ĐẶNG PHÚ PHONG - Nguyễn Đình Toàn, tài hoa từ giọng nói

27 Tháng Mười 202411:07 SA(Xem: 166)
ĐẶNG PHÚ PHONG - Nguyễn Đình Toàn, tài hoa từ giọng nói

 

(Nguyễn Đình Toàn sinh ngày 6 Tháng Chín 1936, mất ngày 28 Tháng 11, 2023)

Nguyễn Đình Toàn là một cái tên rất quen thuộc với giới văn nghệ sĩ, độc giả và thính giả yêu nhạc suốt khoảng thời gian 20 năm từ 1954 đến 1975 của người miền Nam Việt Nam. Ông là một người đa tài, làm thơ, viết văn, soạn nhạc và viết cả kịch nữa, điểm đặc biệt nhất của ông là cái chất giọng ấm, ngọt ngào và quyến rũ vang lên mỗi tối thứ năm hàng tuần trên Đài Phát Thanh Sài Gòn trong chương trình “Nhạc Chủ Đề.” Bài viết và giọng đọc truyền cảm của ông đã làm say mê biết bao thính giả, dĩ nhiên cũng làm cho bao nhiêu trái tim thiếu nữ thổn thức, ông là “một người đào hoa nhưng rất chung thủy với vợ” (theo lời người con gái). Những bài nhạc ông chọn để phát thanh đều nằm theo chủ đề của chương trình mà ông dẫn dắt người nghe đi vào những khám phá qua văn chương thi vị, qua đời sống tác giả và từng giai điệu của bài hát. Câu giới thiệu về những bản tình ca của Trịnh Công Sơn là “Những bản tình ca không có hạnh phúc” như một dấu ấn của nhạc sĩ này, đã làm biết bao thính giả thật thú vị và ghi nhớ mãi. Ông giới thiệu những nhạc sĩ tài danh từ thời âm nhạc Việt Nam mới phôi thai đến các tác giả đương thời với những tác phẩm điển hình của họ. Những nhận xét tinh tế, sửa những chữ trong bài hát đã bị phổ biến sai giúp thính giả của ông, ngoài phần thưởng thức văn nghệ còn được tăng phêm phần kiến thức về âm nhạc. Những giọng ca thường được ông ưu ái nhất để đưa các bài nhạc hay đi vào lòng thính giả như Thái Thanh, Lệ Thu, Khánh Ly, Sĩ Phú, Duy Trác. Trong một lần trò chuyện với tôi, Nguyễn Đình Toàn nói về các giọng ca nữ hàng đầu của Việt Nam thời VNCH như sau:

“Giọng ca của Khánh Ly, Lệ Thu, Thanh Thúy, Thanh Tuyền... hiếm nhưng không quý, duy chỉ có giọng ca của Thái Thanh mới có đủ 2 chất quý và hiếm.” Riêng với Khánh Ly, ông từng dạy hát và nhạc lý cho cô nên rất thân và hiểu về giọng hát này.

Nguyễn Đình Toàn không học nhạc ở trường lớp nào, chỉ ra công nghiên cứu các sách nhạc của Pháp (Việt Nam thời bấy giờ rất ít sách nhạc). Ông sáng tác khoảng 200 bài và phổ biến mới chừng một nửa qua 4 tập nhạc như: Hiên Cúc Vàng, Mưa Trên Cây Hoàng Lan... đa phần được in ở hải ngoại. Đươc hỏi nhận xét về nhạc của 2 nhạc sĩ vang dội trong làng âm nhạc Việt Nam là Phạm Duy và Văn Cao, nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn nói rất tóm tắc “Nếu dùng hai từ cao và rộng để bàn thì nhạc Phạm Duy rộng hơn, nhạc Văn Cao thì cao hơn.”

