MƯỜNG MÁN - Su Su

22 Tháng Chín 20235:56 CH(Xem: 2453)
MƯỜNG MÁN - Su Su
1.
Cùng chọn hệ thống xa lộ thông tin chằng chịt trên mạng Internet làm chốn rong chơi. Cùng trượt êm qua thế giới phẳng, ảo, ngày nọ họ tình cờ gặp rồi quen nhau.

– Chào Su Su. Hơi đường đột, nhưng mong bạn cho ít thông tin về mình được không? – Nữ. U.30. Mỹ gốc Việt. Gia sư. Còn you? – Nam. Việt ròng. U.40. Thợ đụng. – Phi Phi là phì phì, phỉ phỉ hay phí phí ? Làm ơn bỏ dấu dùm đi. – Không dấu. Phi Phi thôi. Nàng hài hước diễn Nôm: – Phi Phi là không bay hay là không không? Chàng vờ dốt Hán tự: – Không không! – Vậy tôi nên đổi tên mình là Sắc Sắc cho “môn đăng hộ đối” với ông chăng? – Không nên. Cứ là Su Su thôi…

Đại để thế. Từ lần chat đầu tiên ấy, mỗi tuần vào một thời điểm nhất định, hai cái computer ở hai nơi cách biệt không gian, lệch múi giờ và khác cả khí hậu tiết mùa cùng online. Cuộc tán gẫu dài ngắn tùy theo hứng cảm, cảm xúc đầy vơi, nóng hay lạnh của hai người.

Su Su và Phi Phi, chẳng ai bảo ai, họ cùng ngầm tin ba ngờ bảy là tên giả, cả nghề nghiệp cũng vậy, nhưng cả hai cùng phớt lờ, chẳng lấy làm điều, coi cuộc giao lưu qua mạng chỉ là giờ giải lao của hai nông phu quanh năm cày sâu cuốc bẫm trên “Ruộng Đời” chưa biết đến bao giờ mới trúng mùa bội thu, chỉ là trò tiêu khiển của hai tâm hồn bị quăng quật bởi cơ man nào là ám ảnh, liên tưởng mịt mù về hạnh phúc, khổ đau, siêu hình lẫn hữu hình trên hành trình đến cõi Hết. Thoạt tiên ngỡ chỉ lớt phớt, chat riết con ma tò mò trong mỗi người từ bằng hạt đậu lớn dần thành chằn tinh, càng ngày chúng càng lồng lộn vì đói thông tin, đòi được thỏa mãn nhu cầu rõ hơn về đối tượng. Chẳng muốn lộ bản lai diện mục sớm, cả chàng lẫn nàng không hẹn mà cùng “khai man” ít nhiều về mình.

Nàng thủ thỉ qua bàn phím, vốn say mê và có chút năng khiếu âm nhạc, được một nhạc sĩ tài danh nhận làm đệ tử dạy piano tại gia, sang Mỹ đoàn tụ gia đình theo diện ODP, nàng trau dồi thêm tài nghệ, trong khi chờ được cấp thẻ xanh và tìm được một cái job ổn định, đành tạm làm gia sư dạy đàn dương cầm cho mươi cậu ấm, cô chiêu đồng hương ở vùng Houston. Thích lối sống hiện đại, tác phong công nghiệp, dị ứng với mọi thứ lễ nghi khuôn phép truyền thống cổ lỗ sĩ, đa số thuyền nhân người Việt bên ấy cố níu giữ một cách lạc hậu, lạc điệu, thậm chí… tuyệt vọng! Năm bước qua tuổi hai mươi sáu không muốn tiếp tục tự huyễn hoặc, đầu độc mình bằng thứ không khí độc thân tù hãm thiếu hơi hám đàn ông, bằng sự tự tôn ngu muội về tấm nhan sắc trinh trắng, chang được tắm tưới bởi ơn phước trần tục lẫn thăng hoa của ái tình – “sản phẩm” chỉ có được nhờ sự giao phối đực cái, càng chui trốn cô đơn càng bị lún sâu hệt con chạch, con lươn trong bãi lầy tanh lợm mùi ế ẩm, nàng bèn khăn gói gió đưa sang San Diego sống thử với một nhạc công saxophone người Mỹ gốc Philippines. Hòa âm saxophone-piano mới thử “tấu” hơn nửa năm đã lỗi nhịp…

