LÂM CHƯƠNG - Truyện Của Ngâu

23 Tháng Năm 201012:00 SA(Xem: 31587)
LÂM CHƯƠNG - Truyện Của Ngâu

blank





















Mười chín tuổi, Huỳnh Thị Ngâu có tình. Ông Huỳnh Hừng, cha cô, biết chuyện nhưng giữ thái độ im lặng đến lạnh lùng.

Trong bữa cơm chiều, Ngâu e dè ăn từng miếng nhỏ. Cha cô ngó chăm vào con gái, vài lần nhắp cốc rượu, hắng giọng như muốn nói điều gì, nhưng cuối cùng chẳng nói.

Buổi tối. Ngâu vào buồng, buông mùng, nằm nghĩ đến người tình.

Mẹ cô theo vào, vén mùng, ngồi kế bên, hỏi: “Thằng ấy thế nàỏ”
Cô vờ hỏi lại: “Thằng nàỏ”
“Thằng vẫn theo con vào đồn điền cao su.”
“Làm gì có.”
“Mày láọ Tao biết cả rồi.”
“Mẹ biết, sao còn hỏi con?”
“Đồ chết bầm! Ba mày đang theo dõi đấy.”
Ngâu nằm lặng.
Mẹ dỗ: “Nói đi. Nó thế nàỏ”
Ngâu thủ thỉ: “Ảnh nói thương con.”
“Không. Gia thế kìa?”
“Đi lính, cấp bậc trung sĩ.”
Mẹ gắt: “Biết rồi. Cha mẹ nó?”
“Bắc di cư, năm năm tư.”
“Tên nó là gì?”
“Koan Trâu Phiên.”
“Hả?”
Ngâu lặp lại: “Koan Trâu Phiên.”
“Tên nghe lạ.”
“Ảnh kể, bố mẹ thuộc sắc tộc Nùng, Lai Châu. Khi mới vào Nam, bố dắt đi làm thế vì khai sinh, khai tên Quang Châu Phiên. Ông hộ tịch người Nam, viết thành Koan Trâu Phiên.”
“Nó nói gì nữa không?”
“Chỉ nói thương con.”
Mẹ dặn: “Chưa thương được đâu. Coi chừng ba mày cắt gân đấy.”
Mẹ bỏ ra ngoài. Ngâu nghĩ, tình yêu thật tuyệt vời, nhưng chung quanh lắm điều rắc rối.

Ngâu đứng nép vào vùng cây lá rậm, bên ngoài đồn điền.
Phiên hỏi: “Sợ anh đến thế à?”
Ngâu ấp úng: “Không. Chỉ sợ có người trông thấy.”
“Chả có ai đâu.”
“Phu đồn điền vẫn thường ngang qua đây.”
“Họ không phải bố em. Sợ gì?”
“Họ sẽ mách lại. Em sợ tất cả mọi người.
Phiên nhích gần hơn, cầm tay Ngâu. Cô rụt tay về.
Phiên tha thiết: “Anh thương em.”
Ngâu lí nhí: “Biết rồi.”
“Có thương anh không?”
“Hỏi câu đó hoài.”
“Anh muốn nghe em nói.”
“Không thương, sao đứng đây với anh?”
“Vậy là thương hả?”
“Ư… ư…”
Phiên đặt tay lên vai Ngâu, kéo vào mình. Ngâu vùng nhẹ, cầm tay Phiên bỏ ra.
“Hãy nói thương anh.”
Ngâu quay mặt, cười khúc khích: “Nói thế, ngượng chết đi.”
Bất ngờ, Phiên ôm chầm lấy Ngâu. Hôn tới tấp lên mặt, lên cổ.
Ngâu ú ớ: “Anh…, buông em ra.”
“Anh thương em.”
“Lại nói câu ấy nữa.”

