VŨ THƯ HIÊN - Đường về, kỷ niệm với Văn Cao

24 Tháng Chín 20229:49 SA(Xem: 2160)
VŨ THƯ HIÊN - Đường về, kỷ niệm với Văn Cao
Đêm Việt Bắc vào mùa đông rất lạnh. Cái lạnh của rừng nguyên sinh không giống bất cứ cái lạnh nào. Trời hanh, khô khốc, mái nứa nổ tí tách.

Đã vận vào người tất tần tật quần áo, đắp cả chăn trấn thủ lẫn chăn sui lên mình rồi, thế mà chúng tôi vẫn run cầm cập.

Không ngủ được thì đốt lửa mà sưởi.

Chỉ cần ra khỏi nhà nhặt cành cây gãy chung quanh lán là có cả đống. Củi nỏ, nhóm dễ, chẳng mấy chốc lửa đã phừng phừng.

Chúng tôi quây vòng chung quanh đống lửa. Mặt chúng tôi bỏng rát, nhưng lưng lạnh như băng.

Từ tán lá rừng già những giọt sương tí tách rơi xuống. Sương rơi xuống lửa than kêu xèo xèo. Xác sương bay lên cuồn cuộn, ẩm và ấm.

Vào một đêm như thế, Văn Cao mơ:

“Về đây có những đồng hương cốm lúa xanh dạt dào. Bao nhiêu năm trong hội ngày mùa. Ngọn lửa chài và con sông trắng. Từng mùa trăng thu lưới trở về. Ôi quê hương yêu dấu của ta! Đường về đây…”

Cuộc kháng chiến chống Pháp không biết bao giờ mới kết thúc. Giặc đến thì chiến. Không thể không chiến. Lẽ tự nhiên là thế. Ngày về phải là ngày chiến thắng. Chẳng biết bao giờ ngày ấy sẽ đến.

Thì cứ chiến thôi.
Thì cứ mơ thôi.

Ý sáng tác ca khúc Đường Về của Văn Cao đã nảy sinh bên ánh lửa hồng trong một đêm lạnh giữa rừng bạt ngàn.

Tôi rất thích nỗi nhớ về ngọn lửa chài thấp thoáng của anh.

Ánh lửa ấy tôi cũng đã thấy, thường bùi ngùi nhớ đến.

Nhớ những chiều hôm nắng quái, chúng tôi gò mình kéo con thuyền ngược sông Cả. Nhớ tiếng sóng vỗ mạn thuyền đêm đêm ru tôi vào giấc ngủ.

Để viết ra tứ thơ ấy hẳn Văn Cao đã từng say đứ đừ thuốc lào Vĩnh Bảo trong một đêm nào đó, trên một nhà bè nào đó, nhưng còn đủ tỉnh để thấy nó le lói ở nơi xa tít tắp.

Những cảnh ấy rồi chui vào, rồi luồn vào tâm trí, trở thành nỗi nhớ khôn nguôi.

Không hiểu sao ca khúc “Đường Về” này lại mất tăm mất tích. Về sau này tôi không được gặp lại nó.

Viết về đầy đủ và xúc động về nhạc sĩ Văn Cao không ai bằng nhà thơ Trần Mạnh Hảo. Văn Cao hoàn toàn xứng đáng với những lời ngợi ca.

Văn Cao viết Đường Về ở Đồi Cọ, ngọn đồi nằm trong một vùng rừng nguyên sinh của chiến khu Việt Bắc. Đồi Cọ là một cái tên. Nó không đúng bao nhiêu với một khối đất thấp với mấy cây cọ lơ thơ.

Không có đơn đặt hàng nào cho ước mơ về sự trở về với đồng bằng. Không hề có.

Mơ là mơ, thế thôi.

Phạm Văn Khoa, giám đốc “Quốc doanh Chiếu bóng và Chụp ảnh”, tiền thân của ngành điện ảnh Việt Nam, mê tít Đường Về. Anh quyết định đưa nó vào cuốn phim Việt Nam đầu tiên có tiếng “Đại hội Chiến sĩ Thi đua Toàn quốc 1953”. Trước đó toàn phim câm. Chỉ có hình, không có tiếng.

Để làm ra tiếng cho phim, Hoàng Thái, cán bộ âm thanh, phải đánh vật với những dụng cụ năm cha ba mẹ mua từ vùng địch chiếm. Không phải vài ngày mà vài tháng. Từ âm thanh méo xẹo đến âm thanh tương đối trung thành là cả một cố gắng vượt sức người. Đêm đêm chúng tôi luôn luôn bị đánh thức bởi những tiếng nổ ùng oàng của chiến trận mà Hoàng Thái tạo ra bằng những dụng cụ chỉ có trời biết là từ cái gì.
Thời bấy giờ không có các giáo sư tiến sĩ. Chỉ có những người mê đắm một công việc nào đó rồi vùi đầu nghiên cứu nó để trở thành chuyên nghiệp. Thậm chí chẳng ai gọi họ là chuyên gia. Những nhà quay phim cũng từ những ông thợ ảnh mà nên. Trong tay họ là những máy quay tài tử Paillard Bolex 16mm. Phim chiếu không có tiếng.

Hoàng Thái đã làm ra kỳ công. Anh đã cho vào rìa phim cái đường tiếng mong ước.

