TRỌNG KIM, VIẾT THÊM... VỚI DU TỬ LÊ
LNXB: Bán Nguyệt san Ngày Nay, Houston, số 405, đề ngày 15 tháng 1 năm 1999, khi đăng tải tùy bút "Giờ Ra Chơi Cuối Cùng Của Những Cậu Học Trò 60 Tuổi," có đăng song song một bài viết của Trọng Kim. Trong "Lời Tác Giả," Trọng Kim viết:
"Tôi viết bài này để phụ với bài của Du Tử Lê nhất là phần tên hiệu của các bạn cũ, cũng như về đội bóng của lớp."
T.K.
Có lẽ quyết định bay lên
Vừa từ Bắc Kinh về vì công việc của sở, đủ giờ để gặp hai con từ Austin và Dallas về sum họp gia đình dịp Thanksgiving, xui xẻo tôi lại bị một tai nạn nhỏ, té thang bị một vết nứt nhỏ nơi xương gót chân. Bàn chân sưng vù, không thể đi được, tôi phải chống nạng để di chuyển. Tôi báo tin buồn cho Du Tử Lê ở Nam Cali và chú "rể" ở
Tới phi trường Quốc tế
Minh bảo Trịnh Quốc Thông phút chót lên không được vì việc làm.
Thông tức Thông Híp, Thông Ba Tầu người bạn học cùng với tôi từ lớp ba trường Hàng Than ở Hà Nội dạo mới hồi cư cuối thập niên 40. Chúng tôi theo sát nhau từ đó, thi trượt vào Chu Văn An, phải học tạm ở Dũng Lạc một năm, vào Chu Văn An, cùng đi học tư buổi tối ở trường Vạn Thắng của thầy Đức Nghiệp trên đường Phan Thanh Giản để nhẩy lớp.
Đáng lẽ Thông là MC cho tiệc cưới, phút chót phải để Nguyễn Ngọc Chấn "Cậu Trời" thay. Còn Phạm Tuấn Bách, theo lời Minh, sẽ là... đại diện họ nhà trai.
Bách tức Bách Tây lai, vì trắng trẻo như Tây hoặc Bách Bò Liếm, vì có tóc bị bò liếm vén lên.
Nhưng tại sao lại có tên Minh Dê? Hồi đó trong lớp chún tôi có tới năm tên Minh, nên anh em phải đặt tên hiệu để phân biệt. nào Minh Đen, Minh Tốt Hỉn, Minh Hiếng, Minh Bùi, tức Bùi Quang Minh hiện ở Houston mà khi vui anh em thường gọi là Minh Bù...i (chữ ở giữa xin không dám viết). Riêng Nguyễn Quang Minh là thủ môn của hội banh. Minh lúc đó đã biết chuyện gái lẩm cẩm. Mỗi lần trận banh có các cô lớp bên cạnh ra xem là anh ta bay như...thủ môn Rạng của hội tuyển Việt
Gặp nhau ở
Thực ra ông Thầy Cãi Nguyễn Thế Toàn, như Du Tử Lê thường gọi, lúc mới vào học Chu Văn An đã có cái tên đầu tiên là Toàn "Hòa Hảo", vì hắn ta được gia đình từ trại định cư Cái Sắn, gửi lên Saigòn học. Tuần lễ đầu, hắn "chơi" bộ bà ba đen đi học, nên mới có cái biệt danh này.
Bách Bò Liếm đá hàng tiếp ứng, ở giữa có Phạm Sứ Mạnh. Mạnh đang bị lao ở Saigòn, và anh em có chung tiền gửi về giúp. Hàng giữa còn có Nguyễn Trí Viễn, tức Bẩy Viễn. Viễn có cái tật đưa banh cho anh em xong là la to, "ngon nhé, ông đưa banh ngon nhé". Hàng giữa phải kể Minh Bùi, lúc nào cũng cười và ít nói. Hậu vệ còn có cặp hai anh em Bưng, Trang người miền
Lực lượng đi yểm trợ luôn luôn không thể thiếu Lê Cự Phách biết làm thơ tình từ lúc nhỏ, tức nhà thơ Du Tử Lê và Nguyễn Ngọc Kiểm tự Kiểm Lâm, ông nhà báo Ngọc Hoài Phương sau này.