Ngâu yếu đuối trong tay Phiên. Cô ngữa mặt nhìn lên vòm câỵ Có những bông hoa dại màu trắng điểm lấm tấm giữa màu lá xanh, và những con chim nhỏ chíu chít trên cành. Thiên nhiên bao giờ cũng thế. Nhưng Ngâu bỗng thấy như tất cả đều rộn lên, hoà cùng xúc cảm mới lạ ùa chu.p xuống làm cô choáng ngợp, đồng thời với nỗi lo sợ vu vơ.

Ngâu nói như van: “Buông em ra.”
Phiên âu yếm vùi mặt vào tóc Ngâu, nói trong hơi thở: “Mình sẽ là vợ chồng.”
“Anh ơi, đừng ôm nữạ Em sợ…”
“Bằng lòng làm vợ anh không?”
Ngâu gật đầu: “Bằng lòng, nhưng… hãy buông em ra.”
Phiên tháo vòng tay, tiếc nuối.
Ngâu vuốt lại mái tóc, mặt đỏ bừng: “Anh kỳ quá à.”
Phiên cười: “Anh thích kỳ như thế.”
Ngâu dí ngón tay vào trán Phiên: “Cái mặt không biết mắc cở.”

Phiên cầm tay Ngâu. Lần này, cô không rụt tay về. Cả hai im lặng, nhìn về những hàng cao su thẳng tắp. Ngâu vẫn còn nguyên cái cảm giác trong giây phút Phiên ôm ghì lấy thân thể nóng bỏng của cô. Cái cảm giác đầu đời chạm với tình yêu.

Lúc lâu sau, Phiên nói: “Anh sẽ nhờ mai mối đến nhà em.”
“Chỉ ngại ba em…” Ngâu phân vân.
“Chê anh không xứng hả?”
“Không. Có điều khó nói.”
“Điều gì?”
Ngâu cúi đầu: “Ba em không ưa lính.”
“Ngâu ơi, thanh niên thời buổi này, ai mà chả phải đi lính?”
“Biết thế. Nhưng ba em thì khác.”
“Phải làm sao cho ba em thương anh?”
“Em không biết.”
“Điều gì, em cũng không biết.” Rồi Phiên cười, nhái theo câu thơ. “Em còn bé lắm, chỉ biết yêu thôi. Chả biết gì.”
Ngâu cũng cười: “Em còn bé lắm, chả biết yêu. Cũng chả biết gì.”
“Thế thì anh dạy cho em biết gì.” Phiên ôm Ngâu, vùi mặt vào ngực cô.
Ngâu đẩy ra: “Khiếp quá.”
Phiên nói: “Thương nhau là phải thế.”
“Không thế, không phải là thương sao!”
“Không. Chỉ là thương mây khóc gió của mấy ông thi sĩ thất tình. Em mười chín tuổi, phải thực tập bài học yêu thương để chuẩn bị làm vợ.”
“Chuyện ấy tính sau. Bây giờ, cho em về. Ba em biết hẹn hò với anh, thì chết.”
“Mới gặp đã đòi về?”
“Em sợ.”
Phiên nài nĩ: “Không ai thấy đâu. Nán lại chút nữa, em?
“Thôi mà, cho em về.”
Phiên tiếc: “Ừ, thì về. Mai gặp lại chỗ này, nhớ nhé?”
“Nhớ rồi. Anh đứng đây, chờ em đi khuất. Em sợ có người trông thấy mình đi chung.”
“Trước khi về, anh hôn em lần nữa.”

Ngâu chưa kịp trả lời. Phiên đã nâng mặt cô, và đặt lên đôi mắt những nụ hôn nồng nàn thắm thiết.
Ngâu trách yêu: “Râu cà gần rách mặt người ta. Mai cạo râu đi nhé.”

Ngâu đi dưới bóng mát những hàng cao su. Phiên đứng nhìn theo cái lưng nhỏ bé của người yêu đến khi khuất sau một khúc quanh trên con đường đất đỏ.