Chàng tự bạch, quen nếp sống tự do phóng khoáng từ nhỏ, thời gian mài đũng quần trên ghế nhà trường không nhiều, vừa đủ nhận tấm bằng cử nhân ngữ văn làm trang sức một thời, nay đã để rơi qua kẽ đời bụi bặm mất hút từ bao giờ chẳng hay. Lúc khốn đốn từng làm phu khuân vác, phu xích lô, khi gặp thiên thời địa lợi nhân hòa từng ngồi cả vào ghế giám đốc công ty giao dịch địa ốc, thầu khoán xây dựng các công trình lớn các thứ. Trước khi phá sản – vì một nghìn lẻ một lý do không tiện nói – từng nắm bạc tỉ tả xung hữu đột trên thị trường chứng khoán, từng là con bạc khét tiếng vân vân và vân vân.

2.
Mùa tiếp mùa, tuần tiếp tháng, tháng tiếp năm, ông và tôi rồi em và anh. Thoạt tiên đùa tếu, xuề xòa dần dà câu chữ ướt át cảm xúc chưa hẳn chân thực nhưng có hồn vía hẳn hoi, không còn khô không khốc tựa những tấm mộc che chắn để giấu mình sau nữa.

– Su Su gắn webcam cho anh nhìn rõ em chút đi. – Em có tính ”khủng bố” ai đâu mà anh bảo… Này nhé, thấy dung nhan ngáo ộp của em hẳn anh sẽ ngất xỉu ba ngày không thèm dậy. Ở đây từ cháu chắt trong nhà đến nhi đồng hàng xóm, đứa nào lộn xộn em trừng mắt một cái là bọn nó xép ve, con gái đái dầm, con trai thì thót bi lên cổ. – Thôi vậy, anh chẳng sợ ngất mà chỉ sợ thót… Lỡ thót rồi chúng một đi không trở lại, quên “qui cố hương” thì rầy rà to. Gõ phím dương cầm dạy bọn nhóc ranh, và gõ computer chat chit với anh, em thích cái nào hơn? – Thích bọn nhóc hơn vì chúng đâu có khờ như anh. – Hóa ra anh khờ hơn cả các đấng nhi đồng sao? – Khờ ung khung huyền khùng! Đoạn như thể sợ ngắt lời, Su Su gõ một mạch: – Không khờ sao quen hơn mười một tháng, gần giáp năm, gần thôi nôi rồi mà cứ dậm chân tại chỗ, không chạy ù tới một cái hẹn uyên ương nào đó dù hết sức không cụ thể, hoặc ảo một trăm phần trăm? Chat mãi kiểu vô bổ thế này chỉ tổ mỏi tay gõ phím, có ngày các ngón sẽ to giống những trái chuối bà hương. – Đùa hay thật vậy? – Chưa hết, anh vẫn là khờ nhưng khờ ôn khôn! Không khôn sao giấu kỹ tên tuổi, lý lịch xin lỗi, như mèo giấu… Mọi thông tin về mình trăm voi không có chút nước xáo? – Không đúng, anh khờ ô khô hỏi khổ thì có. – Khổ làm “thao”, khổ thế “lào”? – Phải áp dụng ngụy trang kế để em không thấy được anh chỉ là… cục đất thó. Lầm lẫn lớn, bây giờ có hối cũng chẳng kịp là đã chọn phải một “chat thủ” không hiền như ma soeur. – Chưa muộn đâu, offline ngay đi.- Hãy soi gương coi, em cũng vừa khùng vừa khôn vừa khổgiống anh thôi. – OK, hai đứa cá mè một lứa.

Sau cuộc chat tương đối ít vớ vẩn ấy. Su Su lặn mất tăm. Mỗi lần vào mạng Phi đều nhận một làn gió lạnh tạt từ nickname nàng mờ câm trên màn hình. Những dòng chữ quen thuộc, dương trước kia giờ bỗng hóaâm, biến thành lũ âm binh đêm đêm diễu hành qua giấc ngủ quấy rối. Hắn mail cho nàng hai mươi lần chỉ một nội dung:

Su Su ơi đừng biến biệt như thế. Ngày ngày đêm đêm trái tim khôn khỉ – Chắc cũng cá mè một lứa với tim em! – trong ngực anh nó thầm thỉ rằng, chạy trời không khỏi nắng, anh phải lòng em mất rồi.

