dại

Như kẻ từ sa mạc tìm về

Như thuở nằm nôi chưa lần rửa tội

 

Thôi bây giờ tôi trả cho tôi

Những khoảng tâm hồn hoang vu, cằn cỗi

Mà đau đớn vô cùng

 

2.

Căn gác bỏ quên ly cà phê đen

Hình bóng em cuối mỗi con đường

Mang tên một hành tinh xấu số

Những gốc cây hô hào đòi lật đổ

 

Sự lỗi lầm nào đã buộc chúng ta vào nhau

Khi trời chưa mùa hạ

Khi tôi chưa là người thủy thủ già

Bới tóc người yêu trên cát

 

3.

Thôi bây giờ người đưa thư không đến nữa

Tôi sống bằng màu áo em mang

Bằng những buổi trưa đón em về ngã tư đèn xanh

đèn đỏ

Như những ngày mưa chợt đến vội vàng

Những thoáng vui làm phiền muộn

Tôi lang thang ra bờ sông

Dòng nước đen sâu hình ảnh tôi muôn đời

Vẫy những con tàu đi không trở lại

Vẫy những người đưa thư đi qua

Những kỷ niệm nhích xa mình mãi mãi

 

Bởi vì vẫn đi nên chịu một mình

Như chuyến xe lăn tròn cỏ xấu

Tôi để tôi ngồi ghế đá công viên

Chép sử đời mình đám đông dòm ngó

 

Kẻ nào dơ tay thề trên hồn mình

Kẻ nào đứng lên chửi thầm đồng loại

Sao em không về làm chim thành phố

Lệ nhỏ hai hàng khép đỉnh ngọn cây

 

4.

Này đây ngàn chuỗi ưu tư

Em bó mình tôi trước giờ tôi chết

Rồi thôi tất cả chẳng còn gì

Thềm nhà đất ẩm em chân không

Gian phòng tôi nghĩa địa

Với áo cỏ gai nụ hôn đầu cúi mặt

Tôi biết viết gì cho em

Khi những cánh thư quên đường Gia Định

Khi những cánh thư thôi về Bình Dương…

Tôi xin em một bài vọng cổ

Tôi xin em một điệu nam bình

Người tình mình ở mãi phương xa

Môi sốt hồng mệt mỏi

Mùa lạnh tái tê này

Khoe quyến rũ

 

5.

Em biết không quê hương mình

Thế hệ xưa là bóng núi

Xui lòng em giận hờn

Tôi nguyền rủa tôi

Kẻ tội đồ chứng nhân lịch sử

Em biết không khi chối bỏ cuộc đời

Tôi sẽ gọi tên em như một lời cầu cứu

Tôi sẽ gọi tên em vì tôi bơ vơ

Khi con đường phố chợ

Khi xóm bình dân những bữa cơm gia đình

Muốn khóc.

Hãy cho tôi được nắm lấy tay em

Được giữ rất lâu hai bàn tay bé nhỏ

Để nghĩ rằng quê hương chưa xa mình

Để nghĩ rằng tôi hãy còn tất cả

Ôi tình yêu và tuổi trẻ nhục nhằn

 

6.

Như mùa thu âm thầm đến muộn

Áo mỏng trời sương lồng ngực đau

Viền chỉ tay sần sượng

Tôi mua tờ báo loan tin buổi chiều

Thân thể khắc đầy những danh từ cách mạng

Em biết không.

Bởi vì chúng ta đã trưởng thành

Bởi vì chúng ta không quyền lựa chọn

Chúng nó bất công giết người khủng bố

Nên chúng ta cần đốt lửa trái tim

Nên chúng ta cần có nhau mỗi ngày

Bởi vì chúng ta cùng chung lịch sử

Bởi vì chúng ta cùng chung chặng đường.

 

7.

Vỉa phố gót chân mềm

Bụi mưa mang vào thư viện

Mỏi hơi nằm ôm sách

Tường cao tường cao mênh mông

Kẻ nào đứng lên kêu gào thảm thiết

Tự do - tự do

Cho những người đã chết

 

8.

Tôi sẽ đưa em vào quán rượu

Nhịp điệu hành hình man rợ công khai

Làm gã trai lơ phóng đãng chơi bời

Buôn bán niềm vui hắt hủi

Như người ta gỡ tấm khăn choàng nghẹt thở

Tôi đưa em ra bờ sông

Khánh Hội mồ côi Tân Thuận sình lầy

Chánh Hưng không đành thiếp mệt

 

Như người ta gỡ tấm khăn choàng nghẹt thở

 

Tôi đưa em về vườn bông trái Lái Thiêu

Ngọt bưởi Biên Hoà phù sa Bassac

Em ngủ vai tôi ngậm tròn nước mắt

Em ngủ vai tôi tiếng hát êm đềm:

- “Nhà bè nước chảy chia hai

Ai về Gia Định, Đồng Nai thì về…”

Ai về Gia Định, Đồng Nai thì về…

 

9.

Em còn nhớ không sân ga Hàng Cỏ

Năm cửa ô nghèo khổ

Ngục tù

Những tháng năm chìm Mai Lĩnh Hà Đông

Mồ hôi nước mắt

Em còn nhớ không Cống Trắng Nam Đồng

Chữ học ban đầu…

Em còn nhớ không

Em còn nhớ không.