Buổi sáng. Như thường lệ, Ngâu mang gùi vào vào đồn điền cao su cạo mủ. Cổ cô choàng chiếc khăn rằn của Phiên. Chiếc khăn của cô, Phiên xin, và thay thế bằng chiếc khăn này. Phiên nói, để giữ lấy hơi hướm người tình. Ngâu cảm động. Không ngờ trong tình yêu có những chi tiết vụn vặt, lại làm cho người ta xúc động đến chảy nước mắt. Cô ngó ra con đường đất đỏ về phía bìa rừng, nơi Phiên vẫn thường từ đó đi tới. Cô hình dung ra cái dáng đi lừng lững, đầu đội chiếc mũ lưỡi trai màu xanh cứt ngựa, vành mũ sụp xuống che ngang vầng trán. Đôi mắt xếch dưới cặp chân mày rậm, hiện rõ cái nét dữ dội của kẻ gan lì. Biết nhau lâu, nhìn hoài đôi mắt ấy, cô lại thấy dễ thương chi lạ. Và những câu ân tình của Phiên, còn đọng lại trong cô thành nỗi nhớ nhung.

Quá ngọ, vẫn chưa thấy Phiên. Ngâu bứt rứt mong chờ. Tiếng con chim gáy từ rừng xa khắc khoải vọng về, cô nghe tiếng như tiếng gọi buồn khi xa vắng. Trước kia, có bao giờ cô để ý tiếng chim, và cảnh sắc chung quanh mình đâu. Tất cả những thứ đó, cô đã nghe thấy từ ngày còn bé, quen thuộc như một phần đời dính liền với cô, chìm trong ký ức. Từ khi có Phiên, cô cảm thấy mọi thứ đều hiện diện và đổi khác, mới lạ và đáng yêu. Mọi thứ đều biết vui buồn theo tâm cảm của cô, chứa chan đầy ắp kỷ niệm. Cô đang mong nhớ đợi chờ. Bỗng có vài ba tiếng súng nổ tắc cù bên ngoài đồn điền, phía giáp ranh với bìa rừng. Cái âm thanh khô khốc lẻ loi, làm cô khó chịu. Thời chiến tranh, thỉnh thoảng vẫn nghe tiếng súng như thế. Cô tự hỏi, cuộc đời tươi đẹp biết bao, sao người ta gây chi những đau buồn chết chóc?

Chiều sắp tàn. Phiên không đến. Ngâu buồn bã trở về, thầm trách người yêu lỗi hẹn. Từ đó trở đi, ngày nào mang gùi vào đồn điền cao su, cô cũng đợi. Chờ đợi lâu ngày thành tuyệt vọng. Phiên không bao giờ đến nữa. Nỗi buồn cô giấu trong tim, mà nước mắt cứ ứa ra từng đêm trên gối. Chẳng ai nói cho Ngâu biết, tại sao mình bị bỏ rơỉ

Sau ngày Miền Nam sụp đổ. Ngâu lập gia đình với viên huyện đội trưởng, tên Dư, sinh được hai con. Chồng cô rất mực chìu vợ, thương con. Ai cũng cho rằng, Ngâu may mắn được người chồng tốt, một gia đình ấm êm hạnh phúc. Biết bao cô gái đến tuổi trưởng thành, cũng chỉ mơ ước có một mái ấm như thế mà thôi. Bốn năm lấy chồng, Ngâu giữ tròn bổn phận làm vợ, làm mẹ. Dù thế, cô vẫn thường xa vắng mông lung, nhớ người tình cũ. Nhớ cái dáng đi lừng lững, và đôi mắt xếch. Nhớ những lần Phiên siết lấy cô, hôn tới tấp. Những nụ hôn cháy bỏng làm cô bừng bừng nóng ran da thịt. Từ ngày lấy chồng, chưa bao giờ cô có được cảm giác ấy. Không phải chồng cô thiếu nhiệt tình. Chính cô thờ ơ với những ái ân trong tình chồng vợ. Nhiều khi đầu ấp tay gối với Dư, cô tự đánh lừa mình bằng cách tưởng tượng đang nằm trong vòng tay âu yếm của Phiên, để tìm lại những rung động mãnh liệt ngày nàọ Nhưng cô thất vọng. Tự đánh lừa mình là điều không dễ. Trên đường đời, một lần cô bước hụt chân. Tình yêu vuột mất, để lại trong cô một khoảng trời trống lốc. Khoảng trống ấy cứ lớn dần lên mãi. Cái khoảng trống mênh mông không thể lấp đầy bởi người người đàn ông cô gọi là chồng.

