NGUYỄN NGỌC HẠNH - Người đi để lại nụ cười

17 Tháng Tám 202210:06 SA(Xem: 2519)
NGUYỄN NGỌC HẠNH - Người đi để lại nụ cười

                                                                      

Không biết có phải bắt đầu từ cái đêm Du Tử Lê giao lưu với bằng hữu đầy cảm xúc hôm ấy hay không mà suốt nhiều năm tôi cứ lặng thầm nghĩ đến câu chuyện tình cảm sâu nặng, tri âm của những thi nhân giữa cuộc đời này. Trong giới văn chương xưa nay biết bao điều đáng nói, ngoài tác phẩm để lại cho đời sau còn rất nhiều điều quý giá từ trong cuộc sống đời thường của họ. Tôi may mắn được gần gũi và lưu giữ những khoảnh khắc tuyệt vời ấy của không ít các nhà văn lớn mà tôi hằng ngưỡng mộ.

NguyenTrongTao-DTL-2016
Nguyễn Trọng Tạo và Du Tử Lê (Hình: Nguyễn Ngọc Hạnh)

  


Chỉ trong cái bấm máy bất chợt của đêm mưa Huế, chiếc Canon cà tàng của tôi đã lưu giữ được hình ảnh của hai nhà thơ đầy cảm xúc trước phút chia tay. Đây là một kỷ niệm sâu đậm khó quên trong buổi giao lưu Du Tử Lê và bằng hữu do Tạp chí Sông Hương, Hội Văn học nghệ thuật Thừa Thiện Huế tổ chức lúc bấy giờ. Đêm ấy, trời mưa to, nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo ôm chầm Du Tử Lê bằng tất cả tình cảm của mình, trong giây phút rung động tri âm, nụ cười của hai ông chứa chan tình bằng hữu văn chương, thật ấm áp. Ai ngờ chưa đầy ba năm sau, nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo qua đời và tấm ảnh đó được các báo trong và ngoài nước sử dụng cho những bài viết đầy xúc động về cuộc chia tay tác giả Khúc hát sông quê với người hâm mộ. Có phải chính vì cảm xúc ấy mà trong bài thơ viết riêng cho Nguyễn Trọng Tạo, nhà thơ Du Tử Lê đã gửi gắm những tri âm rất đồng điệu Sài Gòn:

không thể biết bao giờ chúng ta được gặp lại nhau?
trên quê hương, đất nước của mình.
nhưng tôi biết
chúng ta đã gặp nhau giữa trái tim Sài Gòn: chữ, nghĩa.
hàng trăm năm trước, cả nghìn năm sau.

                                              (Thơ ở Nguyễn Trọng Tạo)

Thế là không hẹn hò mà hai nhà thơ lại cùng ra đi trong một năm. Hai ông đã gặp nhau giữa trái tim chữ nghĩa một thời mà họ hết lòng lưu giữ. Đầu năm 2019, nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo chia tay Khúc hát sông quê, gần cuối năm nhà thơ Du Tử Lê cũng “bay về trời” yên nghỉ, chỉ còn thơ - ca và nụ cười bằng hữu với thi ca ở lại trần gian. Từ lâu, rất lâu rồi, Du Tử Lê luôn mang trong lòng nỗi nhớ quê bất tận. Ông đã từng mường tượng ngày qui cố hương từ lúc rời xa đất nước kia mà:

           Khi tôi chết hãy đem tôi ra biển
           đời lưu vong không cả một ngôi mồ
           vùi đất lạ thịt xương e khó rã
           hồn không đi sao trở lại quê nhà

Nhà thơ Nguyễn Thụy Kha kể lại với tôi, năm 2014, lần đầu tiên nhà thơ Du Tử Lê về thăm quê, sau khi gặp gỡ bạn bè thi hữu ở Sài Gòn, ông ra Hà Nội đến thăm nhà thơ Văn Cao, Hữu Loan, Huy Cận, Hoàng Cầm, Nguyễn Thụy Kha, Nguyễn Trọng Tạo... Nhiều buổi nói chuyện về thơ, giao lưu cùng bạn đọc yêu thích thơ của ông diễn ra sau đó. Du Tử Lê là người quan tâm đến văn học nước nhà, ông luôn tìm đọc nhiều tác phẩm của các nhà văn trong nước và dành nhiều tình cảm quý trọng với các với những người ông yêu mến... Và, chính trong những lần giao lưu cùng bằng hữu của Du Tử Lê tại Huế lần này, tôi mới có dịp được gặp nhà thơ và có nhiều kỷ niệm trong cuộc đời mình, đặc biệt được ngồi ghi chép và lưu giữ từng chi tiết những tình cảm tri âm của nhà thơ và quý giá hơn hết với tôi vẫn là nụ cười nhân hậu của hai ông trong bức ảnh này.