Im lặng chừng ba tháng, dòng chat giữa hai người ngỡ đã chìm vào trạng thái ngủ đông hoặc nghìn thu tắc tị, nhưng rồi ngày nọ nàng bỗng…

– Ăn phải bùa Mường ngải Mán gì mà em bặt tăm lâu thế? – Bận mờ mắt. Vào thư viện đọc sách báo, lên mạng lục tung khoảng trăm trang web học hỏi, tìm hiểu về con người và đất nước Nhật Bản. – Chi vậy? – Anh biết tỏng mà. – Biết chết liền. – Đơn gian đến nơi ấy để sống thử… – Đạp vỏ dưa rồi giờ thấy vỏ dừa vẫn ham sao? Lần này chẳng phải nhạc công mà là thiên tài hay tỉ phú gì hả? – Bình thường thôi, chàng kém em sáu tuổi rưỡi đầy tiềm năng kinh tế, tình dục và… chính trị nữa, sẽ là thủ tướng Nhật ở thì tương lai. Còn Không Không trúng phải gió gì mà dám mạo muội hô hoán phải lòng Sắc Sắc thế ? – Chưa bao giờ anh tin trái tim trong ngực mình bằng lần này. – Tin nhưng cũng cần cân nhắc, lỡ si nhầm một “chat thủ” đui què mẻ sứt gì đó thì sao? – Sự khiếm khuyết đôi khi là một vẻ đẹp bất khả tư nghị. Tượng thần Vệ nữ – Venus – vốn cụt tay, cho dù vua Pháp Louis XVIII muốn nối thêm tay cho nàng, nhưng rồi cuối cùng ông ấy ngộ ra rằng, sự chắp nối nào cũng khập khiễng đành giữ lại vẻ đẹp của nguyên tác. – Và các tác phẩm vĩ đại nhất của nhạc sĩ Beethoven được ông sáng tác vào những năm bị mất dần thính giác! Cũng… có lý, nhưng em thuộc loại vô phước, bất hạnh, không có duyên may trong khoản đôi khi hiếm hoi ấy. – Mà này, hứa mãi sao chưa thấy về? Về đi Su Su, cho mắt anh được no cái gọi là dung nhan nguyệt thẹn hoa nhường của em sau bao ngày khát đói. – Không dám trăng thẹn bông nhường đâu. Ma chê quỷ hờn thì có…

3.
Sau lắm lần thất hứa, cuối cùng Su Su cũng có một chuyến về. Điểm hẹn là quán cà phê bên hồ Xuân Hương mùa Đà Lạt mù sương nhiều hơn mưa, nắng vừa đủ dát vàng đồi núi, suối khe, phố xá, và cả những ý nghĩ sâu kín trong mỗi người.

Hồng sạm, thanh mảnh trong áo khoác màu khói hương và khăn quàng đỏ tha thướt, Su Su chơm chớp đôi mắt đen to quá khổ so với gương mặt, lảng tránh cái nhìn đau đáu của người đàn ông – ngoài 40, đậm người, vẻ tư lự. Đáp lại nụ cười ngượng nghịu thay vì thân mật hay âu yếm như nàng thầm chờ đợi, cô gái lấy từ túi xách ra xấp giấy trắng vuông vắn và cây bút bi, đoạn cô viết:

– Chào anh Phi, anh có khỏe không? Em không nói được nhưng có thểnghe. Một khiếm khuyết bất khả tư nghị theo cách nói của anh! Đọc xong dòng chữ vừa được đẩy tới dưới tầm mắt, người đàn ông tắt ngay tia nhìn ngạc nhiên, ngước lên: – Rất vui được gặp cô, Su Su.

