Bánh thánh

10 Tháng Bảy 201012:00 SA(Xem: 4988)
Bánh thánh

D-: Cũng dễ đã năm, sáu tháng, tôi không còn cầm bút để viết bất cứ một điều gì xẩy ra trên, hay chung quanh, đời sống tôi. Sự chán chường, rời rã của những biến cố bật gốc, cũng như những hân hoan không trọn vẹn, đã đẩy tôi ra khỏi văn chương. Ra khỏi đời sống tôi đang sống. Sáu tháng, với một đời người ngắn ngủi, tôi cho là thời gian đáng kể. Với tôi, càng đáng kể hơn khi tuổi rơi ngoài bốn mươi. Một người bạn từ Việt Nam, anh NDPK, thỉnh thoảng lại nhắc nhở tôi, thời gian còn lại rất hữu hạn. “Ông đã tiêu phí nhiều năm tháng trong quá khứ, cũng như tôi. Chúng ta chỉ còn ít thời gian trước mặt.” Tôi hiểu anh nói gì. Như hằng giờ, thân thể ta có những tế bào chết đi, để những tế bào mới sinh sôi nẩy nở. Con người nói chung cũng thế.

Tôi vẫn cho, ai cũng có những lúc-chết-giữa-khi-đang-sống. Tôi cũng vậy. Tôi đã chết nhiều lần giữa sự sống. Tôi đã chết, giữa lúc ngọn đời tôi đỉnh, chóp bão giông nhất. Mấy đêm nay, mỗi khi vào giường, tôi lại nhớ một câu thơ cũ. Một câu thơ, viết giữa thanh niên mình: “Không ai chết một lần. Nên ta hoài sống lại.” Câu thơ của mười lăm năm cũ. Khi viết xuống, nó đã cho tôi niềm hoan lạc kỳ lạ. Hôm nay, nhớ lại, nghe ngậm ngùi sao? Liệu tôi còn sống lại? Được bao lâu? Khi, đời sống, đang như một thân cây quắt khô tắt dần nhựa mới.


Liên tiếp nhiều tháng qua, tôi không một lần ra khỏi nơi-chốn-mình. Trừ những việc cố định. Bạn tôi bảo tôi đang bị chìm ngập trong biến cố, như những con sóng dữ trùm lấp đời sống/ định mệnh/ ngày tháng/ tôi. Tuồng tôi đã tự chọn lấy cho mình một lựa chọn mang nặng tính “cấm phòng,” hay “nhập thất,” hay “chay trường,” dù bình sinh tôi rất ghét loại giả hình này. Tôi sống trong một diện tích nhỏ hẹp, một lượng khí trời hít thở cũng hạn hẹp. Tôi trong “thạch thất” của riêng mình, thực sự sờ mó thấy sự bất lực của chữ nghĩa. Văn chương tôi, đã chẳng giúp ích gì cho sự mất hết trí nhớ hay, già lẫn của mẹ tôi. Những giọt nước mắt của anh em chúng tôi, của các cháu, các con tôi, buổi trưa, ở phi cảng Los Angeles, không làm nở một nụ cười héo trên khuôn mặt nhăn nhúm, cặp mắt đục lờ của bà. Chúng tôi lần lượt tự giới thiệu tên mình. Mẹ tôi “thế hả” khi nghe từng đứa nói. Để rồi ngay sau đó, bà lại hỏi “Anh Q. đâu?” “Thằng Phá đâu?” Không gian, thời gian mất tăm. Nó không mang một ý nghĩa gì, nơi bà. Mẹ tôi bảo, bà chỉ đi thăm chúng tôi vài ngày thôi, rồi bà sẽ chọn xe “lam” ba bánh, về lại ngôi nhà, đường Trương Minh Giảng. Ngôi nhà chúng tôi bỏ đi đã hơn mười năm.

Sự trống vắng, hãi hùng chúng tôi để lại cho bà, lớn hơn ngôi nhà nữa. Chúng tôi ra đi, để lại cho mẹ tôi, một người chị gái, ba đứa cháu không cha, mẹ. Mẹ tôi bảo, bà phải về, vì cây trầu không, mười năm, sân trước. Đã leo đến ban công từng trên. Bà sợ người ở thuê từng dưới, hái trộm. Mẹ tôi bảo, bà phải đi thăm các dì tôi; tuy, mặt khác bà nhớ, những người đó, tiễn chân bà ở phi trường Tân Sơn Nhất, chính bà mắng họ, “đừng có dở hơi” khi thấy họ khóc. Bà bảo: “Tôi đi vài ngày thôi. Sẽ về ngay ấy mà. Đâu có đi luôn được...”

