Bắt đầu mùa của những bông hoa móng tay

06 Tháng Sáu 201012:00 SA(Xem: 6028)
Bắt đầu mùa của những bông hoa móng tay

1

Chiếc xe hậm hực chồm lên và rùng mình nhiều lần trước khi ngừng tắt hẳn tiếng máy. Người ta không thể biết nó đến từ đâu, nhưng nhìn vào lòng xe, thấy có cả thẩy năm người. Họ đều còn trẻ. ba người con gái ngồi băng sau. Một người con gái có vẻ nhỏ tuổi nhất ngồi băng trên và sau vô-lăng là một thanh niên. Tính từ trái sang phải, ở băng sau, người thứ nhất mặc chiếc áo pull màu vàng cổ bẻ, doi người, khỏe mạnh. Có thể nói nàng là người có thân hình cân đối đẹp nhất bọn, với đôi chân dài thon được bó gọn trong chiếc quần jean màu đất. Người kế tiếp mặc chiếc áo dài màu tím ngả hồng. Nàng có nước da trắng nhão, đôi vai tròn, ngực tròn, gương mặt tròn, chiếc cằm cũng tròn luôn và có ngấn. Màu trắng của làn da cùng sự tròn trịa của nhân dáng, nàng khiến cho người ta có cảm giác mát mẻ một cách thống khoái (có thể sự thực nàng mát mẻ hơn tưởng tượng của chúng ta). Người thứ ba cắt tóc gọn kiểu con trai, trán cao, nàng cũng mặc áo dài, chiếc áo màu nõn chuối. Nàng có vẻ mập mạp (cái mập mạp đẫy đà một cách rất yếu đuối). Người con gái nhỏ tuổi nhất ngồi băng trước tuy không có được cái thân hình cân đối như người con gái mặc áo pull vàng, nhưng nàng có phong cách đài các quý phái (một cách trẻ con mệt mỏi). Nàng mặc một chiếc áo màu cam, chéo vạt, cổ xẻ sâu (ngừng lại đúng chỗ nên ngừng trên bộ ngực mới nhú) Cô bé thả tóc, những ngọn tóc xanh đen chấm trên đỉnh đôi vai xuôi thon, mắt to khi ngước nhìn và đặc biệt, chiếc miệng nhỏ, đôi môi chúm với cánh dưới trề ra (vẻ nũng nịu trẻ thơ và tinh anh hóm hỉnh). Thanh niên ngồi sau vô-lăng tóc bơ phờ, gầy xanh, gương mặt anh như thường trực một nỗi lo âu, dằn vặt, không vui. Lúc đó trời đã muốn trưa nếu căn cứ vào chiếc bóng của cây bàng đọ xuống, tạo với thân nó một góc nhọn (sự thực đồng hồ khi ấy chỉ mười giờ rưỡi). Nắng gay gắt rang khô từng hạt cát trắng bao quanh ngôi quán có chiều ngang gấp ba chiều dài.

Những cánh cửa bung mở. Họ lần lượt chui ra khỏi xe. Đầu tiên là người con gái mặc áo nõn chuối, tiếp theo cô bé nhỏ tuổi nhất vá ba người còn lại. Những gói đồ được mang ra khỏi xe (đồ đạc chuyển vào quán nhiều hơn số người ta có thể phỏng đoán). Khi đồ đạc được đem đi hết; trong lòng xe trơ trọi lại một cái mũ lính. Chắc của hai người thanh niên. Anh ta là một quân nhân.

Biển mở ra màu xanh tới chân trời. Bãi chia thành hai phần rõ rệt. Phần trong là những đụn cát trắng khô như muối, nửa ngoài tiếp với mặt biển màu xám nâu, ẩm ướt. Cơn mưa còn lảng vảng trên bầu trời thấp ẩm.

Một ông già mình trần mặc chiếc quần sà lỏn tiếp tay với một thiếu phụ đen đủi, mập lùn ngả những chiếc ghế xếp dọc theo hành lang rộng trong ra biển. Vài tiếng xì xào nổi lên ở đám người mới. Không một ý kiến nào rõ rệt.

Người lính sau khi đăm đăm nhìn ra biển, ngó lại bốn thiếu nữ, nói lớn:

- Quý vị uống gì gọi.

Nói xong anh quay bước vào nhà trong: Anh ngó mặt mình ròng ròng nước nơi tấm gươn chữ nhật gắn trên tường sau khi vọc nước bằng tay từ vòi ở cái lavabo bằng sứ. Vầng trán anh thoáng hiện một vài nếp nhăn. Có lẽ anh đang ngắm nhìn sự buồn nản và mệt mỏi của chính mình. Giữa lúc đó, người con gái nhỏ tuổi nhất bước lại gần. Cô bước khoan thai vẻ tự tin và chững chạc. Chiếc dây lưng bằng vải cùng màu trắng to bản, thòng trễ ngang bụng. Cô có vẻ gọn gàng trong cách phục sức thời trang và điệu một cách kín đáo:

Người lính nói:- Rửa mặt đi bé con.

Cô bé liếc nhanh mặt mình, trong gương và lấy tay cời mấy lọn tóc lòa xòa ở một bên má.

