chương 2

10 Tháng Bảy 201012:00 SA(Xem: 5181)
chương 2


“Và Phêrô, nhớ lại lời Đức Jêsu, khi Ngài bảo ông: trước khi gà gáy hai lần, ngươi đã chối Ta ba lần, và ông òa khóc.”

Lc. 22.61.

 

Bầu trời đã thấp lại còn bị bàn tay nghịch ngợm nào đó vãi đầy muối tiêu mà chấm đen là những ngọn cây trơ trụi. Chút diệp lục tố còn sót cũng được trả nốt cho hư vô mà, ngày mai chỉ là hôm nay úng gốc. Khép lại vạt áo dạ, tôi thu rút mình trong cái buốt giá bấp bênh, không ngày mai của chính đời mình. Chị Hảo dơ tay chào trước khi mang chiếc xe tách khỏi lề đường. Tôi không có can đảm nhìn thẳng vào đôi mắt chị. Tôi cũng không có can đảm ngoảnh lại nhìn theo chiếc xe chị đang trôi lềnh bềnh giữa hai dòng nước chảy xiết. Đã ba đêm, nằm ép bụng trên chiếc giường đôi (chiếc giường của vợ chồng chị Hảo), chịu đựng những tia nhìn soi bói, chịu đựng những câu hỏi lẫn tiếng thở dài, chốc chốc bục vỡ ra, kêu khẽ như tiếng bong bóng nước ở chân tường... tôi cho là đủ rồi. Đã quá đủ cho tôi, tia nhìn kỳ lạ của anh Hảo. Đã quá đủ cho tôi, tia nhìn soi bói (những tia nhìn phẳng lặng mà nhọn hoắt như những lưỡi dao xuyên suốt thân thể, lách sát vào trái tim tôi) của Sơ Khâm, phụ tá Mẹ Bề Trên.

 

Đúng ra, tôi có quyền gọi Sơ Khâm là “chị” bởi chúng tôi chỉ cách nhau vài năm. Lúc tôi được Mẹ Bề Trên chọn bước vào giai đoạn “Khấn Tạm”, là lúc Sơ Khâm được “Khấn Trọn”. Tôi không có ý dựa trên khoảng cách thời gian vài ba năm sai biệt để xếp mình ngang hàng với Sơ Khâm. Nhưng chính Sơ Khâm là người đã san bằng khoảng cách ấy giữa chúng tôi. Nói cách khác, khi tôi phát giác ra những ganh tỵ, những bắt bẻ, những khó khăn một cách vô lối mà Sơ Khâm dành cho bọn tôi, nhất là tôi, ngay từ giai đoạn Khấn Tạm... Tôi cũng không có ý nhắc tới Sơ Khâm, như một trong vài lý do tốt nhất để giải thích việc xin ra khỏi dòng tu, trở lại đời tục. Tôi chỉ muốn nói, một cách thành thực, (Chúa chứng dám cho sự ngay thẳng này), là tôi không cảm thấy thoải mái đi cùng đường với Sơ Khâm. Trong những buổi đọc kinh, trong những bữa ăn sáng hay tối, trong những sinh hoạt chung hay riêng của nhà Dòng, lúc nào tôi cũng có cảm giác nhất cử nhất động của mình, đều bị đôi mắt lạnh lùng của Sơ theo dõi, rình rập. Cả những lúc tôi biết rõ, không có Sơ Khâm bên cạnh, cả những lúc dắt các “đệ tử”, “lính mới” đi tham dự các sinh hoạt xã hội, tôi cũng vẫn thấy cái bóng lặng lẽ, ủ rũ mà buồn rầu một cách khó hiểu của Sơ Khâm. Thoạt tôi cho mình bị ám ảnh một cách quá đáng. Chính Mẹ Bề Trên, khi nghe tôi rơi vào tình trạng mà người xưa gọi là “tự kỷ ám thị” đó thôi. Nghe Mẹ Bề Trên giải thích, tôi nghĩ mình sai. Tôi nghĩ mình không phải với Sơ Khâm. Tôi đã đi xưng tội...

