DOÃN CẨM LIÊN - Đọc tiểu th Đường Về Thuỷ Phủ của Trịnh Y Thư

19 Tháng Mười Một 20243:45 CH(Xem: 158)
DOÃN CẨM LIÊN - Đọc tiểu th Đường Về Thuỷ Phủ của Trịnh Y Thư
Đọc Trịnh Y Thư là đọc một nghệ thuật viết tiểu thuyết vừa siêu hình vừa hiện thực. Nó thực thực hư hư đầy bất ngờ ở những bước ngoặt tình tiết. Độc giả thoạt thấy câu chuyện là như vầy, nhưng đoạn sau nó lại mở ra một cảnh mới, nhân vật cũ mà cảnh thì khác. Lối sắp xếp câu chuyện, dàn cảnh như trong phim trường. Tác giả dẫn dắt khán giả như đang xem một cuốn phim mà nhà đạo diễn đổi cảnh quay, đổi đề tài, đổi tâm tính mà vẫn luôn giữ khán giả ở lại với nhân vật của truyện, của con người Việt Nam trong suốt ba cuộc bể dâu.

Nhà văn Trịnh Y Thư thuộc nền văn học hiện đại, tại hải ngoại kể từ 1975. Nhìn dáng dấp, khuôn mặt, cách nói chuyện của ông, người ta thấy cái “cá tính” của ông hiện lên một cách rõ ràng. Những ai quen biết ông đều thấy cái gì ông đụng vào đều làm nó trở thành siêu! Làm nhân viên ngành điện tử viễn thông, viết văn, chơi classical guitar, sáng tác nhạc, ông đều làm tròn vai trò một cách xuất sắc.

Đường về thủy phủ là quyển sách gồm ba truyện vừa. Thoạt tiên độc giả cứ tưởng ba mẩu chuyện Ký ức của loài bò sát, Dưới những gốc nho biển và Đường về thủy phủ với tình tiết của những nhân vật khác nhau, ở những thời điểm khác nhau, chẳng liên hệ gì với nhau. Thế nhưng không! Trịnh Y Thư đã không tiết lộ gì cả ở hai truyện đầu, và chỉ dần mở ra rồi nối kết chúng lại ở truyện vừa thứ ba Đường về thủy phủ. Các nhân vật bác sĩ Mẫn trong Ký ức của loài bò sát, nhân vật “cô” trong Dưới những gốc nho biển, nhân vật “tôi” trong Đường về thủy phủ đều có dây mơ rễ má với nhau.

Đọc Trịnh Y Thư để thấy tính cách, lối suy nghĩ, hành xử của người Việt Nam, tạm đại diện bởi những nhân vật trong truyện của ông, ở ba thời đại. Thời kỳ Pháp thuộc, thời hậu chiến tranh 1975, và thời kỳ lưu vong nơi xứ người. Cả ba thế hệ tuy với số tuổi cách biệt nhau từ 80 năm đến 20 năm tuổi đều có những tình cảm, nỗi niềm, khổ sở, chấn động tâm lý chẳng khác nhau là mấy. Cái hay của tác giả là lịch sử đất nước, con người Việt Nam trải dài từ hậu bán thế kỷ 20 đến đầu thế kỷ 21, tất cả đều rất đúng, đều có thực. Ông đã tiểu thuyết hóa các nhân vật, trong đó là đại diện cho một số người có thật ở từng thời và từng vùng.

Ở Ký ức của loài bò sát, những nhân vật ở độ tuổi thiếu niên niên lớn dần thành những thanh niên sống trong khung cảnh lịch sử của người Việt chống Pháp. Họ sống động và sống thực, nên họ khóc cười, nôn ọe giống y tình huống thực của người đương thời ngày ấy. Những thiếu niên đùa phá rồi cười khúc khích khi xem trộm cảnh cô gái tắm bên giếng vườn sau nhà. Rồi thời gian trôi, người ngày lớn dần lên, cuộc chiến ngày càng khốc liệt, cách đối xử của hai phe Việt Minh và kẻ xâm lấn – người Pháp – ngày càng tàn khốc. Tác giả đã tả chân và thực đến nỗi độc giả cũng phải muốn ọe theo tình cảnh của truyện. Nhưng tác giả vẫn luôn giữ được tính nhân bản của người Việt Nam ở phần kết, ở lời ru bú mớm của nhân vật Xụ Phụn Phèn. Cô ru đứa con khi cả hai mẹ con đều không còn trên cõi đời nữa: “Yêu là gì, hả mẹ?” “Yêu là có thể hy sinh thân mình cho người mình yêu.” “Thế mẹ có yêu bố không” […] “Bố sẽ về với mẹ con mình mãi mãi…” “Bao giờ, hả mẹ?” “Bố hẹn với mẹ con mình ở thủy phủ…” […] “… Họ cùng về thủy phủ với mình, nơi không còn bom đạn hay hận thù, nơi mẹ con mình sẽ gặp bố, bố sẽ yêu thương bảo bọc mẹ con mình. Thôi con nhé, con hãy ngủ đi, khi nào mặt trời mọc là mình đến nơi.”