Tôi cho mẹ tôi biết, khi bà và chị tôi, rời khỏi ngôi nhà kia, Cộng sản sẽ lấy. Và Cộng sản đã lấy rồi. Mẹ tôi không chịu tin như thế. Bà bảo: “Lấy làm sao được. Nhà của tôi, tôi ở chứ!” Mẹ tôi từ một người đàn bà mập mạp, phốp pháp trắng hồng, hai má đỏ au mỗi buổi chiều ngồi nơi bàn ăn với con cái (người đàn bà, từ năm ba mươi bảy tuổi, sau khi chồng chết, lúc nào cũng tự hào về khả năng gánh vác giang san nhà chồng, nuôi cả một bầy con mồ côi cha ăn học nên người) nay chỉ còn như trái mướp héo quắt và lú lẫn. Mười năm quê nhà, mười năm sống trong chế độ Cộng sản, sự thiếu ăn, thiếu mặc; nỗi nhớ thương con cháu bằn bặt, tựa uống nhầm liều thuốc lú quá độ, đến đỗi, cụ không còn nhớ ra, chính Cộng sản, bốn mươi năm trước đã giết người chồng hào hoa mà cụ chỉ mơ ước được “làm tôi một đời.”

Những ngày tự giam mình trong thạch thất, tôi nhen nhúm ân hận đã đem mẹ tôi ra khỏi trời đất non thế kỷ của bà. Mẹ tôi quá già để hiểu, bà đang sống trên một mảnh đất khác. Hít thở một bầu không khí khác. Trong tâm trí bà, lúc này, chỉ còn cõi hư vô, nơi cha tôi, các anh chị tôi mòn mỏi đợi chờ mẹ tôi từ nhiều chục năm qua, có dễ, gần gũi với bà, hơn cả.

D-: Bạn ta, ngày này, một tháng trước là sinh nhật tôi. Bốn mươi ba năm sống, chưa bao giờ tôi nhớ, nghĩ đến sinh nhật mình. Lần đầu tiên, của bốn mươi ba năm, tôi chợt nhớ tới, khi Ph. ghé thăm lúc 11 giờ sáng. Ph. đi căn phòng vắng lặng trở lại. Tôi ngồi thu lu trong ghế cũ, nhìn từng góc nhà/ mảnh tường/ cái bàn/ cái ghế. Nhìn xuống tay chân mình. Chờ đợi một tiếng reo của chiếc điện thoại. Chờ đợi một đầu dây nào đó, nhắc nhở, nói với tôi, này L., hôm nay là sinh nhật L. đó, nhớ không? Tôi ngồi thu lu trong chiếc ghế cũ. Trời âm u phía ngoài. Hơi lạnh toát ra từ vách tường, bốc lên từ sàn gỗ. Tiếng đời khua mặt lộ. Cây, cành xào xạc. Tiếng lá lạt xạt, đuổi nhau trên nền đất. Tiếng chuông điện thoại reo. Không người nói! Tiếng chuông điện thoại reo. Không người nói! Tiếng chuông điện thoại reo. Đầu dây bên kia, ơ hờ, phẳng lặng. Tiếng chuông điện thoại reo. Đầu dây bên kia, công việc, vấn đề... Bạn ta, tôi thu lu trong chiếc ghế cũ, như thế, và, buổi chiều đi qua, lạnh ẩm.

Bạn ta, đời sống, dù thế nào, cuối cùng cũng chỉ hư vô thôi. Ngay tuổi tên, ngay cả thân xác, ngay tình nghĩa, chia chắt.

D-: Không biết trăng hay ánh sáng đèn đường đã dán những cành lá đen lên trần nhà trắng beach? Thoạt trông, giống khu rừng nhỏ in sẵn trên tấm giấy dán tường vẫn thấy bầy trong các tiệm bán vật dụng nhà cửa. Những chấm lá đen, khi có gió lớn thổi tới, lại nhảy múa, lay động tựa những đôi cánh mỏng, một loài bướm khuya, thoi thóp. T. hỏi “Anh thấy?” Tôi đáp, có. Ngay lúc bước vào. T. kể buổi chiều nằm trong căn gác nhìn ra bầu trời: Vòm lá xanh đan rợp trên cao, như một cái chảo lớn úp xuống. Bầu trời xám. Những hạt mưa đọng trên các bụng lá, lóng lánh ngọc. T. bảo, T. nghĩ tới một khung trời khác. Ở một nơi chốn khác, xa lạ. T. bảo: “Chúng ta sẽ bắt đầu cuộc chia tay, như thế.” Tôi nói: “Ở đâu thì chúng ta cũng không thoát khỏi vòng quay của trái đất,” và, những cơn mưa bao giờ cũng trở về vào những cuối năm, có phải? T. bảo vấn đề của T. là ra khỏi, lập tức, nơi chốn này. T. muốn ra khỏi căn nhà, ra khỏi, những con đường, ra khỏi những dấu vết. Tôi bảo, kỷ niệm đã là những tấm gương vô hình dựng đủ tám hướng. Chính kỷ niệm giúp ta thấy mình rõ hơn.