Thật lòng mà nói là tôi may mắn được gần với những tâm hồn lớn, cảm nhận từ lòng nhân ái, giản dị, chân tình của hai ông suốt nhiều năm từ ngày tôi mới in tập thơ đầu đời. Tôi nhớ mãi nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo khi viết một bài bình về bài thơ Viết ở Mỹ Sơn của tôi, ông lấy một bút danh xa lạ, cho đến gần 10 năm sau khi quen thân với ông, tôi mới biết tác giả đó chính là nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo. Hoặc trước ngày gặp nhà thơ Du Tử Lê, tôi được ông dành cho những lời giới thiệu trân trọng về thơ của mình trên các trang văn nghệ hải ngoại và đặc biệt được Du Tử Lê dành cho lời đề tựa trong tập thơ Phơi cơn mưa lên chiều (Nxb Hội nhà văn, 2018), đã mang lại nhiều dư âm trong lòng bạn đọc.

Tôi không có ý định viết gì nhiều về sự nghiệp văn chương nhà thơ Du Tử Lê, lại càng không dám sa đà nhiều về mình, trong bài viết này mà tôi chỉ thầm mong nhớ lại nụ cười nhân hậu của hai ông trong đêm mưa ở Huế. “Người ra đi nụ cười ở lại/ chúng ta cũng có cười với nhau/ dù không đứa nào nói một lời gì/ sợ làm loãng khói, hương cuộc nhậu?”. Đó là những câu thơ mà Du Tử Lê viết chỉ vài ngày sau khi nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo qua đời. Mới đó thôi mà giờ đây, hai ông đã dắt nhau đi về bên kia thế giới, chỉ còn lại thi-ca và nụ cười đầy nhân ái hai nhà thơ gửi lại cho những người mến mộ...

      

Tôi còn nhớ trên đường lái xe đưa vợ chồng nhà thơ Du Tử Lê từ Huế vô Đà Nẵng để gặp các bạn làm thơ trẻ, ông đã kể về tình bằng hữu vô bờ của ông với nhà văn Mai Thảo, nhiều kỷ niệm của tình bạn tri âm này vẫn luôn hiện diện trong căn phòng làm việc của ông. Nhà thơ Du Tử Lê tâm sự rằng, bây giờ các nhà văn ít quý trọng nhau như ngày xưa, đôi khi họ còn xử sự với nhau nặng nề! Có một thời tình cảm của các nhà văn gắn bó thương yêu quý trọng như một mẫu mực trong đời sống văn chương. Một lần trò chuyện với nhà thơ Nguyễn Thụy Kha, ông cho rằng: “Nhà thơ Du Tử Lê là người luôn trân trọng bạn bè văn chương đích thực. Năm 2014 khi giới thiệu tập thơ “Giỏ hoa thời mới lớn” của Du Tử Lê ở Hà Nội, ông mời tôi nói về thơ ông. Thơ Du Tử Lê vừa lãng mạn lại pha hiện đại, luôn tươi mới. Tôi đọc Du Tử Lê từ sau ngày thống nhất, nhưng mãi đến năm 2007 mới gặp được ông ở Sài Gòn trong một một cuộc mạn đàm về thơ Việt Nam. Ông Lê rất thích cuốn Văn Cao người đi dọc biển của tôi. Năm 2017, khi sang quận Cam, Hoa Kỳ, tôi gặp lại ông vẫn nụ cười nhân ái, trân trọng quý mến nhau với tình bằng hữu sâu nặng ấy. Tôi đã từng sống với bạn bè văn chương như thế. Và, tôi thấm thía lắm. Còn hôm nay, giữa một thời biến động về kinh tế kéo theo cả đạo đức, nhân cách nữa, thói vô cảm, ích kỷ càng ngày càng lớn, biết bao giờ trở lại ngày xưa như hai câu thơ của Hồng Nguyên viết về các nhà văn ngày ấy: Thức cho trắng một đêm trường/ Ngàn năm chỉ chúng mình thương chúng mình. Thời nay tình cha con, tình anh em còn bị kinh tế chi phối, huồng gì bằng hữu văn chương, bạc bẻo cũng là chuyện thường tình. Có phải cái nước mình nó thế như lời thầy Hoàng Ngọc Hiến sinh thời đã từng nói như vậy”.

