NGUYỄN THANH TÂM - Ai đọc thơ Xuân Diệu?

27 Tháng Sáu 20229:39 SA(Xem: 4202)
NGUYỄN THANH TÂM - Ai đọc thơ Xuân Diệu?
Trở lại thời điểm 1938, khi tập Thơ Thơ ra đời, từ góc độ thị trường, hướng đến khách hàng tiêu thụ sản phẩm văn hoá này, một câu hỏi được đặt ra: Độc giả của Xuân Diệu là ai? Câu hỏi này đặt ra khi chúng ta hình dung có một bộ phận công chúng bỏ tiền ra để mua báo, lựa chọn Phong Hóa – Ngày Nay, thơ Thế Lữ, Xuân Diệu, tiểu thuyết của Nhất Linh, Khái Hưng, Hoàng Đạo, truyện ngắn của Thạch Lam, phóng sự của Việt Sinh, Trọng Lang, kịch của Vi Huyền Đắc, Đoàn Phú Tứ,… cùng các mục văn hóa, chính trị, xã hội quan trọng khác. Khảo sát những thông tin quảng cáo trên Phong Hóa – Ngày Nay có thể giúp chúng ta hình dung về bộ phận công chúng này thay vì một điều tra xã hội học không thể thực hiện được. Ai quảng cáo? Quảng cáo cái gì? Quảng cáo như thế nào? Quảng cáo hướng đến ai? Những người trong chuỗi cung – cầu này chính là độc giả của Phong Hóa – Ngày Nay mà Xuân Diệu là người từng bước được tạo dựng để trở thành: trước hết là sản phẩm văn hoá đáp ứng nhu cầu và sau đó từng bước đại diện cho cả chuỗi – hệ thống cung – cầu này.

Từ những thông tin quảng cáo, chúng ta có thể đặt ra giả thuyết, độc giả của Xuân Diệu trước hết là thị dân. Cụ thể hơn, đó là tầng lớp tư sản đang lên, trung – thượng lưu thành thị, có tiền, có học – Tây học. Ai sẽ là người mua các trang phục tân thời của Họa sĩ – Nhà thiết kế Lemur, Lê Phổ; ai sẽ mua đất, mua nhà, mua xe hơi, mua bảo hiểm, thuê kiến trúc sư thiết kế nhà, đi hội chợ, mua son phấn, kim cương, ngọc trai, nước hoa, trang điểm, đi mĩ viện, khách sạn, nhà hát, chụp ảnh nghệ thuật, hút thuốc lá nhập khẩu, uống rượu Congac, nghe đĩa nhạc, ăn cơm Tây, khiêu vũ, học trường tư thục Thăng Long, Hoài Đức, tham gia đua xe, chơi quần vợt, du lịch, tắm biển, bận đồ bikini,… Nội dung những quảng cáo này tràn ngập trên các trang báo Phong Hóa – Ngày Nay đã giúp chúng ta hình dung về bộ phận công chúng của Xuân Diệu. Do đặc tính của lớp độc giả này: có tiền, có học, sống theo lối mới, ưa kiểu cách, trịnh trọng, đề cao sự lãng mạn, lịch duyệt,… Họ có nhu cầu thưởng thức một sản phẩm “chải chuốt” hơn. Bởi vậy, ta có thể lí giải được động cơ chỉnh sửa một số từ ngữ trong thơ Xuân Diệu từ bài thơ đầu đến khi xuất bản Thơ Thơ (Dấu vết của sự cải tạo này càng được nhìn rõ hơn nếu chúng ta xem xét giọng điệu, phong cách ngôn ngữ văn chương của Xuân Diệu từ truyện ngắn “Cái hỏa lò” – Ngày Nay, số 93, 9/1/1937 đến “Thương vay” – Ngày Nay, số 94, ngày 16/1/1937). Khi Thơ Thơ ra đời, Xuân Diệu đã chính thức trở thành người đại diện cho ngôn ngữ, văn hóa thị dân, tư sản trung lưu.