 

Chúng nó bất công giết người khủng bố

Nên chúng ta cần đốt lửa trái tim

 

Nên chúng ta cần có nhau mỗi ngày

Bởi vì chúng ta cùng chung lịch sử

Bởi vì chúng ta cùng chung chặng đường

Như mùa xuân bé bỏng mong chờ

Như tuổi lên mười thơm hiền sữa mẹ

Tôi cũng muốn tin như em đã tin rằng phải có những tín điều

Để buộc liền chúng ta với nhau

Để buộc liền chúng ta vào xứ sở

Tôi cũng muốn tin như em đã tin rằng chỉ có tình yêu là đáng kể

Và khuôn mặt em ngời hy vọng cuối cùng

 

10.

Thôi bây giờ em khóc đi em

Như những người quen nhau ngoài phố

Những trang nhật ký buổi đầu

Không căm thù giả dối…

 

Lâm Vị Thủy

 

Nhà thơ Lâm Vị Thủy sinh vào ngày 28-4-1937 tại Nam Định. Vào Nam từ năm 1955 và lập gia đình từ năm 1960, được 2 gái 3 trai. Ông là Giáo sư Việt Văn tại một số trường tư thục tại Sài Gòn. Ông thường viết văn, làm thơ và đăng trên tạp chí Phổ Thông. Ông cũng là thành viên trong nhóm Tao Đàn Bạch Nga. Sau năm 1975, tiếp tục dạy Văn tại một số trường Trung học phổ thông (trung học đệ nhị cấp). Cuộc sống có nhiều thăng trầm, khó khăn và có thời gian ở tù trong khám Chí Hòa. Ông mất ngày 21-7-2002 vì bệnh tại ngôi nhà của mình ở khu vực Thị Nghè.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
22 Tháng Mười Một 20249:10 SA(Xem: 146)
Phan Nhự Thức, tên thật là Nguyễn Văn Minh, là một nhà thơ quen thuộc trên văn đàn Miền Nam từ trước năm 1975.
23 Tháng Bảy 20249:42 SA(Xem: 895)
Quê hương ơi, nhận giùm sợi tóc/ tình yêu ta - chuộc thế gian này.
27 Tháng Tư 20242:23 CH(Xem: 1941)
Thôi trân trọng chào em/ Mời em nhập cuộc/ Chúng mình cùng chung/ Số phận/ Con người…
29 Tháng Hai 20247:59 SA(Xem: 2238)
06 Tháng Chín 20234:39 CH(Xem: 3624)
Đỗ Long Vân sinh năm 1934 tại Hà Nội, mất tháng 8 – 1997 tại Sài Gòn, tro gởi ở Chùa Phú Nhuận Du học Pháp 1954 – Đại Học Sorbonne năm 1956
31 Tháng Bảy 20233:31 CH(Xem: 3468)
Phù Sa Lộc, tên thật là Diệp Ngọc Sơn, sinh năm 1946, tại Cầu Kè - Trà Vinh, và hiện sống tại Cần Thơ. Trước 1975, ông có thơ đăng trên một số tạp chí nổi tiếng ở miền Nam.
20 Tháng Sáu 20238:13 SA(Xem: 5208)
Hà Huyền Chi, sinh năm 1935, tại Hà Nội, tên thật là Đặng Trí Hoàn.
13 Tháng Sáu 20239:04 SA(Xem: 3547)
Huyền Chi, tên thật là Hồ Thị Ngọc Bút, sinh năm 1934 tại Từ Sơn (Bắc Ninh)
10 Tháng Năm 202310:31 SA(Xem: 3492)
Phan Ni Tấn sinh ngày 6/3/1948 tại Cần Giuộc (Long An) nhưng tuổi thơ lớn lên ở Ban Mê Thuột.
10 Tháng Tư 20234:05 CH(Xem: 4441)
Đynh Trầm Ca, tên thật là Mạc Phụ, sinh năm 1941 tại Vĩnh Điện, Điện Bàn, Quảng Nam.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 21445)
Tôi không biết phải bắt đầu từ đâu, ra sao, thế nào khi đứng trước khu rừng có quá nhiều những gốc lạ, quý? Khu rừng thuộc quyền sở hữu của người dựng thành đêm-từ-biệt…Trần.
(Xem: 16141)
Đề cập tới sự nghiệp âm nhạc giá trị của cố nhạc sĩ Phạm Đình Chương, nếu chỉ nói tới khía cạnh thơ phổ nhạc (dù cho ông được ghi nhận như một thiên tài) mà không đề cập tới những lãnh vực khác, tôi cho là một thiếu sót không thể tha thứ.
(Xem: 17802)
Tuy nhiên, thế hệ 1940-1950, cũng lại là thế hệ cung cấp cho văn chương miền Nam 20 năm, những bài thơ, những trang
(Xem: 10500)
Loạt bài của Nguyên Vũ / Vũ Ngự Chiêu được độc giả, nhất là giới quân nhân đón nhận nồng nhiệt
(Xem: 19033)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 5309)
Tôi mượn câu thơ kết trong bài 'Đêm, nhớ trăng Sài Gòn' của Du Tử Lê để làm tựa cho bài viết này, bài viết về ông: Du Tử Lê - một nhà thơ có tầm ảnh hưởng lớn đối với văn chương Việt Nam.
(Xem: 1994)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 2610)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 2382)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 23710)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 20153)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 8989)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 10086)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 9360)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 12548)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 31995)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 21639)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 26804)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 24201)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 23010)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 21149)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 19060)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 20291)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 17800)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16858)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 26115)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 33397)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 35682)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,