THUỴVi - Con đường mồ côi

10 Tháng Tám 20229:19 SA(Xem: 3727)
THUỴVi - Con đường mồ côi
Sau những ngày mưa, trời đất quang đãng, tôi định đi ra phố loanh quanh đâu đó cho qua một buổi sáng cuối tuần. Đột nhiên chuông cửa reo - tiếng reo từng hồi, dài, thúc giục, nôn nóng. Tôi biết không phải Nhịn, vì bạn tôi có lối gọi cửa chậm rãi lắm, kiên nhẩn đứng chờ. Tôi lấp xấp đi ra thấy một nam, một nữ đứng cạnh chiếc xe gắn máy, vừa tới gần, cô gái vội chồm sát bên cánh cổng hỏi gấp rút: “Tôi muốn gặp bà Thu” Đôi mắt tôi dừng trên mặt cô gái, ngờ ngợ: “Tôi đây” Cô gái vội vã lôi trong xách tay ra một cái gì đó, rồi thò tay qua song cửa: “Tôi là cháu ông Trung, cậu mất rồi, để món này cho bà” Tôi cầm cái gói và hỏi thật mơ hồ ngớ ngẩn: “Cô nói ông Trung sao?” Cô gái nghẹn ngào: “Dạ, cậu cháu mất hôm tuần rồi ở Pháp, bị stroke!” Tôi sửng người, lòng đau quắt, bàng hoàng… Cô gái nói gì đó rồi ra về, tôi nhìn theo, giật mình nhớ ra tôi chưa kịp hỏi thêm, định gọi, nhưng họ đi mất rồi.

Tin đến như một tia chớp. Tôi chợt hoảng kinh, như một réo gọi lay tĩnh dữ dội, tôi đi đến chỗ điện thoại, bốc lên bấm số gọi cho Vân. Tiếng bên kia nhấc máy, tôi cảm thấy cổ họng mình nghẹn cứng, nước mắt trào ra: “Alô! Vân” Nghe tiếng trả lời, tôi nói nhanh: “Trung mất rồi ” Bên kia yên lặng, sợ Vân chưa kịp hiểu, tôi nói một cách lúng túng: “Mất rồi!… stroke” Hình như không ai nghe ai nói thêm lời nào. Lát sau tôi nghe tiếng gác máy, âm thanh thật nhẹ nhưng sao khô khốc như tiếng búa gỏ trong quan tài. Tôi buông điện thoại xuống, lòng se thắt. Ngồi thật cô đơn. Chịu đựng một cái chết của một người bạn thật không dễ. Tách cà phê thật nóng cho tôi lấy lại bình tĩnh. Tôi bắt buộc phải kể lại những gì đã xảy ra trong quá khứ - dầu với ý nghĩa như thế nào đi nữa… Vân, Nhịn và tôi quen nhau khi chúng tôi còn là con gái. Trưa hôm đó, thêm một vòng khám, bước vào phòng hồi sức, tôi chú ý đến một nữ bệnh nhân nằm sấp trên giường - bỗng, tôi chạm phải tia nhìn thật lạnh lùng trên khuôn mặt đổ nghiêng trên gối, từ ánh sáng của những bóng đèn màu trắng, tôi thấy một sóng mũi cao, thon chạy dài xuống một vòng môi thật đẹp. Tôi tò mò nhìn vào bệnh án: Nguyễn Phù Vân, tai nạn xe: gãy xương tay, tổn thương vùng lưng. Khi khám vết thương cho cô, tôi yên lặng quan sát – không hiểu sao, tôi như thấy đôi mắt ấy ẩn chứa một sự sôi nổi, một đau đớn vô bờ nhưng được che dấu trong vẻ bình thản một cách thật kiêu hãnh. Trong một thành phố nhiều biến động và vô số những việc lạ lùng, là nơi cuộc sống chớp nhoáng, ào ạt, từng giờ từng phút... Đời sống bàng hoàng, thảng thốt như những tin tức về cuộc chiến mỗi ngày mỗi đè nặng lên đất nước.

