HÀ NHẬT - Thời gian màu gì

26 Tháng Tám 20229:31 SA(Xem: 5229)
HÀ NHẬT - Thời gian màu gì

Đầu năm 1955, ngẫu nhiên đưa đẩy, tôi được học Văn với một người thầy bất ngờ: nhà văn Đoàn Phú Tứ. Chỉ có vài tháng. Tôi còn nhớ: thầy khá gầy gò nên số giờ thầy vắng cũng khá nhiều.

Cứ như một thứ nhân duyên trong đời. Nếu không có chuyện Hà Nội được giải phóng thời đó thì tôi làm gì có dịp ra Hà Nội và làm học trò nhà văn Đoàn Phú Tứ kia chứ!

Thật ra thì lúc học ở Huế, tôi đã được biết nhà văn Đoàn Phú Tứ qua bộ sách của nhà văn Vũ Ngọc Phan và quyển Thi nhân Việt Nam của nhà văn Hoài Thanh.

Đoàn Phú Tứ chủ yếu là một nhà viết kịch, đồng thời là một diễn viên kịch nói tài hoa, ở cái thời mà kịch nói là một thể loại rất mới của văn học Việt Nam.

Bỗng nhiên ông lạc vào thơ bằng một bài thơ, trước sau chỉ một bài thơ ấy: “Màu thời gian”.

Vậy mà bài thơ “đi lạc” ấy bỗng trở thành một hiện tượng. Ông được Hoài Thanh giới thiệu và bình luận bằng một thái độ trân trọng đặc biệt. Nhạc sĩ Nguyễn Xuân Khoát còn đem phổ nhạc!

Rồi “Màu thời gian” được in vào một tuyển tập có một tên chung khá lạ kỳ: Xuân Thu Nhã Tập! Để rồi cái nhóm này sẽ được gọi chung và chê bai là nhóm Xuân Thu Nhã Tập!

(Trong nhóm này có một người đồng hương của tôi: nhà thơ Nguyễn Xuân Sanh, một người sau này là thầy tôi ở đại học: giáo sư Nguyễn Lương Ngọc)

Các nhà văn nhà thơ hiện thực và cách mạng thời ấy cũng như sau này thì cho họ một tên gọi ngộ nghĩnh: nhóm thơ “hũ nút”, bởi văn chương của họ giống như cái hũ đậy kín nút!

Tất nhiên thời tôi được học với thầy, không ai dám nhắc nhở đến “bài thơ hũ nút” của thầy. Nhắc đến mà chết à?


Của đáng tội, hồi ở Huế, đọc quyển Thi nhân Việt Nam, tôi đọc rất kỹ những lời bình, cả những lời chú giải của Hoài Thanh, nhưng càng đọc thì càng không hiểu gì cả. Đúng là hũ nút mà, hiểu làm sao được!


Vậy mà số phận xô đẩy, tác giả bài thơ ấy lại trở thành thầy giáo của tôi. 


Ngày nay thì tôi hiểu được, thấm được giá trị của bài thơ, nhưng muộn quá rồi chăng ?


Bài thơ của thầy như sau

MÀU THỜI GIAN 

Sáng nay 

Tiếng chim thanh 

Trong gió xanh

Dìu vương hương ấm thoảng xuân tình

Ngàn năm không lạnh nữa Tần phi

Ta lặng dâng nàng 

Trời mây phảng phất nhuốm thời gian 

Hương thời gian thanh thanh 

Màu thời gian tím ngát 

Tóc mây một món chiếc dao vàng 

Nghìn trùng e lệ phụng quân vương 

Trăm năm tình cũ lìa không hận

Thà nép mày hoa thiếp phụ chàng

Duyên trăm năm đứt đoạn

Tình một thuở còn hương 

Hương thời gian không nồng

Hương thời gian thanh thanh 

Màu thời gian không xanh

Màu thời gian tím ngát

Sau thời gian ngắn ngủi, tôi không hề gặp lại thầy Đoàn Phú Tứ. 


