Khi Tôi Chết Sẽ Là “Fast food” Cho Cá…?
Hoa Thịnh Đốn, ngày 29 tháng 7 năm 1999
Bạn ta,
Những chuyện xảy ra hồi tuần trước cho thấy một bài thơ của tác giả Việt
Bài thơ là ao ước của một người muốn được biển đón nhận thân xác mình một mai khi ông bước ra khỏi cuộc đời. Tác giả muốn nhờ dòng nước đưa trở lại miền đất ông đã bỏ đi vì trong khi còn sống ông không thể trở về. Ông không thể trở về với rặng tre xanh, những mắt buồn đầy lệ của lũ con thất lạc, ông chỉ xin trên đường ra nơi yên nghỉ ở đại dương, cho ông nghe lại bài quốc ca lâu không còn ai hát…
Đó là khoảng thời gian hơn hai năm sau ngày tác giả sang tị nạn tại Mỹ.
Vọng âm của bài thơ về tới tận Việt Nam, và bài Khi Tôi Chết Hãy Đem Tôi Biển của Du Tử Lê được in lại ở trong một hai tuyển tập thơ xuất bản ở trong nước như đễ nhiếc móc những người di tản rằng chạy ra nước ngoài khổ như thế đấy, đến nỗi khi chết chỉ muốn xin được quăng ra biển cho đỡ buồn đời lưu vong mà chưa chắc đã làm được.
Bài thơ đã được dịch ra tiếng Anh làm cho nhiều độc giả bản Anh ngữ cảm động:
When I die, take my beautiful, sexy, hot, atomic body to the sea.
Do not hesitate and do not feel sorry for me
Fastfood for fish…
Tôi không có nguyên bản của ôn nên đành phải hiểu qua bản dịch Anh ngữ mà một người bạn cho mượn, và tin là ông đã viết như thế này: Khi tôi chết làm ơn đem cái thân hình đẹp, gợi tình, nóng hổi, nguyên tử của tôi ra ngoài biển. Đừng dùng dằng, đừng ân hận cho tôi, Tôi sẽ là fast food (thức ăn nhanh như McDonald’s Burrger King…) cho cá…
Bản dịch Anh ngữ bài thơ chắc chắn đã được gia đình của John Fitzerald Kennedy Junior, người đàn ông trẻ tuổi tử nạn cùng với hai người thân trong tai nạn máy bay ngoài bờ biển Martha’s
Vineyard đọc kỹ. Lễ thủy táng ba nạn nhân mà ống kính của các đài truyền hình thu được làm cho người xem có cảm tưởng như bài thơ của Du Tử Lê được diễn lại, được làm cho sống động bằng các diễn viên thượng thặng. Cũng trao quốc kỳ lại cho thân nhân, cũng gửi xuống biển đám tro tàn, cũng nỗi lo “vùi đất lạ thịt xương e khó rã” cũng “…đừng vội vuốt mắt cho tôi”, cũng…”sá gì thêm một xác cong queo”.
Gia đình Kennedy nhờ đọc bài thơ ấy, tang lễ mới chu tất tốt đẹp như vậy, mặc dầu có một vài đoạn làm hơi quá. Nhưng những đoạn hơi quá đó cũng là cảm tưởng từ bài thơ của Du Tử Lê.
Chính vì muốn làm đúng như lời căn dặn trong bài thơ của nhà thơ Việt Nam mà chính phủ Mỹ đã không hề đắn đo trong việc sử dụng tất cả những phương tiện nào có trong tay để kiếm cho được chiếc phi cơ Piper Saratoga lâm nạn. Đó là đoạn hơi quá, vượt hẳn ý nghĩa bài thơ của Du Tử Lê.
Tờ Los Angeles Times, số ra ngày 27 tháng (?), trong mục Letters To The Times đăng lại những ý kiến của độc giả, có một bức thư của Matthew P. MacKenzie ở
Không, không hề có chuyện đó. Chính phủ cứ thấy người muốn đưa ra biển là đưa ngay sau khi đọc bài thơ của ông Du Tử Lê. Chỉ có thế thôi, không hề có chuyện chỉ những người nhà giầu, có tên tuổi mới được đối xử đặc biệt như JFK Jr bao giờ. Ai nghĩ khác là xuyên tạc, là bêu xấu chính phủ.
Và vì thế, những ước muốn tưởng chừng như vô vọng hồi năm 1977 của Du Tử Lê bây giờ lại là điẹu chắc chắn sẽ được toại nguyện.
Chỉ sợ người làm thơ mang bệnh ít tắm và sợ nước cuối cùng lại không chịu để người nhà đưa ra biển thì đưa đi đâu bây giờ?
Bùi Bảo Trúc