Ông Văn Cao vẽ đẹp, làm thơ thì tuyệt hay, nhạc thì ai cũng biết rồi. Gia đình tôi ai cũng thích ông. Dùng đúng từ thích thì mới phải, so với ký ức của tôi về ông và về bố tôi khi chưa vùng vằng bỏ đi; "thích" là vô cùng thân thương, gần gũi và yêu quý chứ không phải kính trọng lễ phép ngước lên sùng bái hay huyền bí nghiêm trọng hoá vấn đề. Cả nhà tôi không ai sống dựa vào tư liệu hay giai thoại đời ông cả. Thậm chí, mãi sau này lớn lên tôi mới có ý thức về tầm quan trọng khi ông là tác giả quốc ca. Khi bé, tôi chỉ thấy một ông già nhỏ thó, vô cùng hiền từ và cô độc. Nếu cần tìm hình ảnh biểu trưng cho một sự lặng thinh vô cực thì tôi nghĩ ngay đến ông Văn.
Mấy hôm nay, người ta nhắc nhiều đến Đàn Chim Việt, đến ý nghĩa của con số 100 năm tuổi của ông, nếu tôi nhớ không nhầm, sinh nhật ông Văn tháng 11 thì phải, còn tại sao lại có sự kiện hoành tráng này thì tôi cũng chẳng thấy cần thắc mắc. Có những người kiếm sống bằng kho tàng cuộc đời ông xưa và nay và còn lâu hơn nữa, đó là sự vĩ đại cũng như gia tài của ông để lại cho hậu thế.
Nhắc đến vụ đổi Quốc ca, tôi không thể quên được một chuyện xảy ra tại nhà tôi, khu tập thể 128c Đại La của Đài TNVN, giờ mọi người quốc tế hoá là VOV.
Đêm đó bố tôi, bác Trần Vũ Mai, Duy Khán, Sĩ Bách, Phan Long, Trần Khánh, Nguyễn Trọng Tạo ngồi nhậu sếch (nghĩa là chỉ có cuốc lủi với lạc rang và thuốc lá cuốn) Có đọc thơ, đàn hát (tất nhiên rồi! ) hơi muộn so với giới nghiêm. Tầm 11 giờ đêm gì đó, tất cả đã rũ rượi như tàu chuối khô hấp bánh cả rồi thì bỗng nhiên các chú công an xuất hiện. Không có quá nhiều đối thoại lằng nhằng gì hết, lên đồn! Thế là cả lũ lóp ngóp ra trụ sở công an tiểu khu (hồi đó chưa gọi là phường nhé). Chẳng biết giấy bút tường trình, khai thối gì... mà họ giữ trên đó. Các ông say mà khai thì biết rồi đấy! Thế mà hình như là ngồi ngủ gật trên ghế hết, chỉ có mỗi lý do là "anh em chúng tôi đang sáng tác quốc ca mới theo chỉ đạo của Bộ chính trị". Ai mà tin được các ông say cơ chứ!
Làm sao mà thả cho các ông về được. Sáng mai họp giao ban báo cáo thủ trưởng đợi giải quyết sau. Biên bản đây, ký vào đã!
Đêm đó bố tôi, bác Trần Vũ Mai, Duy Khán, Sĩ Bách, Phan Long, Trần Khánh, Nguyễn Trọng Tạo ngồi nhậu sếch (nghĩa là chỉ có cuốc lủi với lạc rang và thuốc lá cuốn) Có đọc thơ, đàn hát (tất nhiên rồi! ) hơi muộn so với giới nghiêm. Tầm 11 giờ đêm gì đó, tất cả đã rũ rượi như tàu chuối khô hấp bánh cả rồi thì bỗng nhiên các chú công an xuất hiện. Không có quá nhiều đối thoại lằng nhằng gì hết, lên đồn! Thế là cả lũ lóp ngóp ra trụ sở công an tiểu khu (hồi đó chưa gọi là phường nhé). Chẳng biết giấy bút tường trình, khai thối gì... mà họ giữ trên đó. Các ông say mà khai thì biết rồi đấy! Thế mà hình như là ngồi ngủ gật trên ghế hết, chỉ có mỗi lý do là "anh em chúng tôi đang sáng tác quốc ca mới theo chỉ đạo của Bộ chính trị". Ai mà tin được các ông say cơ chứ!
Làm sao mà thả cho các ông về được. Sáng mai họp giao ban báo cáo thủ trưởng đợi giải quyết sau. Biên bản đây, ký vào đã!
Các ông lăn ra ghế băng oánh một giấc, chỉ khổ đồng chí trực ban an ninh tiểu khu đêm đó phải trông mấy ông văn nghệ sĩ lè nhè suốt đêm.
Năm giờ sáng, loa truyền thanh tiểu khu oang oanh tập thể dục xong thế quái nào hôm đó lại phát đúng bài dự thi quốc ca của ông Tạo.
Thế là các ông choàng cả dậy ông ổng hát loạn cả lên. Trực ban giao ca, đồng chí mới đến lại cầm trên tay mấy tờ báo Nhân Dân, Hà nội mới... Ông Tạo rất nhanh, mượn ngay mấy tờ báo mở toang ra sục sạo tin về quốc ca và thấy tên mình trong danh sách mười bảy bài được chọn... Thế là cả lũ được thả luôn không cần đợi ý kiến chỉ đạo gì nữa.
Còn tôi, vụ đổi quốc ca, tôi chỉ nhớ mỗi bài tiểu đoàn 307 được đặt lời mới:
"Ai đã từng nghe quốc ca cu(cũ),
quốc ca cu có nhiều thiếu sót.
Ai đă từng nghe quốc ca mời( mới),
quốc ca mời có nhiều tháy đối( thay đổi) .
Tháy đối, ta phải tháy đối.
Bộ chính trị đề ra thày đôi quốc ca là điêu tật nhiên...."
Dài lắm....
Tôi chỉ nhớ được thế và câu cuối:"Ai trung thường(trúng thưởng) được lĩnh mươi nghìn (10 nghìn) Rồi đem phô biền cho nhần dân hát..."
Nhớ thương ông Văn. Chắc bố tôi vẫn gặp ông ở bên ấy, như thuở nào. Ông Văn Cao, một người mà cả nhà tôi thích.
(Nguồn: FB Tùng Nguyễn)
(Nguồn: FB Tùng Nguyễn)
Gửi ý kiến của bạn