Những buổi trưa, nhìn về phía đồn điền cao su, nghe tiếng con chim gáy từ rừng xa, cô buồn như chết lặng. Dù bây giờ, đồn điền không còn nữa. Cao su già cỗi bị đốn bỏ lâu rồi. Người ta thay vào đấy là là nông trường trồng mía. Con đường đất đỏ cũng biến mất, để nới rộng thêm cho diện tích trồng trọt. Nhưng với cô, tất cả vẫn bềnh bồng trong trí nhớ. Và tiếng chim gáy cũng gợi lại cho cô một mùa hè năm cũ, với vài ba tiếng súng nổ. Trong thời điểm ấy, cô vĩnh viễn mất người yêu. Từ đó trở đi, cây lá vẫn trổ màu xanh, nhưng cô buồn rầu héo hắt. Nhất là khi vô tình cô biết được một sự thực phũ phàng, thì khoảng trống trong lòng cô nhuộm trắng một màu tang.

Khi cách mạng giành được quyền kiểm soát Miền Nam. Ông Huỳnh Hừng tự bộc lộ thân phận là một cán bộ nằm vùng. Với quá trình hai mươi tuổi đảng, đương nhiên ông là nhân vật có thế lực của chế độ mới. Chồng của Ngâu, trước kia là du kích, hoạt động dưới sự bí mật điều khiển của ông Huỳnh Hừng. Sau này, Dư được ông nâng đỡ, đưa lên làm huyện đội trưởng, và gả con gái. Trong một lần chè chén, các đồng chí của chồng vui say nhắc lại những thành tích chống Mỹ cứu nước. Thành tích của Dư là đã phục kích bắn chết một trung sĩ ngụy tên Phiên. Công lao đó, có ông Huỳnh Hừng dự phần. Ông theo dõi nhiều ngày để biết chắc thời gian, và lối đi về của Phiên thường hẹn đến với tình nhân, rồi đề ra kế hoạch cho Dư thi hành. Bây giờ, Ngâu mới hiểu rõ câu nói mập mờ của mẹ: Ba mày đang theo dõi. Coi chừng ba mày cắt gân đấy.

Ngâu biết được điều đó, thì mọi chuyện không còn có thể thay đổi. Cô đã có con với Dư rồi. Cô mặc cảm như mình là nguyên nhân gây ra cái chết của Phiên. Trách ai! Thời thế đã du cha cô và Dư về phía đối lập với Phiên. Không từng quen biết, mà thù hằn rình rập sát hại lẫn nhau. Phiên sa vào cái bẫy của cha cô. Trong đó, cô được dùng như một miếng mồi nhử. Dư chỉ là tên thừa hành, nhưng lại là người trực tiếp nhúng tay vào máu. Làm sao cô tìm được hạnh phúc với kẻ đã giết chết đối tượng tình yêu của mình? Cô không đủ cái liều dứt khoát ra đi. Còn con của cô nữa, nó cũng là nguyên nhân buộc cô ở lại. Cô thấy mình bất lực, và buông xuôi theo ngày tháng trắng mênh mông.