Vậy mà, thật bất ngờ, hè năm ấy, đang chiến tranh, tôi có dịp đạp xe ra Hà Nội. Tranh thủ một lần rảnh việc, tôi đi xả hơi ở cái quầy bia hơi xế cửa Hội Văn Nghệ trên phố Trần Hưng Đạo. Ngày ấy, bia hơi là một thứ ơn trời, ai cũng ao ước. 


Tôi đứng xếp hàng và may mắn nhận được những hai vại bia, hí hửng bước tìm chỗ ngồi bên vỉa hè!


Thế rồi bất ngờ nhìn lên: trước mặt đúng là thầy Đoàn Phú Tứ bên cái ly vại đã cạn sạch bia. Chờ gì nữa, đưa ngay một vại bia đến trước mặt thầy, kèm theo lời tự giới thiệu mình là học trò cũ của thầy. Có lẽ thầy không nhớ chút nào cái anh chàng đen nhẻm bụi đường này từng là học trò cũ. Nhưng quan trọng gì chuyện đó. Thầy có vẻ rất khoái khi uống hết vại bia.


Tuy thế, thật may cho tôi đã có lúc gặp lại thầy, vì sau đó một thời gian, ở Quảng Bình toé lửa, tôi đọc trên một góc nhỏ một tờ báo: nhà thơ Đoàn Phú Tứ đã rời xa thế giới.


Càng may mắn hơn cho tôi, sau đó, đọc được một bài viết của một nhà văn, một học giả thì đúng hơn, nhà văn Thanh Nghị, tác giả một công trình đồ sộ: Từ điển Pháp-Việt.


Ông Thanh Nghị kể một câu chuyện có thể nói là rất kỳ lạ. Chuyện rằng:


Ngày ấy, Đoàn Phú Tứ còn trẻ măng, viết và có chân trong toà soạn một tờ báo khá lớn ở Hà Nội, trong đó có Thanh Nghị.


Không biết vì sao mà ông Đoàn bỗng mê say một cô học trò trường Nữ học Hà Nội.


Thời ấy, học trò trường Nữ học hiếm hoi lắm, toàn là con cưng nhà giàu. Cách đi đến trường của các cô ấy cũng hiếm. Mỗi ngày, ngồi trên một chiếc xe kéo, gọi là xe nhà, do một người nhà là phu xe, kéo đến tận cổng trường. Hết buổi, chiếc xe nhà đến tận cổng rồi kéo một mạch về tận nhà. Đố ai mà tiếp cận để tỏ tình! Ngày đó, màu áo của nữ sinh trường ấy là một màu đặc biệt: màu tím!


Vậy mà chàng trai Đoàn có cách của minh. Mỗi buổi chiều, trước khi có tiếng trống báo hết giờ, chàng từ toà soạn đạp xe đến đứng chờ trên hè phố, phía bên kia cổng trường. Cô gái bước lên xe nhà. Xe được kéo chạy, về phía Tây xa xa, phía các biệt thự phố Thuỵ Khuê.


Chàng trai cứ thế mà từ từ đạp xe theo sau.


Rồi xe vào cổng nhà. Cổng đóng lại. Chàng trai dựng xe bên cạnh hàng rào và chờ. Chờ mãi cho đến lúc phía cửa sổ trên gác có ánh đèn. Có lẽ cô gái đã cơm nước xong, đến lúc học bài. Cuối cùng thì ánh đèn đã tắt. Chắc cô ấy đi ngủ.


Vậy là xong, chàng trai có thể yên lòng, lên xe, đạp trở về.


Không biết bao nhiêu lần, lần nào cũng vậy.


Nhưng rồi có một lần, chờ mãi không thấy anh xe nhà đến đón, cũng không thấy cái màu tím từ sân trường bước ra.

Lại cứ chờ, lại cứ đứng im bên cổng chờ một ánh đèn.


Cuối cùng, dò hỏi thì biết tin: mỹ nhân đang ốm, mà chắc là ốm nặng.


Theo lời khuyên của bạn, trong đó Thanh Nghị, mấy người cùng đến, lấy danh nghĩa bạn bè, xin được vào thăm người ốm.