 

Sau, nhờ “phút nói thật” bất ngờ của một trong những em mà tôi có bổn phận chăn dắt, tôi mới biết mình không sai. Sự biết này làm tâm hồn tôi giao động nhiều ngày. Chính em bé kia thú nhận với tôi rằng, em là một trong những “mắt thần” được Sơ phó tuyển chọn để theo dõi mọi hoạt động của chúng tôi, rồi báo cáo lại cho Sơ mỗi cuối ngày. Tôi giao động rồi đâm sợ chính trực giác nhậy bén của mình. Hóa ra tôi đã có một linh cảm khá chính xác mà tôi không hay?

 

Nhưng kìa, tôi nào có ý định nhắc tới Sơ Khâm nhiều thế đâu. Tôi chỉ muốn nói, mấy ngày nằm lì trong phòng của anh chị Hảo, tôi đã nhận đủ rồi, câu hỏi. Tôi chỉ muốn nói, những ngày mưa dầm dề muốn chảy nhão, muốn thành nước, trôi theo lượng mưa, biền biệt chảy không ngừng ở khu Bellaire, tôi đã biết mình muốn gì. Tôi cũng thấy rõ hơn, cái cảnh đời sẽ chọn. Điều quan trọng nhất, lý do đầu tiên, sâu kín, với chính tôi, là tại sao. Tôi hiểu từ Mẹ Bề Trên, người nâng dắt, dạy dỗ và thương yêu tôi như một đứa con thương yêu nhất của mẹ, cho tới ba má, các em tôi ở tiểu bang Washington... cho tới giờ phút này vẫn còn ngơ ngẩn trước quyết định của tôi. Một đêm, Mẹ Bề Trên vào phòng tôi. Mẹ ngồi xuống vuốt tóc tôi. Đôi mắt mẹ trìu mến, thiết tha, yên lặng. Mẹ không nói mà tôi nghe được biết bao câu hỏi trong đôi mắt chĩu nặng nắng mưa, đôi mắt ẩn hiện những chân trời cứu rỗi. Tôi muốn ngồi lên nhưng bàn tay mềm mại hơi ướt của bà đã ra dấu cho tôi nằm im. Tôi ngoan ngoản như một đứa bé đang ốm, biết mình được nuông chiều, vốn tính nhõng nhẽo, lại càng nhõng nhẽo hơn. Trong tình cảnh đó, dưới tượng Chúa trên cao, hai mẹ con chỉ nhìn nhau, không nói. Trước khi rời phòng, Mẹ Bề Trên thở dài, cầm tay tôi, rung nhẹ, thì thầm “con ngủ đi. Hồi này mẹ thấy con có phần gầy xanh lắm đấy!” Bà thở dài, dợm bước. Nghĩ sao, bà quay lại, cúi xuống đặt cả đôi bàn tay nhân ái lên vai tôi. Mẹ nhắn nhủ “không nhất thiết phải đi tu mới giúp được đời đâu con. Bất cứ kẻ nào, tự làm tốt lấy chính mình, thiết tha và chân thực trong nỗ lực giúp người thua kém mình thì, họ cũng đã mặc nhiên thủ diễn làm vai trò của một tu sĩ rồi. Được như vậy, có khi họ còn đáng ca ngợi hơn một tu sĩ nữa!.. Phần mẹ, ngày nào còn sống, mẹ sẽ không quên cầu nguyện cho con...”

 

Tôi nhìn theo chiếc bóng gầy khô của mẹ hắt xuống nền gạch mà, ứa nước mắt. Tôi biết một ngày không xa, chỗ nằm này, sẽ thuộc về người khác. Và, sẽ chẳng bao giờ nữa, còn có lần thêm, tôi cảm được hơi ấm lẫn tan trong bàn tay ướt ướt của người Mẹ hằng cửu.

 

Tôi biết, ngay những người chỉ cần thấy mặt tôi không thôi, cũng đủ làm họ “ngứa mắt” rồi, điển hình, như Sơ Khâm, cũng đủ hiểu tại sao tôi lại từ bỏ cái địa vị cao quý mà bao phụ nữ muốn đạt tới, để bước xuống cuộc đời, chỉ hứa hẹn cho ta, khổ đau và dối trá. Chẳng một ai, ngay Cảo, người đàn ông, là tất cả nguyên nhân gần, xa, nguyên nhân nội, ngoại tại, cũng không biết tôi quyết định cởi áo tu vì chàng. Sẽ chẳng một ai biết được điều bí mật kia, ngày nào tôi còn muốn giữ lấy cho riêng mình.