Tôi cảm tưởng mấy lúc sau này, T. thay đổi nhiều (hay chính tôi thay đổi?). Những bất thường, bắt bẻ gay gắt, bất ngờ..., cùng lúc, T. lại nồng nàn, táo tợn hơn. Lúc T. như một hòn than, hồng rực. Lúc, T. như một đứa trẻ tủi thân, nức nở dễ dàng chỉ vì một điều không thật. Tôi bảo T., tôi như quả bóng bị bơm quá căng, đừng đâm vào nó dù, bằng một cây kim nhỏ. Nó nổ đấy.

Có lẽ tính tình tôi, sau này, cũng thay đổi. Tôi là một người khác, trong thế giới tôi. Nhiều đêm, vào giường, nghe tiếng chuyển động của những chiếc lò xo cũ, cọ sát trên những thanh sắt hoen rĩ, bật thành những tiếng kêu khô sắc, tôi nhớ, mình thật hung ác, điên rồ. Cái nửa phần thú vật trong tôi, thức dậy, tưởng như chỉ có sự giết chết người, mới đem sự thanh thản cho tâm hồn tôi. Những ngày qua, không một ai, biết tôi như thế. Những ngày qua, tôi cũng không hề biết mình như thế. Sớm nay, trở dậy, nhìn xuống vết thương rạch sâu lưng bàn tay, tôi ngạc nhiên tự hỏi: “Trên bàn tay này, có một dòng máu ai, đã chảy?”

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
20 Tháng Bảy 2022(Xem: 6489)
23 Tháng Tư 2022(Xem: 18857)
23 Tháng Sáu 2021(Xem: 5088)
22 Tháng Sáu 2021(Xem: 4331)
22 Tháng Sáu 2021(Xem: 5467)
22 Tháng Sáu 2021(Xem: 3236)
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 11503)
Chính Mai Thảo là người đầu tiên, vào từ miền Bắc, mở được cánh cửa tương thông, thân ái giữa những người làm nghệ thuật ở hai đầu “thế giới” lạ lẫm.
(Xem: 19422)
Tôi biết tôi dường còn muốn nói với NXH, nhiều hơn nữa,
(Xem: 8807)
màu vàng rực rỡ của dã-quỳ đã dắt tay tôi trở lại Pleiku
(Xem: 21821)
Tôi không biết phải bắt đầu từ đâu, ra sao, thế nào khi đứng trước khu rừng có quá nhiều những gốc lạ, quý? Khu rừng thuộc quyền sở hữu của người dựng thành đêm-từ-biệt…Trần.
(Xem: 16329)
Đề cập tới sự nghiệp âm nhạc giá trị của cố nhạc sĩ Phạm Đình Chương, nếu chỉ nói tới khía cạnh thơ phổ nhạc (dù cho ông được ghi nhận như một thiên tài) mà không đề cập tới những lãnh vực khác, tôi cho là một thiếu sót không thể tha thứ.
(Xem: 15079)
Du Tử Lê, ông ấy là ai? Sao định mệnh tôi cứ mãi gắn liền với những dòng thơ của ông ta? Nghe nói bây giờ đang ở tại Mỹ
(Xem: 5509)
Tôi mượn câu thơ kết trong bài 'Đêm, nhớ trăng Sài Gòn' của Du Tử Lê để làm tựa cho bài viết này, bài viết về ông: Du Tử Lê - một nhà thơ có tầm ảnh hưởng lớn đối với văn chương Việt Nam.
(Xem: 2204)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 2792)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 2547)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 20283)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 9131)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 10243)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 9447)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 12731)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 32180)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 21711)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 26980)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 24365)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 23171)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 21323)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 19137)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 20404)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 17897)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16920)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 26346)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 33582)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 35776)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,