Thức uống được mang ra. Nhạc hòa tấu vẳng nhẹ, vài đôi cặp già có trẻ có chụm đầu vào nhau dưới ánh đèn vàng ảo dịu nom tựa những họa tiết nửa hư nửa thực của một bức tranh thủy mặc, sẵn sàng tan loãng bất cứ lúc nào vào cái màn sương bát ngát xóa nhòa ranh giới không gian trong – ngoài quán. Cuộc trò chuyện người nói kẻ viết tiếp tục:

– Theo cách nói vui của Phi Phi bạn tôi, cô quả là một “chat thủ” xinh đẹp. – Thế anh không phải là… Phi Phi sao?- Su Su kinh ngạc. – Tôi là Kha, bạn chí thân của Phi, Vương Chí Phi.- Em tưởng sẽ gặp anh ấy chứ?! – Cô gái thất vọng. Kha thấp giọng: – Muộn rồi, muộn mất rồi, chú ấy đã ra đi cách đây gần nửa năm, những trao đổi qua mạng gần đây là do… tôi… thay Phi để cố giữ liên lạc với cô, để có được cuộc gặp này.

Đoạn với giọng từ tốn, Kha nói như thể đã học thuộc những điều cần nói. Rằng, hai người vốn cùng quê, kém bạn một tuổi, Phi kêu Kha bằng anh, là bạn tâm giao của nhau từ những năm trung rồi đại học.

– Có đúng anh ấy đã từng làm thợ đụng, đụng chi làm nấy, đã từng thành đạt rồi phá sản này nọ không? – “Không đúng, Phi chỉ bị phá sản trầm trọng về tinh thần thôi”. Suýt buột miệng bảo thế nhưng rồi không đành, Kha buồn bã nói: – Tất cả đều là ảo, con người cô biết qua mạng khác xa thực tế. Đơn giản chú ấy chỉ là một con mọt sách, một công chức thư viện tỉnh. – Em cũng đã hoài nghi như thế. – Ngoài ra Phi còn là một tửu đồ có hạng, tạm bỏ rượu một thời gian ngắn khi phát hiện khá muộn mình bị ung thư bàng quang. Thay vì lo chạy chữa chú ấy lại đâm ra tuyệt vọng, phó hẳn mình vào tay ma men. Gặp được cô, chú ấy phần nào tỉnh người, thấy cần phải sống, vào bệnh viện trở lại, tuân thủ mọi chỉ định điều trị nhưng không còn kịp nữa. Trước khi mất, Phi đã về sống với vợ chồng tôi. Biết tin đột ngột thế này chắc cô đau lòng lắm!? Su Su khẽ lắc đầu rồi lại gật đầu ghi vội lên giấy: – Bây giờ em mới cảm thấy Phi cô đơn biết dường nào. Trước đây anh ấy giấu mình kỹ quá. – Chú ấy kể rất nhiều về cô. Phi từng bảo thế giới càng phẳng thì cái ảo càng lấn át cái thực, cho đến một ngày nào đó người ta chỉ sống ảo với nhau thôi!

Su Su để mặc hai hàng lệ nóng ứa lăn trên má, ngập ngừng đoạn viết:

– Phi quá cả nghĩ. Em cũng thực lắm chứ, ngoại trừ chi tiết cuội là em chưa từng sống thử với ai, bịa thế để “khủng bố” anh ấy cho vui thôi. Chuyến này về em đinh ninh sẽ có một happy end cho cả hai người, đâu ngờ…

4.
Trên chuyến bay quay về Mỹ, trên ngực áo Su Su đính mẩu tang đen. Ngã người trong lòng ghế, người lữ hành cô độc lấy từ túi áo khoác ra phong thư đựng chiếc đĩa CD Kha đã đưa lúc chia tay ở quán cà phê bên hồ. Chiếc đĩa Phi đã ghi lại nội dung những cuộc chat của hai người với dòng nhắn viết khá nắn nót:
Gửi Su Su, “chat thủ” yêu quý của anh.

Hãy đọc lại “phúc âm” của đôi ta với lòng độ lượng và yêu thương vô hạn. Ngậm ngùi tạm biệt! Phi Phi.

Mẩu thư kèm theo đĩa nàng đã đọc lắm lần, và bây giờ chẳng rõ do hấp lực kỳ bí nào đó, lại giở nó ra đọc lại:

Su Su thân mến,

Giờ thì cô hẳn đã bình tâm. Cám ơn cô đã quay về để cho tôi được gặp, được hoàn thành mong muốn sau cùng của người đã khuất. Tôi vốn mắc chứng lòa, gần như mù từ mấy năm nay. Trước khi ra đi, Phi đã ký giấy hiến thân xác cho Trường Đại học Y Dược, với điều kiện duy nhất: tôi được thừa hưởng giác mạc của đôi mắt chú, để qua tôi, chú lại thấy được cuộc sống đầy ắp thực ảo, hỉ nộ ái ố vẫn tiếp diễn quanh đây, để hy vọng một ngày nào đó được gặp và nhìn ngắm cô, người chú ấy yêu quy’. Tôi tin vừa rồi qua cuộc gặp của chúng ta, Phi đã được ngắm cô theo cách nói của chú ấy, là cho mắt được no sau bao ngày khát đói. Chúc cô khỏe vui luôn. Trân trọng. Kha.