Trịnh Y Thư tài tình là vậy, ông chiếu cảnh người tàn sát người, người với bao nhiêu là tính xấu hành xử với người chân chất thật thà, nhưng ông vẫn lồng vào đấy “tình người”. Sự yêu thương giữa người và người có thật, cho dù thật hiếm hoi vì nó phải được che phủ dưới một lớp mặt lạnh lùng, vào thời điểm đó. Cái tài tình nhất là ông chấm dứt câu chuyện ở tình yêu thương của mẹ và con và người cha. Ông thuyết phục độc giả lấy lại niềm tin về con người. Con người có đốn mạt bao nhiêu vẫn không thể xóa hết những tính yêu thương chân thật trong lòng. Tính yêu thương của những người thật là “người”, không phải là “ngợm”!

Trong Dưới những gốc nho biển, nhân vật “cô” là nhân vật có thật đâu đó, trải dài suốt đất nước Việt Nam. Với tình huống chính trị đã qua thời chiến tranh, súng đạn của người miền Bắc – cộng sản xâm chiếm người miền Nam – Việt Nam Cộng Hòa, đã ngưng bặt. Nhưng người Việt ở cả hai miền Bắc-Nam nào được sống thanh bình trong yêu thương. Chế độ cộng sản và con người cộng sản vẫn còn tính hung tàn. Chẳng hiểu tại sao!? Nên, người miền Nam phải ra đi tìm tự do, cho dù họ quăng mình vào biển cả một mất một còn. Người vượt biển có thể thành công để đến bến bờ bên kia, ở một nước thứ ba. Hoặc họ thất bại thì lại tìm đường về Thủy Phủ, nơi không còn hận thù hay oán ghét. Nhân vật “cô” sống như ảo ảnh trên cõi đời vì thiếu tình thương mẫu tử. Mặc dù bên cạnh cô vẫn còn một bóng người yêu thương cô đấy, ông “bác sĩ bộ đội”. Có phải chăng nhân vật Mẫn trong truyện Ký ức của loài bò sát xuất hiện trở lại? Nhưng tình yêu của ông ta vẫn không thể thay thế được tình mẹ con mà cô đang tìm kiếm.

Và cuối cùng cô cũng tìm về Thủy Phủ!

Tiếp đến truyện thứ ba Đường về thủy phủ, độc giả cứ ngỡ và chờ nhân vật “tôi” cuối cùng cũng tìm đường về Thủy Phủ. Nhưng không! Tác giả không cho phép là vậy. Ông dùng kỹ thuật nghệ thuật viết tiểu thuyết tạo dựng nhân vật “tôi” bước ra từ trang sách của một nhà văn-giáo sư. “Tôi” như ảo ảnh dưới mắt độc giả. Nhân vật nữ mà giáo sư-nhà văn đã vẽ ra trong truyện để rồi cô sống thật. Mà chính nhân vật này đã nhiều lần “càm ràm” với giáo sư-nhà văn là mình quái đản cũng do vì ông đã tạo ra nó. Cả tác giả lẫn nhân vật sống quyện vào nhau, tạo ra những cảnh “thật” mà giống như “không thật” ở một xứ sở văn minh nhất trái đất. “Tôi” quay cuồng sống mà thẳm sâu trong tâm thức cô vẫn hỏi rằng “tôi là ai”, “bố mẹ tôi là ai?” Cô thiếu tình yêu thương máu mủ từ cha mẹ. Để rồi… “tôi” làm một chuyến trở về quê hương. Tìm kiếm lại gốc gác của mình với hy vọng mong manh là thấy lại được người mẹ ruột của mình. Và độc giả đã cùng “tôi” thấy được bao cảnh đời có thật mà người Việt phải chịu đựng trong cái gọi là “thời bình” đầy nhiễu nhương này.

“Tôi” không tìm ra được mẹ, nhưng ngược lại cô tìm được một ông “bố”. “Bố và con” rất tương đắc ở thời gian này. Bố-con chẳng có mảy may huyết thống nào, nhưng lại có được một tình thương yêu chân thật là nhờ vào cái gạch nối “mẹ” của cô. “Tôi” gần như sống trọn vẹn ở thời gian hiện tại, nơi “mẹ” cô từng ngồi. Và cuối cùng “tôi” quên khuấy cái chết cứu cánh mà cô đã từng nghĩ đến.

Thủy Phủ bị bỏ quên!