Nhà văn Nguyễn Đình Toàn sinh năm 1936 tại Hà Nội, di cư vào Nam 1954, định cư tại Hoa kỳ năm 1999, Nguyễn Đình Toàn là bút danh chính thức còn một bút danh khác là Tô Hà Vân và Hồng Ngọc khi viết nhạc. Về văn nghiệp Nguyễn Đình Toàn đã xuất bản được 17 tác phẩm về truyện dài, tập truyện, bút ký, thơ và truyện kịch. Truyện dài đầu tay mang tên Chị Em Hải, xuất bản năm 1962; đến năm 1970 in truyện dài Áo Mơ Phai và ông đoạt giải Văn Chương Toàn Quốc nhờ tác phẩm này. Rất nhiều nhà văn thơ tên tuổi viết về ông, gần như tất cả đều khen tặng, xưng tụng ông hết mình. Như Nguyễn Mạnh Côn, Võ Phiến, Huỳnh Phan Anh... Du Tử Lê trong một bài viết đã gọi ông là “Người tình không chân dung của khán giả Việt Nam.” Quả là Du Tử Lê đã trao cho Nguyễn Đình Toàn ngôi vị của một Hoàng tử trong ước mơ của muôn nàng thiếu nữ. Gần đây nhà văn trẻ tên Lưu Na viết một cuốn sách dày gần 200 trang để nói về ông, với tựa đề là “Nguyễn Đình Toàn, Chữ & Người.” Cuốn sách là những nhận định về Nguyễn Đình Toàn rất thú vị, sắc bén và mới lạ, khác với các bậc đi trước: “Người cùng thời của ông viết ra những suy tư và tâm tình mang dấu ấn của thời họ sống, những vấn đề lớn lao nhưng của cả một thế hệ. Còn cái ông viết là cái của muôn thuở: Tình yêu và sự sống, được viết bằng cái cách của người 300 năm trước nói chuyện 400 năm sau.”

Hay:

“Võ Phiến quan sát mọi sự quanh mình, còn Nguyễn Đình Toàn thì thật ra chỉ ngó một thứ, tỉ mỉ một điều: lòng của ông... Đọc Võ Phiến thì mình theo người viết ngó ra chung quanh và đọc Nguyễn Đình Toàn thì mình ngó vào lòng người viết” (sách đã dẫn, Lưu Na).

Sắp đến ông sẽ cho ra mắt một tập thơ mang tên Thơ và Ca Từ, gồm 104 bài thơ trong đó có một số được làm ca từ của những bài hát của ông, nói một cách khác là những bài thơ của ông do chính ông phổ nhạc. Trong số này có 3 bài nhạc ông viết cho 3 loài chim mà ông đặc biệt yêu mến: Họa Mi, Hoàng Oanh và Đắng Đót.

Họa Mi là loại chim có giọng hót trong trẻo và hay nhất trong các loại chim rừng. Một người quen với người viết, rất sành điệu trong việc nuôi chim nói rằng, Họa Mi có đặc tính càng bay cao thì càng hót hay. Ông ta nhốt chim Họa Mi trong một lồng tre cao đến 2m, ở giữa là một cây trụ cao chừng 2/3 lồng, đầu trụ gắn một ổ Pi thật nhạy, hàn với một vòng tròn sắt nhỏ. Khi con chim đáp lên cái vòng, cái vòng sẽ chạy quanh, chim mất thăng bằng thì phải đập cánh, càng đập cánh nhanh thì ổ Pi có gắn vòng sắt tròn ấy càng xoay nhanh hơn; con chim Họa Mi sẽ tưởng mình đang bay cao, đem hết khả năng của mình mà hót lên những âm thanh bay bổng nhất, tuyệt diệu nhất. Nguyễn Đình Toàn yêu tiếng hót của Họa Mi và rất thích đường viền tuyệt đẹp chung quanh mắt của nó. Cứ như do một bàn tay khéo léo vẽ lên rất đều rất sắc bén và mềm mại. Nghe chim Họa Mi hót giọng ngọt ngào, trong veo như giọt sương trên cành, lòng người cảm thấy an yên hạnh phúc hơn là khổ đau, buồn bã.