- Em muốn đi phố.

- Ngay bây giờ?

Người lính xích qua một bên nhường chỗ cho người con gái. Anh lấy khăn trong túi sau, lau mặt và liếc nhìn về hướng của ba người kia. Tầm mắt anh bị chặn lại bởi chiếc cầu thang xây, dẫn lên sân thượng.

Người con gái nhỏ tuổi nhất chống hai tay lên thành lavabo tráng men sứ trắng. Nàng gật đầu, không nói.

Người lính xếp gọn chiếc khăn tay và đưa cho cô bé.

- Thì đi. Nhưng cũng nên rửa mặt lắm.

- Rửa chứ.

Cô bé đáp và bắt đầu mở nước. Trên miệng cô hiện ra một nụ cười không hết. Người lính nhìn thấy và đôi mắt anh chuyển tới những ngón tay dài mượt, thon xinh như những nhánh huệ. Anh thở ra và đi vòng qua phía cửa chính trước khi rẽ vào hành lang.

Lúc này cô gái mặc áo tím đã thay chiếc áo ca rô cụt tay và cô gái áo nõn chuối cũng thế, nhưng mà là chiếc áo tay dài mầu hồng nhạt bằng lụa.

Người con gái áo lụa nói:

- Thay quần áo tắm đi.

Bạn cô hỏi lại:

- Còn mày?

- Tao không tắm.

Cô áo lụa trả lời xong quay quắt lại phía người lính đứng chếch sau lưng, tiếp:

- Bao giờ ông K. tới?

Người lính gỡ điếu thuốc vừa đốt trên môi xuống chậm chạp đáp:

- Lát nữa. trong vòng nửa giờ.

Vẻ mặt người thiếu nữ đầy vẻ bất mãn. Hình như nàng cố gắng phấn đấu với những phẫn nộ, những giận dữ ứ tràn trong lòng.

Người con gái áo ca-rô đi về phía có những phòng thay áo quần, trong khi cô bé trở lại. Sự có mặt trở lại của nàng kéo theo một im lặng nặng nề. Niềm im lặng như một tấm lưới lớn bất thần chụp xuống quây chia ba người ở ba góc biệt lập.

Nước mắt làm ửng hồng thêm đôi má của cô bé. Những sợi lông măng óng ả có thể nhìn thấy rõ hơn trên da mặt và trên hai chánh tay để trần của cô. Người lính nhìn một vòng qua hai người, giọng không mấy tự nhiên:

- B. ở đây, anh với A. ra phố một lát.

Người con gái áo lụa tên B. không đáp. Cô nhìn ra những ngọn sóng bạc đầu đang ào ào vất vả lăn nhanh vào bờ cát. Khuôn mặt nàng lạnh lẽo. Cánh môi dưới của người con gái nhỏ tuổi tên A. như trễ ra nhiều hơn.

Cuối cùn, cả hai cùng lui bước một lần. Khi ngang qua bậc cửa, người lính nhìn thấy mấy bụi hoa móng tay màu tím hồng ngả ngớn sát mặt đất ở hai bên hông quán. Chàng phác tay định nói gì đó, nhưng A. đã đi vượt quá chàng mấy bước. Chàng thõng tay, cúi đầu và rảo cẳng.

Những bông hoa móng tay, phải em thường nhìn thấy trong những lần đến thăm anh ở bên ngoài bờ tường điếm canh doanh trại. Những bông hoa như những chiếc móng tay xinh xinh, thơm và ngạt ngào như hương thịt da em một buổi sáng, ngày nào, em nhớ chăng?

Một sáng mưa mở mắt cùng với một ngày mới, bắt đầu. Một ngày trong những hạt nước tinh khôi long lanh của những mộng mị ướt xanh dưới những tàng me lá nõn. Em nhớ chăng? Anh hôn em và níu giữ những ngón tay em tội nghiệp trong hai bàn tay anh chai đá. Và em nói... ngày xưa... và anh tiếp anh yêu em... anh yêu em...

2

Chiếc xe cũ lại hục hặc rung lên trước khi lăn bánh vào những con đường phố cũ. Những con đường nằm ép giữa những đụn cát ù lì và những mái nhà rêu bám. Những con đường có thể ứ đầy người nhưng vẫn thênh thang một khi cả hai cùng không còn biết ai ngoài tình yêu của họ. Làm sao họ còn nhìn thấy ai, khi sau lưng, trước mặt, họ vẫn chỉ thấy họ trong mắt, trong môi trong túi quần, trong túi áo...

Người lính lái xe thật chậm bằng một tay, bởi tay kia anh còn mắc bận nắm lấy bàn tay của cô bé hững hờ bỏ ra trên phần ghế nệm còn lại.

Thỉnh thoảng người lính lại bỏ đường sá đem cái nhìn đắm đuối, nài nỉ của anh gửi vào đôi mắt, đậu lại đôi môi người con gái. Và người con gái lắc đầu. trề môi. Nhắc nhở anh: Coi kìa. Có lái xe đàng hoàng không! Cứ như thế, họ cùng nhau lên đỉnh đồi đá cao, xuống tới bờ biển thấp. Họ vào phố đông, họ ra đường vắng.