 

Tôi chỉ muốn nói tới sự kinh ngạc của anh chị Hảo trước quyết định của tôi. Phản ứng tự nhiên của hai anh chị là cùng dơ tay làm dấu và không bảo nhau họ cùng thốt kêu “Jê Su Ma... Lậy Chúa tôi.” Giống như thể họ vừa nghe được một điều gì vô cùng tội lỗi.

 

Tưởng cũng nên kể rõ rằng chị Hảo không phải là chị ruột tôi. Chị là con ông bác, anh ruột ba tôi. Ở đây, tôi không có người thân nào khác hơn chị Hảo. Anh chị bỗng trở thành người giám hộ tôi, một thứ đại diện toàn quyền thay ba má tôi. Những ngày đầu mới xin vào nhà dòng, khi còn ở giai đoạn “Nhà Tạm”, thỉnh thoảng tôi vẫn được chị Hảo đón về nhà chơi vào những cuối tuần hay giữa những kỳ nghỉ dài. Gia đình chị trở thành gia đình thứ hai của tôi. Tôi chia sẻ với chị tất cả mọi buồn vui, mọi hân hoan hay khó khăn, chán nản. Cả một tuổi thơ, ngoài nhà Dòng, anh chị và những đứa cháu, cho tôi những bóng mát nhỏ bé nhưng cần thiết. Những an ủi, những khuyến khích của anh chị, giúp tôi rất nhiều trên đường tu trì, tìm về dưới nhan Chúa.

 

Mặt khác, tôi biết dù đã nghe giải thích, dù biết tôi đã có tới sáu tháng dài trằn trọc, trăn trở với những suy nghĩ, cân nhắc, lắng nghe mình, lắng nghe tiếng đời khua động chung quanh, với hàng trăm giờ quỳ dưới chân Chúa trong nhà Nguyện riêng của Dòng... chị Hảo vẫn không thể tin rằng quyết định cởi áo tu của tôi là một quyết định chín chắn. Chị càng không thể chia xẻ với tôi dù chỉ chút xíu khi tôi bảo “chị ạ chính Chúa đã giúp em có lấy quyết định cho mình đấy...”

 

Tựa chiếc xe đã lỡ nhập vào lưu lượng xe trên đoạn xa lộ không có lối ra, tựa trái banh đã bị đá văng đi bởi một kicker chuyên nghiệp trong những trận football tranh tài của các đội tuyển toàn nước Mỹ, tôi chỉ còn duy nhất một lối đi: bước tới. Bước tới. Đã hẳn. Tôi đang bước tới đây. Tôi đang bước tới một chiếc máy điện thoại công cộng gắn bên ngoài quán cà phê với cơn mưa vừa dứt. Cơn mưa dứt trả lại cho bầu trời chút nắng trưa yếu ớt, tái nhợt như người đau nặng mới ốm dậy. Không ai dám tin sau mấy ngày đêm tầm tã, những khối mây đen mọng nước, còn lẩn quất chân trời mà, cái giá buốt đã thấm sâu, xuống đậm trên nền phố xám.

 

Tôi chọn quán cà phê này. Quán cà phê duy nhất tôi biết nhờ Cảo đã cho tôi và các em đến một lần, cũng vào một buổi trưa, khi công việc xếp giấy xong sớm hơn dự tính. Ngày đó đã xa. Xa như những ngày nắng ấm phải lùi khuất. Xa như khoảng cách tưởng chừng không bao giờ lấp bỏ được giữa tôi và chàng. Ngày đó xa thật. Có thể nó xa mất hút trong trí nhớ tùm lum tà la nghìn triệu chuyện của Cảo. Chỉ riêng tôi thấy nó gần. Nó đem Cảo lại cho tôi hôm nay. Tôi quyết định gọi Cảo.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
20 Tháng Bảy 2022(Xem: 4753)
23 Tháng Tư 2022(Xem: 16583)
23 Tháng Sáu 2021(Xem: 4171)
22 Tháng Sáu 2021(Xem: 3154)
22 Tháng Sáu 2021(Xem: 3724)
22 Tháng Sáu 2021(Xem: 2450)
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17070)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12277)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 19001)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9185)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8361)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 623)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 995)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1186)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22481)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14021)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19191)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7905)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8823)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8504)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11073)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30724)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20821)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25519)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22916)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21740)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19799)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18061)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19261)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16927)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16119)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24515)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31963)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34938)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,