Cũng chính nơi này, tôi đã chôn một mối tình để rồi không bao giờ nín khóc - Nước mắt vẫn chảy trong lặng thinh từ khi đơn vị báo tin Lễ bị rơi máy bay đâu đó trong khu rừng bạt ngàn. Đối với trường hợp mất tích, Phi đoàn rất dè dặt và không cho gia đình biết thêm gì hơn… Tôi rụng rời thất đảm, tưởng đâu trời đổ sụp trên đầu. Quá bất ngờ, tôi không tin đây là sự thật, tôi kiên nhẫn tất tả chạy ngược chạy xuôi trong vô thức, mê man trong đau khổ đi gõ cửa những người có trách nhiệm hay bạn bè cùng Phi đoàn với anh. Không một ai biết đích xác đã xảy ra chuyện gì sau khi máy bay do anh lái bị rơi xuống, mặc dù những toán tìm cứu đặc biệt cùng các phi cơ L19 kiên trì tìm kiếm. Đến đâu tôi cũng chỉ nhận được những lời an ủi, những ánh mắt thông cảm. Có khi tôi nghe phong thanh… địch bắt… khó sống… Hay những câu chuyện vô tình kể về thân phận những phi công bị bắt làm tù binh. Tôi cũng mường tượng ra anh đói lả, mình đầy thương tích, đau đớn lùi lũi trong rừng rậm mênh mông, rồi kiệt sức, ngã gục, chết, bị rữa nát cô đơn giữa đống lá mịt mù… Nghĩ tới đó, tôi quặn thắt ruột gan, chỉ muốn chết theo anh ngay tức khắc. Lúc này, những tiếng đợi anh về chỉ là những câu nói để an ủi tôi vì mọi người ai nấy đều biết rằng Lễ không có cơ hội sống và trở về - Lễ đã chết, một cái chết thật hiển nhiên và khó tránh. Một cái chết trong muôn vàn cái chết hối hả - rồi sẽ hối hả rơi vào lãng quên! Tôi chưa thể quên. Không bao giờ quên. Để được tồn tại với cuộc sống - để đợi chờ, dù trong vô vọng… Con người tôi, tâm tính tôi đột nhiên chẻ hai. Một như thờ ơ đời sống bên ngoài. Một để khóc than với anh cho đến khi cạn kiệt nước mắt. Cho nên với thái độ lạ lùng của Vân, tôi cảm thấy có cái gì đó rất gần gũi với tâm cảm của mình. Trải qua một thời gian nằm điều trị, tiếp theo những ngày Nhịn phải giúp Vân lui tới bịnh viện, ngoài những liên hệ giữa bệnh nhân và thầy thuốc chập chùng xen kẻ đan nhau. Nhịn chí tình - Vân có lối nói chuyện vừa nhẹ nhõm vừa duyên dáng thật trái với khuôn mặt khá lạnh lùng đã nối kết một tình bạn của chúng tôi từ ngày đó. Làm bạn với Vân, biết thương tật trên người Vân không phải là một tai nạn do người nào đó bất cẩn gây ra. Nhưng tôi không bao giờ hỏi. Cũng như Vân chưa hề kể. Tôi biết Vân không muốn người ta nghĩ Vân giống như phần đông những người trẻ sống lãng mạn, điên cuồng, tạo ra một tình huống trầm trọng, huyễn tưởng, vẽ cho mình một ảo tưởng đang sống trong một cuộc đời ly kỳ như tiểu thuyết. Chúng tôi quen nhau chưa lâu. Bất ngờ, cơn biến động Tháng Tư như trận hồng thủy nhận chìm cả một miền đất nước xuống tận đáy. Mọi người sống ngoi ngóp trong bất an, hoảng loạn, tuyệt vọng… Không ai còn sức sống, không ai dám than van, chỉ biết giương mắt ngơ ngác nhìn vào khoảng không mịt mù, thăm dò, khám phá một hướng để cầu lối thoát… Vân rủ chúng tôi trốn. Tôi và Nhịn nhát gan, chần chừ, lần lữa. Thế rồi, chỉ một mình Vân - ra đi. Một người con gái