Xuân Diệu, trong chiến lược tạo dựng của Tự Lực văn đoàn là một thi sĩ lãng mạn, thi sĩ của ái tình, tuổi trẻ và ánh sáng. Câu chuyện về lãng mạn, ái tình, tuổi trẻ và ánh sáng buộc chúng ta phải hình dung ở tầm chiến lược hoạt động của Tự Lực văn đoàn. Những chủ điểm này, không gì khác chính là tâm điểm trong sứ mệnh của văn đoàn này. Từ tiểu thuyết của Nhất Linh, Khái Hưng, Hoàng Đạo, truyện ngắn của Thạch Lam đến các bài thơ của Thế Lữ, Lan Sơn, Nguyễn Văn Kiện, Xuân Diệu độc giả hôm nay sẽ nhận thấy chủ đề mà các văn thi sĩ của Phong Hóa – Ngày Nay tập trung khai thác. Tuy nhiên, dữ kiện có tính xã hội học và dường như đáng tin cậy hơn cả vẫn là những quảng cáo trên các trang báo Phong Hóa – Ngày Nay. Chú ý đến các sản phẩm quảng cáo, nội dung, ngôn ngữ quảng cáo, giả thuyết về sự tạo dựng một người phát ngôn đại diện cho tinh thần của tầng lớp thị dân, trung lưu trở nên có lí. Các quý bà, quý cô, thiếu nữ tân thời cần phải đến Mĩ viện Amy để có được hàm răng xinh, ngực nở, dùng kem dưỡng da để có làn da đẹp, tập luyện thể thao để có eo thon,… nhằm thu hút sự chú ý của đàn ông, để giữ chồng, để kiếm tìm tình yêu. Muốn giữ được hạnh phúc cần phải biết khiêu vũ. Muốn đời sống hôn nhân – tình ái được mãn nguyện phải dùng dược phòng. Muốn tiến bộ phải tham gia Hội Ánh Sáng và các chương trình xã hội khác,… Ở phạm vi hẹp, hiện diện hữu hình của ái tình là thân thể, thơ Xuân Diệu đã nói lên một cách táo bạo, thiết thực nhất những nhu cầu của bộ phận công chúng này. Xem xét các tác phẩm thơ trên Phong Hóa – Ngày Nay với chủ yếu là sáng tác của Thế Lữ, Nguyễn Văn Kiện, Lan Sơn, Vũ Đình Liên, Chế Lan Viên, Nguyễn Bính cho đến khi Với bàn tay ấy, Vì sao?, Xa cách, Đơn sơ của Xuân Diệu xuất hiện, các thực thể: đôi ngực, mái tóc, đôi vai, sóng mắt, cặp môi, đôi hàm ngọc của răng, tay trong tay,… với trạng thái ân ái (sát, kề, gần thêm nữa, quấn riết, trộn nhau,…) lần đầu tiên được thể hiện rạo rực và đắm say, gần gụi đến thế. Xét về mặt tư tưởng, ái tình trong thơ Xuân Diệu đã đi xa hơn, mạnh bạo hơn Nhất Linh, Khái Hưng, Hoàng Đạo, Thế Lữ.

Người ta không thể cam chịu như Nhung (Lạnh lùng), yêu nhau dưới bóng từ bi của Đức Phật như Tiểu Lan và Ngọc (Hồn bướm mơ tiên), cũng không thể cứ cách ngăn, lỡ dở như Loan – Dũng (Đoạn tuyệt), mộng mơ viển vông như trong thơ Thế Lữ. Chế Lan Viên quá xa lạ với cộng đồng này. Nguyễn Bính lại quê mùa quá. Chỉ có Xuân Diệu, ái tình của Xuân Diệu đã đến được với thế giới sâu kín, ẩn mật của tầng lớp thị dân, trung lưu, đang khao khát ái tình, khao khát tự do. Vẫn từ những thông tin quảng cáo, có thể nói, thuốc lậu Hồng Khê, Thanh Hà, Hưng Bình, dược phòng, hải sâm kiện thận, thuốc phòng tích, mĩ viện sửa ngực – eo Amy cho đến nước hoa Con Voi và khách sạn,… đã nói lên cụ thể phần nào nhu cầu ái tình – tình dục trong xã hội bấy giờ. Phóng sự của Việt Sinh về gái mại dâm (Hà Nội ban đêm), Trọng Lang về gái nhảy, cô đầu, nhà thổ (Hà Nội lầm than) càng giúp ta tin vào một giả thuyết về đời sống tình dục của tầng lớp thị dân. Không bàn đến phần tiêu cực, trụy lạc của tệ lậu, từ vũng tối của đời sống tinh thần – thể xác, Xuân Diệu đã nói một cách tinh tế, bằng những vần thơ bay bổng, du dương những rạo rực trong lòng người. Thơ Xuân Diệu buổi ấy làm hiện hình “Nàng thơ” trong mơ tưởng của cư dân đô thị, có tiền, sống đủ đầy, và dần biết hưởng thụ - mà trước hết là hưởng thụ đời sống cá nhân, thân thể của mình. Không gì gần gũi hơn với cá nhân bằng ái tình – tình dục. Nếu để nói về nhu cầu ấy theo ngôn ngữ của một phóng sự điều tra xã hội, người ta đã có Thạch Lam, Trọng Lang hay phóng sự - tiểu thuyết của một người ở phe đối lập – Vũ Trọng Phụng. Nhưng, lớp công chúng ấy lại ưa trang hoàng đời sống ái tình bằng những lời có cánh, bằng một thứ ngôn ngữ “chau chuốt”, lịch lãm. Vì thế, họ cần một nhà thi sĩ lãng mạn (Nhà thi sĩ lãng mạn trong Số đỏ của Vũ Trọng Phụng không phải là không có căn cước từ nhu cầu thực tế này trong xã hội – chúng tôi xin không bàn đến cuộc đối đầu giữa Vũ Trọng Phụng và Tự Lực văn đoàn).