Thật chưa bao giờ chúng tôi lại được vui và cười đùa hồn nhiên như những ngày gặp lại nhau ở
Chỉ có Phạm Duy Ánh đến sớm là ở nhà Minh Dê, còn chúng tôi quyết định thuê nhiều phòng cạnh nhau ở một Hotel để hàn huyên và di chuyển cho dễ với chiếc xe van do Chấn "Cậu Trời" thuê để đón anh em. Vũ Thành An ngủ cùng phòng với tôi, đuổi Du Tử Lê hút thuốc sang ngủ với bọn Chấn "Cậu Trời".
Có những chuyện lạ chúng tôi chỉ tìm ra sau khi trò chuyện hỏi thăm nhau.
Hơn 40 năm chưa gặp nhau, nhưng đã có những lần trong quá khứ, chúng tôi đã cùng có mặt ở một chỗ mà không biết. Như trường hợp của Minh Dê, Phạm Duy Ánh và tôi. Minh là sĩ quan cấp tá của Thiết Giáp, Ánh là Tiểu Đoàn Trưởng Biệt Động Quân, trước đó trong Lực Lượng Đặc Biệt; còn tôi ngoài công việc chuyên môn còn có thêm nghề tay trái bên báo chí, làm việc cho các cơ quan truyền thông Âu Châu, nên thường có mặt ở tuyến đầu những trận đánh lớn.
Có lần đơn vị của Minh yểm trợ pháo giải nguy cho đơn vị Ánh trên cao nguyên mà không biết.
Có lần Phạm Duy Ánh đổ quân sang Nek Luong bên Căm Bốt, tôi có mặt ở đó cùng báo chí ngoại quốc trước khi bay vào Nam Vang mà không gặp nhau.
Có lần Du Tử Lê và tôi bay trực thăng theo dõi vụ rút quân từ Cao Nguyên xuống Phan Rang mà đơn vị Ánh bị kẹt ở dưới. Trận chiến Mùa Hè đỏ lửa ở Quảng Trị, đơn vị Minh ở ngoài đó, mà cả Du Tử Lê và tôi đều không hay. Lê thường đi bên phái đoàn báo chí Quân Đội. Phải đợi hơn 40 năm sau, gặp lại nhau ở San Jose, sau bao nhiêu đổi thay của dòng đời, mới biết những chuyện hụt gặp nhau trên.
Những lần chồng chất trên xe van do Chấn lái, chúng tôi thường đem chuyện đời ra thảo luận, tranh luận. Có nhiều chuyện chẳng ai đồng ý với ai. Nhưng có hai điều, tất cả đều phải...đồng thuận. Thứ nhất, điều không ai chối cãi là với những người bạn thuở thiếu thời, ở tiểu học và những năm đầu trung học, tình bạn luôn sâu đậm nhất, trong sáng nhất, không phai nhạt bởi thời gian. Những người bạn ở đại học, hay sau này ra đời hay trong cuộc di tản, những tình bạn đó không thể nào sánh được với tình bạn thuở nhỏ. Bằng cớ là những người bạn dù chỉ học với nhau một vài năm, mà chúng tôi gặp lại ở San Jose kỳ này, nhiều khi quên cả mặt nhau mà sao vẫn thấy háo hức lúc gặp lại.
Thứ hai, với những người bạn xưa, nếu có dịp, ta nên gặp nhau đừng chờ đợi. Ở vào tuổi sắp-hết-giờ-ra-chơi-này, chậm gặp bạn một năm, có thể sẽ chẳng bao giờ được gặp lại. Đó cũng là lý do mà nhiều anh em đã bỏ mọi chuyện để về gặp nhau... Vụ dám cưới Minh Dê chỉ là cái cớ.
Nhìn lại cái hình cũ chụp cả lớp 43 năm trước; nhìn lại anh em sau hơn 40 năm không gặp, tôi nghĩ quả đáng một chuyến đi.
TRỌNG KIM
(Houston, đầu năm 1999)