với cánh tay gần như bể nát - một mình - trên dặm đường trùng trùng bất trắc… Khi bóng Vân hút mất, chúng tôi bắt đầu hoang mang, thấp thỏm, chờ đợi. Vân sao rồi? Cánh hồng đã bay bổng, hay trôi nổi, vùi dập ở phương nào? Tôi tưởng tượng đến đôi bàn chân yếu ớt của Vân chạy thất thần trên bãi cát mặn chát muối cùng mồ hôi cả nước mắt và máu trong đêm tối đặc quánh, rồi tiếng súng nổ, tiếng la thất thanh… Đâu đó, những chiếc thuyền bị nhận chìm trong dòng nước xoáy… Đâu đó, những chiếc thuyền lênh đênh như những cỗ quan tài tròng trành trong nước… Dòng người lênh đênh trôi giạt như phận rong rêu, mong manh, làm mồi cho biển cả… Người đi thì biền biệt. Tôi và Nhịn và những người ở lại chịu chung một kiếp nhân sinh cùng những đắng cay tủi nhục trên chính quê hương của mình. Một buổi tối. Nhịn và tôi dành nhau săm soi một cách nôn nao từng chữ trên mảnh giấy nhàu nát báo tin Vân đã đến một nơi bình yên. Nhận đúng là nét chữ của Vân, những câu nói như mật mả chỉ riêng có ba đứa chúng tôi từng giao kết. Trái tim chúng tôi muốn vỡ ra vì nỗi vui mừng, rồi ôm nhau khóc thút thít.

Thoắt cái gần mười năm. Những cô gái ngày xưa đi lấy chồng. Còn lại một mình - mặc dù, rất nhiều lần tôi cũng mong mỏi có một tình yêu nào đó, khi đi làm về, đẩy cửa bước vào, đôi vòng tay thương yêu choàng quanh cổ… Nhưng hình bóng Lễ ở trong tôi, ở ngoài tôi - lớn quá, phủ trùm hết. Tôi không biết phải nói làm sao với Vân khi tôi và Nhịn đã gặp được Trung - người đàn ông của Vân! Người đàn ông đang yêu Vân nhưng đi cưới một người con gái khác, để trong một cơn mê điên nông nổi Vân đã lao xe xuống đường tự tìm cái chết. Tôi biết. Vân không muốn nghe lại chuyện kể về hai kẻ yêu nhau, hay nhắc lại lòng người phản trắc. Dù sao, hiện tại, Vân đã vượt qua thời tuổi trẻ cô đơn, những ngày tháng khó khăn để trở thành một người đàn bà đầy tình yêu thương với gia đình, sống tỉnh táo và cân bằng. Trung là một họa sĩ có tên tuổi trong nước từ trước giờ. Anh cũng là một họa sĩ có những tác phẩm tiếng tăm tại hải ngoại. Tôi không hiểu sao anh về làm Đặc phái viên của một tờ báo Pháp tại đây. Nghe kể, anh có vợ và một con gái nhưng chúng tôi chưa bao giờ gặp vợ con anh. Trung vẫn hay ghé nhà tôi, vì một tình bạn mới mẻ, vì một thông cảm dịu dàng, nhưng trên hết là vì anh muốn gần gũi, để tưởng nhớ một hình ảnh đã khuất dạng. Trung thường ngồi yên lặng hút thuốc nghe chúng tôi kể chuyện Vân. Nhiều lúc, anh ngồi một mình với niềm kiêu hãnh cô độc trong cơn say nhẹ nhàng nơi căn phòng từng có bóng dáng Vân, người anh yêu một thuở. Đột nhiên, Vân báo tin sẽ đến VN trong một kỳ nghỉ ngắn để giải quyết vài công việc thiết yếu gì đó của gia đình. Cảm giác thứ nhất của tôi là mừng vô kể, nhưng hình ảnh Trung vụt loé trong đầu. Tôi và Nhịn bàn hãy để họ gặp nhau? Nhưng Nhịn cương quyết lắc đầu, không phải ở phía Trung, mà Vân chưa quên mối hận lòng, không bao giờ Vân chịu gặp Trung, nếu biết có Trung, chắc chắn