Này hỡi họa mi trên cành liễu xanh

Dạy cho ta biết cách yêu không buồn

Yêu nhau nhưng không đau lòng

Như suốt đời chim cắp cánh chung” (Họa Mi. Thơ và Ca Từ)

Riêng về con chim có tên thật lạ là Đắng Đót, Nguyễn Đình Toàn kể rằng, khoảng cuối thập niên 50 ông có dịp đến tỉnh Phú Yên, được dân địa phương vùng núi ở đây giới thiệu loài chim lạ tên Đắng Đót. Cứ hằng tối chúng đi vòng theo núi một con kêu “Đắng” một con kêu “Đót.” Cứ thế, chúng nghe tiếng kêu nhau, tìm nhau cho đến sáng hôm sau chúng mới gặp nhau và cùng dẫn nhau đi mất. Dân gian kể Đắng, Đót là 2 anh em, sinh thời rất thương yêu quấn quít nhau nhưng vì do hiểu lầm đã giết nhau, nên khi chết hóa thân làm chim Đắng Đót luôn miệng kêu đắng đót mà tìm nhau nối lại tình anh em. Chuyện dân gian là thế, cách của chúng tìm nhau trong suốt đêm trường đã làm cho chúng ta không khỏi bâng khuâng, cảm kích về tình người keo sơn gắn bó. Bài thơ có những câu thật xót lòng:

“Nước mắt tôi khóc chàng

Không dập tắt được lửa tình trong tôi

Ôi có ai kia

Đêm nao nức nghe đêm

Mới biết đêm sâu

Mới biết tim ta

Là bể đau khi yêu” ( Đắng Đót. Thơ và Ca Từ)

Thơ Nguyễn Đình Toàn thơ đã có sẵn nhạc tính riêng nên chỉ cần nghe lại lời thơ của mình là ông có thể ghi thành một bản nhạc với những âm giai mượt mà, bay lượn. Năm 1962 có một hiện tượng nổi bật về bộ môn thơ; đó là sự trình diễn của nghệ sĩ Nguyên Thanh, một nghệ sĩ ngâm thơ rất nổi tiếng, diễn ngâm bài Khúc Ca Phạm Thái của Nguyễn Đình Toàn. Nghệ sĩ Nguyên Thanh tập dượt bài thơ trong 6 tháng và trình diễn tại rạp Nguyễn Văn Hảo trên đại lộ Trần Hưng Đạo, Sài Gòn, dưới sự dàn dựng của nhạc sĩ tên tuổi Đỗ Đức Thu cùng phần nhạc đệm của 3 nhạc sĩ tài danh bấy giờ là Nghiêm Phú Phi với Piano, Dương Thiệu Tước đàn Tranh và tiếng sáo của Nguyễn Đình Nghĩa. Bài thơ và phần diễn ngâm của Nguyên Khanh gây được tiếng vang lớn, sau đó được đưa đi theo đoàn văn nghệ trung ương diễn ở các nước Đông Nam Á. Bài thơ này sau đó cũng được Nghệ sĩ Hà Linh Bảo diễn ngâm các nơi được nhiều khán thính giả hâm mộ. Thế mới biết thời đó người Việt Nam rất yêu thích thơ văn, điều mà bây giờ đã không còn bóng.

Bài thơ Khúc Ca Phạm Thái gồm 73 câu, mỗi câu 9 chữ, thảng hoặc 7, 8 chữ, có khi nhiều hơn 10 chữ, Nguyễn Đình Toàn dùng nhiều từ ngữ xưa như: hề, chừ, ta, nàng… nên không khí của bài thơ rất cổ phù hợp câu chuyện ông kể. Ông thi hóa Phạm Thái, một tráng sĩ văn hay võ giỏi, sống dưới thời Tây Sơn và Gia Long, hừng hực lòng yêu nước, nhưng chí không thành đành lánh đến cửa thiền. Duyên trần chưa dứt, Phạm Thái gặp, và yêu say đắm Trương Quỳnh Như. Cánh chim không thể dừng, chàng phải ra đi để làm nghĩa vụ, 10 năm trở lại với lời hẹn xưa. Nhưng, Quỳnh Như đã trở thành thiên cổ. Phạm Thái còn chỉ biết ôm mộ nàng mà khóc.