Tôi đã gặp nhiều nhà thơ nổi tiếng, nhưng lúc nào họ cũng khiêm cung, thân ái với mọi người. Du Tử Lê là người như vậy, ông luôn nhỏ nhẹ từ tốn trong cư xử, nhất là đối với các bạn viết trẻ. Khác với nhiều người, tác phẩm không nhiều, viết chưa hay nhưng bất cứ nơi nào cũng cao giọng, thao thao bất tuyệt về mình. Có phải chính vì lòng nhân ái, tính nhân văn của một nhà thơ lớn mà cả trong tác phẩm và nhân cách ngoài đời của họ càng làm cho chúng ta kính yêu và ngưỡng mộ.
                                                                                                         

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
14 Tháng Sáu 20241:40 CH(Xem: 5305)
Tôi mượn câu thơ kết trong bài 'Đêm, nhớ trăng Sài Gòn' của Du Tử Lê để làm tựa cho bài viết này, bài viết về ông: Du Tử Lê - một nhà thơ có tầm ảnh hưởng lớn đối với văn chương Việt Nam.
31 Tháng Mười Hai 202310:10 SA(Xem: 1990)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
07 Tháng Mười Một 20233:47 CH(Xem: 2604)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
19 Tháng Mười 20231:33 CH(Xem: 2381)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
05 Tháng Mười 202312:00 SA(Xem: 23705)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
02 Tháng Chín 202312:00 SA(Xem: 15141)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
23 Tháng Sáu 202310:46 SA(Xem: 2443)
Luận văn Thạc Sĩ/ Chuyên ngành: Văn học Việt Nam của Vũ Thị Lê Duyên
04 Tháng Sáu 20232:03 CH(Xem: 2606)
Du Tử Lê nổi tiếng nhất với tư cách một thi sĩ.
30 Tháng Năm 20235:35 SA(Xem: 8219)
Hôm nay, một sáng nắng ấm, trời thu, Nam California, chúng tôi ngậm ngùi đưa tiễn một Nhà thơ.
10 Tháng Năm 20239:33 SA(Xem: 7902)
Sáng thứ tư 9/10/2019, thấy cái post của Hạnh Tuyền: “Ông ngoại đã lên trời”.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 21412)
Tôi không biết phải bắt đầu từ đâu, ra sao, thế nào khi đứng trước khu rừng có quá nhiều những gốc lạ, quý? Khu rừng thuộc quyền sở hữu của người dựng thành đêm-từ-biệt…Trần.
(Xem: 16135)
Đề cập tới sự nghiệp âm nhạc giá trị của cố nhạc sĩ Phạm Đình Chương, nếu chỉ nói tới khía cạnh thơ phổ nhạc (dù cho ông được ghi nhận như một thiên tài) mà không đề cập tới những lãnh vực khác, tôi cho là một thiếu sót không thể tha thứ.
(Xem: 17792)
Tuy nhiên, thế hệ 1940-1950, cũng lại là thế hệ cung cấp cho văn chương miền Nam 20 năm, những bài thơ, những trang
(Xem: 10493)
Loạt bài của Nguyên Vũ / Vũ Ngự Chiêu được độc giả, nhất là giới quân nhân đón nhận nồng nhiệt
(Xem: 19032)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 5305)
Tôi mượn câu thơ kết trong bài 'Đêm, nhớ trăng Sài Gòn' của Du Tử Lê để làm tựa cho bài viết này, bài viết về ông: Du Tử Lê - một nhà thơ có tầm ảnh hưởng lớn đối với văn chương Việt Nam.
(Xem: 1990)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 2604)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 2381)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 23705)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 20149)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 8984)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 10078)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 9354)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 12535)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 31988)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 21636)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 26796)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 24194)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 23004)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 21143)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 19058)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 20287)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 17797)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16854)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 26106)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 33389)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 35679)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,