Màn từ từ hạ cùng với tiếng cười của hai “bố-con” ở nơi “mẹ” đã từng ngồi.

“Thủy Phủ” là chốn dành cho người có ước mơ mà không thành và cũng cho cả người đạt được ước mơ, nữa chứ. Ai mà chả chết! Thủy Phủ sẽ là thiên đường hay địa ngục tùy ở từng người. Người nào lúc ra đi với tâm hung ác thì Thủy Phủ chỉ có thể là địa ngục. Địa ngục ngay ở trần gian, ngay khi còn hít vào thở ra. Còn với người ra đi với tâm lành thiện, nhiều yêu thương thì Thủy Phủ sẽ trở thành thiên đường với đầy yêu thương, trở lại bản tính nguyên thủy của con người.

Thiện-ác, thiên đường-địa ngục là hai phạm trù mà con người khó tránh khỏi. Cái vấn đề ở đây là sống làm sao để ta có ngay thiên đường khi đang còn hít thở. Địa ngục-thiên đường nó nằm trong tâm. Cái tâm không ai nhìn thấy nó đang ở đâu, nhưng nó lại được nhận ra bởi sự yêu thương của người trao cho người. Nó còn được nhận ra bởi ánh mắt, tiếng cười và lời nói mà con người trao cho nhau.

Thủy Phủ sẽ tràn đầy lòng yêu thương và vang tiếng cười khi con người hiểu biết thế nào là tâm lành và tâm thiện!

– Doãn Cẩm Liên
(California, ngày 30 tháng 10, 2024)
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
30 Tháng Mười Một 20249:07 SA(Xem: 127)
ta không lo công nghệ số sẽ bào mòn cảm xúc của con người; ta chỉ nên lo con người không biết khai thác thế mạnh của công nghệ số để làm giàu cho kiến văn, suy tưởng và cảm xúc của chính mình.
22 Tháng Mười 202411:32 SA(Xem: 485)
Tôi thấy lớp nhà văn, nhà phê bình độ tuổi trên dưới 40 hiện nay rất đáng nể, tôi tin là họ sẽ làm nên chuyện.
10 Tháng Mười 20241:03 CH(Xem: 383)
Thơ tài tình luôn luôn hiếm hoi và thường đến từ sáng tạo của những nghệ sĩ tài hoa.
26 Tháng Chín 20244:37 CH(Xem: 278)
Màu, khối, nét, bố cục, ánh sáng đã thay ông kể mãi những câu chuyện của con người.
27 Tháng Tám 202410:07 SA(Xem: 412)
Người nhạc sĩ đã gửi vào ánh sáng một tuổi thơ biết đi đứng, chạy nhảy.
21 Tháng Tám 202410:15 SA(Xem: 534)
Bài viết sau cùng của ca sĩ Quỳnh Giao
14 Tháng Tám 20245:17 CH(Xem: 464)
Đã đến lúc phải coi biên giới là một khái niệm mở, văn hóa cũng là biên giới. Mất văn hóa là mất nước.
31 Tháng Bảy 202410:07 SA(Xem: 619)
70 năm đã trôi qua kể từ cuộc thiên di vĩ đại nhất Việt Nam đương đại.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 21447)
Tôi không biết phải bắt đầu từ đâu, ra sao, thế nào khi đứng trước khu rừng có quá nhiều những gốc lạ, quý? Khu rừng thuộc quyền sở hữu của người dựng thành đêm-từ-biệt…Trần.
(Xem: 16141)
Đề cập tới sự nghiệp âm nhạc giá trị của cố nhạc sĩ Phạm Đình Chương, nếu chỉ nói tới khía cạnh thơ phổ nhạc (dù cho ông được ghi nhận như một thiên tài) mà không đề cập tới những lãnh vực khác, tôi cho là một thiếu sót không thể tha thứ.
(Xem: 17802)
Tuy nhiên, thế hệ 1940-1950, cũng lại là thế hệ cung cấp cho văn chương miền Nam 20 năm, những bài thơ, những trang
(Xem: 10500)
Loạt bài của Nguyên Vũ / Vũ Ngự Chiêu được độc giả, nhất là giới quân nhân đón nhận nồng nhiệt
(Xem: 19034)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 5309)
Tôi mượn câu thơ kết trong bài 'Đêm, nhớ trăng Sài Gòn' của Du Tử Lê để làm tựa cho bài viết này, bài viết về ông: Du Tử Lê - một nhà thơ có tầm ảnh hưởng lớn đối với văn chương Việt Nam.
(Xem: 1995)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 2610)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 2382)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 23710)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 20154)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 8993)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 10088)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 9360)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 12550)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 31998)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 21639)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 26806)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 24202)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 23011)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 21150)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 19060)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 20292)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 17800)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16858)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 26118)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 33399)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 35682)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,