Vân sẽ bỏ dở công việc, trở về Mỹ tức khắc! Vân đó, gương mặt còn đẹp lắm với nụ cười thật tươi và dáng dấp xưa còn nguyên vẻ thanh tú, mặc dù trên người là đôi cánh tay không đều, cánh tay trái gầy xanh xao trên làn da trắng muốt điểm xuyết những vết thẹo dài ngắn màu đỏ còn tươi roi rói. Những ngày qua thật lẹ. Lại sắp chia tay. Tất cả bà con bạn bè ai ấy đều quyến luyến vì Vân chu đáo với từng người một. Những món thiết yếu trong những nhu cầu lớn nhỏ, những con thú nhồi bông - đồ chơi của trẻ con, đã theo một người phụ nữ mong manh vượt đại dương tới tận tay không thiếu người nào. Những món tiền được rút cạn kiệt, để đắp vá cho những ngôi nhà dột nát… Vân sống hết, sống tận tình, chắt hết, vắt hết không chừa gì lại cho mình. Đêm từ giã, chúng tôi thức với nhau. Nhịn ngâm những bài thơ một cách ngậm ngùi. Tôi vừa đàn guitar vừa ê a những tình khúc. Vân đang nhấm nháp từng ngụm rượu bỗng cất tiếng cho hay là Vân biết Trung đã từng đến ngôi nhà này, chúng tôi chưng hửng, bối rối nhưng rồi yên tâm vì giọng nói của Vân nhắc đến Trung mềm lắm, tôi thấy có cả nước mắt chực chờ rơi ra.

Đưa Vân ra phi trường, chúng tôi cứ bịn rịn chưa muốn để Vân bước vào căn phòng có hàng kiếng dày mờ đục, là hàng rào phân cách kẻ ở lại người ra đi. Tôi đưa mắt nhìn quanh, biết chắc chắn đàng kia, trong đám đông, chơi vơi một ánh mắt thương yêu đăm đắm trông theo. Tôi thấy Vân nấn ná nhìn quanh, trước khi bước vào cánh cửa. Không như trước, Trung cũng ít lui tới nhà tôi. Tôi nghĩ, có lẽ anh bận vì những cuộc triển lãm dày đặc ở đây, hay trên một đất nước nào đó. Lối vẽ mới, đột biến, vẽ một Vân rất thật trong từng bức tranh của Trung càng ngày càng thu hút, càng làm người thưởng ngoạn thích thú và là một hoạ sĩ bán được nhiều tranh nhất. Có lần tình cờ gặp Trung ngoài phố, thấy anh gầy rộc, nhưng khuôn mặt rất đàn ông kia vẫn đầy ắp tự tin. Tôi mở cửa, mặt Nhịn xanh ngắt, bước vô nhà nói thì thào Trung đã bị bắt rồi. Tôi choáng váng, tôi như người mộng du khi nghe Nhịn kể báo chí đăng tin là Trung có dính líu với một tổ chức đấu tranh. Tôi thả người xuống ghế, lòng hãi hùng vì đây là một tội chính trị rất lớn, nếu bị khép, Trung có thể bị tử hình! Chúng tôi bắt đầu bị CA kêu lên tra vấn. Dù chúng tôi thật tình không biết gì chuyện của Trung, nhưng Nhịn và tôi biết mình bị theo dỏi thường xuyên, chúng tôi cảm thấy nỗi đe dọa cứ treo trên đầu từ ngày này qua ngày khác. Những cố gắng của gia đình Trung, của bạn bè chỉ là vô vọng. Chúng tôi biết được những diễn biến rối rắm do Vân dè dặt gọi về kể lại. Ở hải ngoại những hiệp hội, những người Việt đang rầm rộ ký những thỉnh nguyện thư để cứu anh. Tờ báo anh cộng tác ráo riết bảo lãnh anh. Bộ Ngoại Giao Pháp đang thoả thuận với chính phủ Việt Nam thả Trung. Chúng tôi cứ sống phập phồng theo từng lúc có khi tin tức dường như thuận tiện, có khi dường như bế tắt. Chúng tôi sống trong mịt mù lê thê như vậy cho đến hơn một năm trời.