Tự Lực văn đoàn là một “tập đoàn” (Vũ Bằng) với cả nghĩa văn hóa, chính trị và thương mại. Bởi thế, từ góc độ diễn ngôn quảng cáo, Xuân Diệu có thể được xem như một sản phẩm được tập đoàn này tạo dựng, sản xuất nhằm đáp ứng các mục đích văn hóa, chính trị, thương mại. Sự tồn tại vững mạnh, có tính chất bá chủ của Tự Lực văn đoàn trong đời sống báo chí Việt Nam những năm 30 của thế kỷ XX vừa là một điều kiện thuận lợi để tạo dựng một tượng đài – một thứ hàng hóa và qua đó tiếp tục duy trì thế lực của mình trước các đối thủ khác (Tiểu thuyết thứ Bảy, Tân Việt Nam, Ích Hữu, Loa, nhóm Tân Dân,…). Lợi ích cụ thể nhất chính là, với Xuân Diệu, tập đoàn này sẽ thu hút được đông đảo công chúng, khách hàng, hội viên (Hội Ánh Sáng), sẽ có thêm lợi nhuận thương mại, sức mạnh về chính trị và văn hóa,… qua đó thực hành tư tưởng cải cách xã hội và sâu xa hơn nữa của Tự Lực văn đoàn. Câu hỏi, “Độc giả của Xuân Diệu là ai?” hóa ra lại không dừng lại ở câu chuyện văn chương hay thương mại, mà đó là một chất vấn về hệ giá trị của một cộng đồng, một thời đoạn lịch sử. Cho đến nay, điểm nhìn này vẫn không phải đã mất đi tính hiệu quả của nó trong việc nhận diện những chuyển động của xã hội. (Nguồn FB Trạm Thơ)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
30 Tháng Mười Một 20249:07 SA(Xem: 85)
ta không lo công nghệ số sẽ bào mòn cảm xúc của con người; ta chỉ nên lo con người không biết khai thác thế mạnh của công nghệ số để làm giàu cho kiến văn, suy tưởng và cảm xúc của chính mình.
19 Tháng Mười Một 20243:45 CH(Xem: 133)
Thủy Phủ sẽ tràn đầy lòng yêu thương và vang tiếng cười khi con người hiểu biết thế nào là tâm lành và tâm thiện!
22 Tháng Mười 202411:32 SA(Xem: 473)
Tôi thấy lớp nhà văn, nhà phê bình độ tuổi trên dưới 40 hiện nay rất đáng nể, tôi tin là họ sẽ làm nên chuyện.
10 Tháng Mười 20241:03 CH(Xem: 366)
Thơ tài tình luôn luôn hiếm hoi và thường đến từ sáng tạo của những nghệ sĩ tài hoa.
26 Tháng Chín 20244:37 CH(Xem: 266)
Màu, khối, nét, bố cục, ánh sáng đã thay ông kể mãi những câu chuyện của con người.
27 Tháng Tám 202410:07 SA(Xem: 396)
Người nhạc sĩ đã gửi vào ánh sáng một tuổi thơ biết đi đứng, chạy nhảy.
21 Tháng Tám 202410:15 SA(Xem: 515)
Bài viết sau cùng của ca sĩ Quỳnh Giao
14 Tháng Tám 20245:17 CH(Xem: 398)
Đã đến lúc phải coi biên giới là một khái niệm mở, văn hóa cũng là biên giới. Mất văn hóa là mất nước.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 21332)
Tôi không biết phải bắt đầu từ đâu, ra sao, thế nào khi đứng trước khu rừng có quá nhiều những gốc lạ, quý? Khu rừng thuộc quyền sở hữu của người dựng thành đêm-từ-biệt…Trần.
(Xem: 16074)
Đề cập tới sự nghiệp âm nhạc giá trị của cố nhạc sĩ Phạm Đình Chương, nếu chỉ nói tới khía cạnh thơ phổ nhạc (dù cho ông được ghi nhận như một thiên tài) mà không đề cập tới những lãnh vực khác, tôi cho là một thiếu sót không thể tha thứ.
(Xem: 17730)
Tuy nhiên, thế hệ 1940-1950, cũng lại là thế hệ cung cấp cho văn chương miền Nam 20 năm, những bài thơ, những trang
(Xem: 10447)
Loạt bài của Nguyên Vũ / Vũ Ngự Chiêu được độc giả, nhất là giới quân nhân đón nhận nồng nhiệt
(Xem: 18967)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 5285)
Tôi mượn câu thơ kết trong bài 'Đêm, nhớ trăng Sài Gòn' của Du Tử Lê để làm tựa cho bài viết này, bài viết về ông: Du Tử Lê - một nhà thơ có tầm ảnh hưởng lớn đối với văn chương Việt Nam.
(Xem: 1976)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 2586)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 2370)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 23692)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 20138)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 8956)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 10046)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 9331)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 12505)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 31954)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 21622)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 26757)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 24170)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 22978)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 21117)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 19045)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 20266)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 17782)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16847)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 26069)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 33356)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 35668)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,