M M.
(Nguồn FB Quán Ruốc)
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
10 Tháng Mười Một 20244:37 CH(Xem: 165)
Giải Nobel Văn học năm 2024 đã được trao cho Han Kang, một tác giả người Nam Hàn, vì "văn xuôi thơ mãnh liệt đối mặt với những chấn thương lịch sử và phơi bày sự mong manh của cuộc sống con người".
04 Tháng Mười Một 202410:41 SA(Xem: 125)
Từ lúc trung học đệ nhị cấp, tôi đã là người cọp sách chuyên nghiệp.
31 Tháng Mười 20245:51 CH(Xem: 397)
Ở hai bên con đường một chiều đi tới miền khuất mặt, nhiều thứ đẹp lắm, chạy nhanh thở gấp thì không thấy được đâu.
31 Tháng Mười 20248:41 SA(Xem: 109)
Chỉ định ghé vào tiệm sách mua mấy chiếc bao thư và một lọ hồ dán mà ông lại lang thang giữa các quầy sách gần hai giờ đồng hồ
21 Tháng Mười 20248:22 SA(Xem: 125)
Thời đó, lũ con trai chúng tôi khoái chơi với ve sầu, dế hơn là bươm bướm.
13 Tháng Mười 20242:31 CH(Xem: 394)
Mãi mãi tôi chờ quỳnh dưới đáy hồ nước xanh trong và thơm như môi nàng.
25 Tháng Chín 20247:47 SA(Xem: 624)
Bên bờ Đông Hồng Hải, trong buổi chiều đang chìm dần theo một Mặt Trời rất đỏ, có người trai Lebanon lặng lẽ giữa những nỗi-niềm-chung-riêng-quá-đỗi
15 Tháng Chín 20249:22 SA(Xem: 737)
Ngược dòng. Tôi ngược dòng trận đại hồng thủy và loạt vỡ núi kinh dị trong lịch sử khí hậu Việt Nam...
07 Tháng Chín 20249:21 SA(Xem: 736)
hãy nghĩ về những ngọt ngào thú vị ngày xưa
31 Tháng Tám 20248:20 SA(Xem: 828)
Ước gì có ai vẽ được linh hồn của những giọt mưa!
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 21179)
Tôi không biết phải bắt đầu từ đâu, ra sao, thế nào khi đứng trước khu rừng có quá nhiều những gốc lạ, quý? Khu rừng thuộc quyền sở hữu của người dựng thành đêm-từ-biệt…Trần.
(Xem: 15987)
Đề cập tới sự nghiệp âm nhạc giá trị của cố nhạc sĩ Phạm Đình Chương, nếu chỉ nói tới khía cạnh thơ phổ nhạc (dù cho ông được ghi nhận như một thiên tài) mà không đề cập tới những lãnh vực khác, tôi cho là một thiếu sót không thể tha thứ.
(Xem: 17622)
Tuy nhiên, thế hệ 1940-1950, cũng lại là thế hệ cung cấp cho văn chương miền Nam 20 năm, những bài thơ, những trang
(Xem: 10336)
Loạt bài của Nguyên Vũ / Vũ Ngự Chiêu được độc giả, nhất là giới quân nhân đón nhận nồng nhiệt
(Xem: 18820)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 5166)
Tôi mượn câu thơ kết trong bài 'Đêm, nhớ trăng Sài Gòn' của Du Tử Lê để làm tựa cho bài viết này, bài viết về ông: Du Tử Lê - một nhà thơ có tầm ảnh hưởng lớn đối với văn chương Việt Nam.
(Xem: 1907)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 2477)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 2300)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 23623)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 20078)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 8900)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 9941)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 9300)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 12393)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 31865)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 21576)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 26650)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 24088)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 22888)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 21004)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 19012)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 20192)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 17749)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16823)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 25931)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 33255)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 35631)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,