Tôi không hiểu vì sao Phạm Văn Khoa lại nhất quyết cho bằng được. Đường Về vào phim này. Nó là phim tài liệu về một đại hội của những nhân vật tiêu biểu của những cuộc thi đua trong đủ mọi lĩnh vực cơ mà. Nhiệm vụ của họ là làm việc, không phải mơ ước. Lại càng không mơ ước một đường về miền xuôi với những dòng sông.

Phạm Văn Khoa muốn màn hợp xướng nhiều bè sẽ do đoàn văn công quân đội thực hiện. Thời ấy Văn công Quân đội là nhất. Người lĩnh xướng không thể là ai khác ngoài Thương Huyền. Chị là danh ca nổi tiếng. Từ địa điểm của đài Tiếng nói Việt Nam tới Đồi Cọ khá xa, toàn đường rừng, Phương tiện di chuyển duy nhất là đôi chân với dép lốp.

Chờ Thương Huyền đến, một dàn đồng ca lôm côm được thành lập. Nó gồm các ca sĩ không chuyên, không có cả tham vọng trở thành chuyên, cả chị cấp dưỡng, cả mấy anh thuyết minh của các đoàn chiếu phim lưu động.

Văn Cao bảo tôi:

- Cậu solo đi.

Solo thì solo.

Thời đầu cuộc kháng chiến chống Pháp tôi từng là cây đơn ca trong một đoàn gọi là tuyên truyền xung phong. Thời ấy những đoàn như thế có nhiều. Cũng như những đại đội độc lập rồi tiểu đoàn tập trung tự hình thành từ những chàng trai cô gái yêu nước, không do một ai ra lệnh. Ông đại tướng tổng tư lệnh thậm chí không biết đến chúng như sau này người ta thêu dệt. Những đoàn tuyên truyền xung phong ngoài mọi binh chủng tự hình thành, tự lang thang khắp chốn biểu diễn, đến nơi nào nơi ấy dựng rạp, dân nơi ấy nuôi ăn, mổ bò khao quân.

Hay dở không biết, anh em bảo hát thì tôi hát.

Được cái giọng khỏe, hồi ấy tôi hát được ở những bãi rộng. Không âm-li (ampli), không mi-cô (micro), cứ hát váng lên là xong.'

Văn công quân đội đã có mặt. Chỉ còn thiếu Thương Huyền. Dàn đồng ca cứ hát đại, cứ ráp đại, để Hoàng Thái thu thử. Tôi tiếp tục lĩnh xướng.
Thương Huyền rồi cũng đến. Tiếng hát của chị tuyệt vời. Danh ca cơ mà.

Nhưng sự lạ đã xảy ra.

Khi chọn bản ráp cho Hoàng Thái ghi âm, Văn Cao và Nguyễn Đình Toàn không chọn bản Thương Huyền hát, mà chọn bản tôi solo:

- Lấy bản này – Văn Cao nói.

Nguyễn Đình Toàn gật:

- Được đấy. Nhạc cảm tốt.

Thế là tiếng hát của tôi vào phim.

Phim còn thì tiếng hát còn.

Chuyện thật mà như bịa.

Có lạ không cơ chứ.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
07 Tháng Tư 20249:05 SA(Xem: 279)
Ngày nhỏ chúng tôi căng miệng hát một cách thích thú bài nhạc chế
27 Tháng Ba 20248:29 SA(Xem: 350)
Ai là một ví dụ có ích cho những cố gắng của các nhà văn đương đại viết tiếng Việt,
16 Tháng Hai 20244:27 CH(Xem: 881)
Cuối cùng thì, sau hơn bốn mươi năm vắng mặt, Ly Rượu Mừng của nhạc sĩ Phạm Đình Chương lại được, giờ đây, rót đầy tràn ly, trên tay mỗi người dân nước Việt, cùng nâng lên, cùng hát vang, cùng chúc vang một mùa xuân:
15 Tháng Hai 20242:26 CH(Xem: 1257)
Ngô Thế Vinh là một tên tuổi đã thành danh ngay từ trước năm 1975 tại miền Nam Việt Nam.
25 Tháng Giêng 20249:05 SA(Xem: 981)
Với tôi, Phạm Duy là Người gieo hương.
15 Tháng Mười Hai 20234:33 CH(Xem: 1047)
“Người đi qua đời tôi / Hồn lưng miền rét mướt / Đường bay đầy lá mùa / Vàng xưa đầy dấu chân / Lòng vắng như ngày tháng…”
08 Tháng Mười Hai 20239:13 SA(Xem: 1029)
Thơ bà, hòa trộn giữa nét âm trầm, sâu kín, dịu dàng của xứ Huế và nét xông xáo, cởi mở, sẵn sàng đón nhận, hóa giải nhẹ nhàng mọi vấn đề của kiểu Sài Gòn,
21 Tháng Mười Một 20239:39 SA(Xem: 1156)
Năm 1997, bố tôi, nhà thơ Trần Dần mất tại Hà Nội.
11 Tháng Mười Một 202312:00 SA(Xem: 8363)
Tôi gặp bà lúc nhà thơ Huy Cận còn tại thế. Hai lần gặp, bà như cái bóng bên cạnh chồng.
05 Tháng Mười Một 20233:49 CH(Xem: 1122)
Trong âm nhạc, Từ Công Phụng là một trong những nhạc sĩ rất đặc biệt,
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17069)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12276)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18999)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9181)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8360)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 623)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 995)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1186)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22480)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14019)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19188)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7905)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8823)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8504)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11072)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30724)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20821)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25518)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22916)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21739)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19798)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18060)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19261)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16926)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16118)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24515)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31963)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34938)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,