Nhìn thấy toàn những khuôn mặt trí thức, tử tế, gia đình vui lòng mời vào, rồi cho người vào phòng trong báo cho con gái biết. Chờ một lúc thì người nhà ra , xin cám ơn lòng tốt của bạn bè nhưng xin được cáo lỗi: đang ốm mệt, không thể tiếp được.


Có lẽ đúng vậy: thà nép mày hoa thiếp phụ chàng!

(Để chàng thấy ta lúc tiều tụy xấu xí thế này thì có khác chi: yêu nhau thì cũng bằng mười phụ nhau!)


Rồi không lâu sau, cô gái đẹp vĩnh viễn xa rời thế gian! 


Còn đưa lời tỏ tình với ai đây nữa?


Chỉ có bài thơ này thôi.


Không biết bài thơ này thuộc trường phái nào? Tôi chịu.

 

HÀ NHẬT (LƯƠNG DUY CÁN)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
30 Tháng Mười Một 20249:07 SA(Xem: 126)
ta không lo công nghệ số sẽ bào mòn cảm xúc của con người; ta chỉ nên lo con người không biết khai thác thế mạnh của công nghệ số để làm giàu cho kiến văn, suy tưởng và cảm xúc của chính mình.
19 Tháng Mười Một 20243:45 CH(Xem: 158)
Thủy Phủ sẽ tràn đầy lòng yêu thương và vang tiếng cười khi con người hiểu biết thế nào là tâm lành và tâm thiện!
22 Tháng Mười 202411:32 SA(Xem: 485)
Tôi thấy lớp nhà văn, nhà phê bình độ tuổi trên dưới 40 hiện nay rất đáng nể, tôi tin là họ sẽ làm nên chuyện.
10 Tháng Mười 20241:03 CH(Xem: 383)
Thơ tài tình luôn luôn hiếm hoi và thường đến từ sáng tạo của những nghệ sĩ tài hoa.
26 Tháng Chín 20244:37 CH(Xem: 278)
Màu, khối, nét, bố cục, ánh sáng đã thay ông kể mãi những câu chuyện của con người.
27 Tháng Tám 202410:07 SA(Xem: 412)
Người nhạc sĩ đã gửi vào ánh sáng một tuổi thơ biết đi đứng, chạy nhảy.
21 Tháng Tám 202410:15 SA(Xem: 534)
Bài viết sau cùng của ca sĩ Quỳnh Giao
14 Tháng Tám 20245:17 CH(Xem: 464)
Đã đến lúc phải coi biên giới là một khái niệm mở, văn hóa cũng là biên giới. Mất văn hóa là mất nước.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 21447)
Tôi không biết phải bắt đầu từ đâu, ra sao, thế nào khi đứng trước khu rừng có quá nhiều những gốc lạ, quý? Khu rừng thuộc quyền sở hữu của người dựng thành đêm-từ-biệt…Trần.
(Xem: 16141)
Đề cập tới sự nghiệp âm nhạc giá trị của cố nhạc sĩ Phạm Đình Chương, nếu chỉ nói tới khía cạnh thơ phổ nhạc (dù cho ông được ghi nhận như một thiên tài) mà không đề cập tới những lãnh vực khác, tôi cho là một thiếu sót không thể tha thứ.
(Xem: 17802)
Tuy nhiên, thế hệ 1940-1950, cũng lại là thế hệ cung cấp cho văn chương miền Nam 20 năm, những bài thơ, những trang
(Xem: 10500)
Loạt bài của Nguyên Vũ / Vũ Ngự Chiêu được độc giả, nhất là giới quân nhân đón nhận nồng nhiệt
(Xem: 19034)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 5309)
Tôi mượn câu thơ kết trong bài 'Đêm, nhớ trăng Sài Gòn' của Du Tử Lê để làm tựa cho bài viết này, bài viết về ông: Du Tử Lê - một nhà thơ có tầm ảnh hưởng lớn đối với văn chương Việt Nam.
(Xem: 1995)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 2610)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 2382)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 23710)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 20154)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 8992)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 10088)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 9360)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 12550)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 31998)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 21639)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 26805)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 24201)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 23011)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 21150)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 19060)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 20292)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 17800)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16858)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 26116)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 33399)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 35682)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,