Cái khoảng trống trong lòng cô, chỉ mình cô biết. Con chim rừng thay đổi mấy đời chim rồi, nhưng tiếng gáy nghe không khác năm nào. Còn cô thì đã đi quá xa. Ngoái nhìn về dĩ vãng, tất cả đều trôi ngược chiều thời gian làm thành kỷ niệm. Kỷ niệm nào, khi nhớ lại cũng làm cô rơi nước mắt.

LÂM CHƯƠNG

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
15 Tháng Sáu 20253:33 CH(Xem: 109)
Biết đâu, đận ấy, đã, phu thê
10 Tháng Sáu 20256:02 CH(Xem: 450)
Một huyễn tưởng ướt át, ông anh rập khuôn cơn mộng
05 Tháng Sáu 20251:29 CH(Xem: 889)
Hình thái sống chín vàng/ Tự nhiên và bình thản
31 Tháng Năm 20253:29 CH(Xem: 1096)
tôi nghe nói/ đường phố đang rất lộn xộn
25 Tháng Năm 20253:26 CH(Xem: 777)
hãy trở thành mù chữ
20 Tháng Năm 20255:13 CH(Xem: 527)
gã ngồi khóc một mình/ không vì chất da cam
20 Tháng Năm 20255:03 CH(Xem: 480)
Trên bầu trời một thời tôi yêu - thời đã khuất.
15 Tháng Năm 202512:34 CH(Xem: 1506)
Má có nhớ tên con,/ nếu gặp nhau ở thiên đường?
10 Tháng Năm 202512:27 CH(Xem: 1727)
Tại con nhớ má khơi khơi
05 Tháng Năm 202512:22 CH(Xem: 975)
Hò hẹn mãi cuối cùng em cũng đến
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 19669)
Tôi cho, định mệnh có thể vùi dập, xé nát một cá nhân, trong đời thường, nhưng nó vẫn bất lực trước những đóng góp trí tuệ, nếu có, của một người nào đó.
(Xem: 35270)
Tên thật Nguyễn Thị Ngọc Trâm, nữ ca sĩ Minh Trang là cháu ngoại của Công Chúa Mỹ Lương (tục gọi Bà Chúa Nhất,) em ruột với Vua Thành Thái. Ngày 18 Tháng Tám tới đây, bà bước vào tuổi 90 (mà,
(Xem: 32103)
Ở thế hệ thứ hai của sinh hoạt 20 năm âm nhạc miền Nam, tính từ 1954 tới 1975, nếu có một người lặng lẽ nhất trong mọi sinh hoạt,
(Xem: 13879)
Chính Mai Thảo là người đầu tiên, vào từ miền Bắc, mở được cánh cửa tương thông, thân ái giữa những người làm nghệ thuật ở hai đầu “thế giới” lạ lẫm.
(Xem: 21259)
Tôi biết tôi dường còn muốn nói với NXH, nhiều hơn nữa,
(Xem: 9527)
Hôm nay, một sáng nắng ấm, trời thu, Nam California, chúng tôi ngậm ngùi đưa tiễn một Nhà thơ.
(Xem: 750)
Trên vòm trời thi ca Việt Nam bao la, hiếm, có một thi sĩ mang trong mình sự giao hòa mượt mà giữa tình yêu, đời sống và triết tính Phật giáo như Du Tử Lê.
(Xem: 16588)
Du Tử Lê, ông ấy là ai? Sao định mệnh tôi cứ mãi gắn liền với những dòng thơ của ông ta? Nghe nói bây giờ đang ở tại Mỹ
(Xem: 6630)
Tôi mượn câu thơ kết trong bài 'Đêm, nhớ trăng Sài Gòn' của Du Tử Lê để làm tựa cho bài viết này, bài viết về ông: Du Tử Lê - một nhà thơ có tầm ảnh hưởng lớn đối với văn chương Việt Nam.
(Xem: 3627)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 20946)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 9887)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 11318)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 9919)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 13711)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 33130)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 22301)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 27845)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 25224)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 24177)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 22247)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 19768)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 21073)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 18469)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 17366)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 27401)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 34535)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 36309)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,