Cuộc thương thảo trao đổi thành công. Trung được thả, vì không muốn gây hệ lụy thêm cho những người thân quen. Nhịn và tôi không bao giờ có dịp gặp anh lần nữa. Anh về lại Pháp được vài tháng…. Nhưng, lúc nảy đây, tôi vừa được tin anh mới qua đời! Món quà Trung nhờ đứa cháu trao lại là những nỗi nhớ thương Vân. Nhưng, năm chữ Anh Chưa Hề Cưới Vợ, chắc chắn - một lần nữa, sẽ đốn người bạn gái của tôi ngã quỵ…. Ôi con đường mồ côi! (*)
_______

(*) ngắt câu thơ của Lý Thừa Nghiệp làm tựa.
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
17 Tháng Mười Một 20245:34 CH(Xem: 292)
Nét bút của người đàn ông, đã chết từ lâu.
10 Tháng Mười Một 20244:37 CH(Xem: 636)
Giải Nobel Văn học năm 2024 đã được trao cho Han Kang, một tác giả người Nam Hàn, vì "văn xuôi thơ mãnh liệt đối mặt với những chấn thương lịch sử và phơi bày sự mong manh của cuộc sống con người".
04 Tháng Mười Một 202410:41 SA(Xem: 386)
Từ lúc trung học đệ nhị cấp, tôi đã là người cọp sách chuyên nghiệp.
31 Tháng Mười 20245:51 CH(Xem: 1015)
Ở hai bên con đường một chiều đi tới miền khuất mặt, nhiều thứ đẹp lắm, chạy nhanh thở gấp thì không thấy được đâu.
31 Tháng Mười 20248:41 SA(Xem: 638)
Chỉ định ghé vào tiệm sách mua mấy chiếc bao thư và một lọ hồ dán mà ông lại lang thang giữa các quầy sách gần hai giờ đồng hồ
21 Tháng Mười 20248:22 SA(Xem: 438)
Thời đó, lũ con trai chúng tôi khoái chơi với ve sầu, dế hơn là bươm bướm.
13 Tháng Mười 20242:31 CH(Xem: 756)
Mãi mãi tôi chờ quỳnh dưới đáy hồ nước xanh trong và thơm như môi nàng.
25 Tháng Chín 20247:47 SA(Xem: 1109)
Bên bờ Đông Hồng Hải, trong buổi chiều đang chìm dần theo một Mặt Trời rất đỏ, có người trai Lebanon lặng lẽ giữa những nỗi-niềm-chung-riêng-quá-đỗi
15 Tháng Chín 20249:22 SA(Xem: 1120)
Ngược dòng. Tôi ngược dòng trận đại hồng thủy và loạt vỡ núi kinh dị trong lịch sử khí hậu Việt Nam...
07 Tháng Chín 20249:21 SA(Xem: 1234)
hãy nghĩ về những ngọt ngào thú vị ngày xưa
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 21445)
Tôi không biết phải bắt đầu từ đâu, ra sao, thế nào khi đứng trước khu rừng có quá nhiều những gốc lạ, quý? Khu rừng thuộc quyền sở hữu của người dựng thành đêm-từ-biệt…Trần.
(Xem: 16141)
Đề cập tới sự nghiệp âm nhạc giá trị của cố nhạc sĩ Phạm Đình Chương, nếu chỉ nói tới khía cạnh thơ phổ nhạc (dù cho ông được ghi nhận như một thiên tài) mà không đề cập tới những lãnh vực khác, tôi cho là một thiếu sót không thể tha thứ.
(Xem: 17802)
Tuy nhiên, thế hệ 1940-1950, cũng lại là thế hệ cung cấp cho văn chương miền Nam 20 năm, những bài thơ, những trang
(Xem: 10500)
Loạt bài của Nguyên Vũ / Vũ Ngự Chiêu được độc giả, nhất là giới quân nhân đón nhận nồng nhiệt
(Xem: 19033)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 5309)
Tôi mượn câu thơ kết trong bài 'Đêm, nhớ trăng Sài Gòn' của Du Tử Lê để làm tựa cho bài viết này, bài viết về ông: Du Tử Lê - một nhà thơ có tầm ảnh hưởng lớn đối với văn chương Việt Nam.
(Xem: 1994)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 2610)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 2382)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 23710)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 20153)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 8989)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 10086)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 9360)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 12548)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 31996)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 21639)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 26804)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 24201)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 23010)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 21149)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 19060)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 20291)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 17800)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16858)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 26115)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 33397)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 35682)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,