Họ nói với nhau về những người vắng mặt. Họ cười những tiếng cười giòn tan hân hoan, vỡ vụn hạnh phúc. Họ nói với nhau (in là) những điều đã không thể nói ở dọc đường. Họ gọi tên nhau. Chỉ một tiếng. Một tiếng ngắn ngủi. Hình như họ không biết phải nói gì hơn ngoài một tiếng gọi kêu bập vùng thảng thốt yêu thương ấy.

Chiếc xe cũ vẫn ì ạch cố gắng chở chuyên trên nó đôi tâm hồn, một hạnh phúc ngất cao bằng núi, rộng trải bằng biển. Một hạnh phúc làm bé mọn nhân gian, vô nghĩa kẻ khác. Một hạnh phúc nở ra như những bông hoa móng tay. Những cụm hoa xinh xinh, bắt đầu, cùng với những cơn mưa chạy suốt dọc theo những lòng phố me xanh lá nõn.

Người thanh niên nói một câu tầm thường nhưng khi ấy lại có một ý nghĩa (đôi khi ý nghĩa chỉ có giá trị cho từng hoàn cảnh) với họ:

- Phải chi con đường dài mãi cho chúng ta đi.

Cô bé cười, nụ cười trêu chọc, hóm hỉnh:

- Đến đâu rồi cũng phải hết chứ.

Người thanh niên đáp liền:

- Đến vô cực. Vô cực không là hết.

Cô bé vẫn cười:

- Nhưng em lại sợ khoảng trống hư vô đó. Em muốn ngừng lại ở bên đường. Hãy ngừng lại. Ngay lập tức.

Hỡi em. Em nhỏ bé như một con chim chưa có đủ cho mình dù chỉ một đôi cánh mỏng. Phải đó là ngày cuối cùng mà em muốn chọn, muốn lựa cho kết thúc, cho đứt đoạn của tình yêu ta. Phải khi nhìn vào mặt gương hạnh phúc, em đã thấp thoáng phía bên kia một xót xa, tủi nhục? Địa ngục đang chờ ta ở cuối đường trốn chạy. Không. Không bao giờ hỡi em. Chúng ta không có bắt đầu nên chẳng bao giờ có được kết thúc. Bởi tình yêu không phải là một đoạn đường hay một ý niệm về thời gian, giới hạn. Hoặc nó có, để vĩnh viễn. Hoặc không, để hư vô. Không bao giờ đâu hỡi em. Em nhỏ bé và mỏng manh. Em mới lớn và dại khờ. Em đam mê và yếu đuối. Tình yêu không là chiếc bóng mà chính là xương thịt. Hạnh phúc không là gương soi trong mắt thấy mà chính là máu huyết nuôi ta. Em hiểu gì? Em dấu yêu đời đời những bông hoa móng tay còn bé nở. Và mùa mưa (ôi mùa mưa) còn mãi mãi đi ngang qua đời ta.

3

Ông K. tìm đến chỗ ở của năm ngoái, khi ở đó chỉ còn lại một mình cô áo lụa. Nàng đang nghe một bản nhạc qua giọng hát T.T. với chiếc cassette mang theo.

Đôi mắt nàng mỗi lúc một thêm long lanh, ngấn lệ. Ông K. hiểu tại sao nàng khóc. Ông im lặng để mặc nàng. ông cho rằng nước mắt có thể giữ lại tất cả hoặc sẽ xóa nhòa đi tất cả. Ở trường hợp này, ông tin, nó sẽ chẳng còn gì khi những giọt lệ cuối cùng của một xúc động đã hết. Ông nhìn ra mặt biển. Thanh niên và cô bé cách bờ khá xa. Họ chỉ còn là hai chấm đen nhỏ và như chập vào nhau. Ông giơ thẳng cánh tay như muốn ra dấu chào họ. Một lát sau, không biết hai người kia có nhìn thấy ông, ông hạ tay xuống và đặt nó lên vai người con gái áo lụa.

Ông nói:

- Tới lâu chưa?

Không đợi người con gái trả lời, ông tiếp ngay:

- Giờ đến lượt ta đi phố?

Người con gái áo lụa giật mình quay lại. Nàng muốn giấu nhanh đi những giọt lệ còn ngập ngừng chưa lăn đi khỏi đôi khóe.

Ông K. lại nói giọng bình thản, dịu dàng.

- Tôi đây mà.


Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
20 Tháng Bảy 2022(Xem: 4747)
23 Tháng Tư 2022(Xem: 16572)
23 Tháng Sáu 2021(Xem: 4169)
22 Tháng Sáu 2021(Xem: 3150)
22 Tháng Sáu 2021(Xem: 3719)
22 Tháng Sáu 2021(Xem: 2449)
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17048)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12262)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18992)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9174)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8346)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 610)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 983)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1172)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22469)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14005)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19182)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7900)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8817)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8502)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11066)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30718)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20818)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25516)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22912)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21734)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19791)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18057)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19257)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16924)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16116)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24508)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31959)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34936)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,