“Ta tráng sĩ hề lòng không mềm bằng kiếm

Ta anh hùng hề sự nghiệp có đầy đôi mắt Trương Quỳnh Như

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

Chợt năm canh gà chừ tóc hồ điểm bạc

Thù nhà chưa trả chừ nợ nước vai mang

Thẹn mặt làm ngơ chừ tủi thân hồ hải

Gục đầu lên gươm chừ máu đổ chứa chan

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

Mộ nàng bao cỏ úa lòng ta bấy xót xa

Rưng rưng chén nhỏ trào tâm sự

Ta thương nàng hay ta thương ta”

Bài thơ bi thương nhưng lại tràn đầy hào khí và ca tụng một tình yêu đẹp, bị dang dở nên tạo ra sức hút với dân chúng, xứng đáng nằm trong danh sách những bài thơ hay của Việt Nam.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
05 Tháng Mười 20243:45 CH(Xem: 230)
Anh Võ Phiến, vậy thì xin cầu chúc anh vĩnh hằng ở một cõi khác,
13 Tháng Chín 202411:17 SA(Xem: 290)
À, mà tự nhiên tối nay, tôi lại muốn gọi hỏi "người đi trên mây": "thế Chú đã gặp lại Bố cháu chưa?"
12 Tháng Chín 20248:54 SA(Xem: 221)
Cho dù thân xác có gục xuống thì nghệ thuật của anh ta vẫn mãi mãi lên đường. Mãi mãi khai mở.
31 Tháng Tám 20248:25 SA(Xem: 441)
Nhà thơ Đinh Hùng sinh ngày 3/7/1920, làng Phượng Dực tỉnh Hà Đông.
22 Tháng Tám 20249:28 SA(Xem: 364)
"Khi Cuộc Tình Đã Chết" thơ Du Tử Lê, Phạm Đình Chương phổ nhạc, vẫn cứ là một trong những tình khúc đạt nhất của ông và của chung những tình khúc Việt Nam nữa.
12 Tháng Tám 20248:55 SA(Xem: 390)
Vĩnh biệt Bụi Đời thi sĩ Trần Thoại Nguyên!
10 Tháng Tám 20243:53 CH(Xem: 414)
Buổi ghé thăm anh chị lần này đã để lại trong tôi một xúc động đặc biệt.
22 Tháng Bảy 20242:48 CH(Xem: 992)
Nguyễn Đức Sơn sinh năm 1937 tại Ninh Thuận, nhưng gốc gác người Thừa Thiên - Huế.
27 Tháng Sáu 20244:38 CH(Xem: 728)
Trong dòng nhạc trữ tình, có lẽ ca khúc “Tình Lỡ” của nhạc sĩ Thanh Bình qua tiếng hát Khánh Ly đủ làm mê đắm lòng người.
17 Tháng Sáu 20249:02 SA(Xem: 626)
Anh là một tác giả thành tựu, trong cả hai lãnh vực văn học và hội họa.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 21068)
Tôi không biết phải bắt đầu từ đâu, ra sao, thế nào khi đứng trước khu rừng có quá nhiều những gốc lạ, quý? Khu rừng thuộc quyền sở hữu của người dựng thành đêm-từ-biệt…Trần.
(Xem: 15948)
Đề cập tới sự nghiệp âm nhạc giá trị của cố nhạc sĩ Phạm Đình Chương, nếu chỉ nói tới khía cạnh thơ phổ nhạc (dù cho ông được ghi nhận như một thiên tài) mà không đề cập tới những lãnh vực khác, tôi cho là một thiếu sót không thể tha thứ.
(Xem: 17595)
Tuy nhiên, thế hệ 1940-1950, cũng lại là thế hệ cung cấp cho văn chương miền Nam 20 năm, những bài thơ, những trang
(Xem: 10310)
Loạt bài của Nguyên Vũ / Vũ Ngự Chiêu được độc giả, nhất là giới quân nhân đón nhận nồng nhiệt
(Xem: 18773)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 5133)
Tôi mượn câu thơ kết trong bài 'Đêm, nhớ trăng Sài Gòn' của Du Tử Lê để làm tựa cho bài viết này, bài viết về ông: Du Tử Lê - một nhà thơ có tầm ảnh hưởng lớn đối với văn chương Việt Nam.
(Xem: 1868)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 2419)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 2255)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 23571)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 20056)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 8866)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 9903)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 9278)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 12336)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 31823)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 21558)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 26608)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 24048)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 22840)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 20955)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18984)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 20163)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 17725)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16810)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 25889)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 33206)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 35612)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,