Sinh Tường Bách
Thưa ông, đọc tiểu sử của ông, thấy ông nghiên cứu rất nhiều loại đàn, câu tôi muốn hỏi là ông có nghĩ trong tương lai lớp trẻ sau này sẽ không còn nhớ đến những loại đàn xưa cổ truyền mà chỉ học và sử dụng những nhạc cụ điện tử hiện đại?
Giáo sư Trần Quang Hải trả lời
Tôi quen với Bạch Yến từ năm 1962 tại Paris. Lúc đó tôi chỉ là một cậu sinh viên học nghiên cứu âm nhạc. Tôi chỉ gặp Bạch Yến vài lần tại các buổi sinh hoạt sinh viên lúc Tết.
Sau đó Bạch Yến trở về Việt nam vào cuối năm 1963. Tôi không còn liên lạc và lo học cho xong. Tôi gặp trở lại Bạch Yến cũng tại Pháp vào năm 1978, nghĩa là 16 năm sau. Tôi không ngờ kỳ gặp gỡ lần này sau khi đi chơi và nói chuyện, kể cho nhau nghe những gì xảy ra trong 16 năm không gặp nhau. Khi đó cả hai đều không bị bận rộn việc gia thất. Tôi đề nghị hai người cùng sống chung một thời gian trước khi tính chuyện đi tới. Sau một năm Bạch Yến sống ở Paris, và cuộc sống chung không có gì chướng ngại. Sau cùng chúng tôi bằng lòng thành hôn với nhau. Từ đó tôi khuyên Bạch Yến trở về nhạc dân tộc để hai người có thể cùng đi trình diễn. Bạch Yến từ bỏ thế giới tân nhạc và bằng lòng học dân ca cổ nhạc. Nhờ vậy chúng tôi có dịp gần nhau nhiều hơn và hiểu nhau hơn. Tính ra đã hơn 30 năm chúng tôi chia xẻ những vui buồn trong cuộc đời nghệ sĩ và cuộc đời thường dân. Câu chuyện của chúng tôi rất đơn giản, không có gì ly kỳ cả.
Tôi chuyên về nhạc dân tộc, nhưng tôi đã thể nghiệm nhiều loại nhạc khác nhau. Trước khi tới Pháp, tôi học đàn vĩ cầm ở trường quốc gia âm nhạc với cố nhạc sĩ Đỗ Thế Phiệt. Tôi học nhạc cổ điển tây phương trưóc khi biết nhạc cổ truyền Việt Nam. Chính ở Paris, tôi khám phá sự phong phú trong nhạc Việt và tôi quay về nhạc dân tộc. Học đàn tranh, đàn cò, đàn bầu, chơi sinh tiền. Cùng thời gian tôi học lý thuyết và thực tập các loại nhạc khác như nhạc xứ Iran, Ấn độ, Nhật Bổn, Trung quốc, Hàn quốc, Nam dương. Tôi đánh trống Zarb xứ Iran, đàn vina của Ấn Độ miền Nam, đàn Nam Hồ Trung quốc, hát bunraku của Nhật, hát Pansori của Hàn quốc, đàn Gamelan của Nam dương .
Tôi có bỏ ra hai năm để học sáng tác nhạc điện thanh (electro acoustical music) từ năm 1965-66. Tôi chơi nhạc Free Jazz, nhạc tùy hứng và các loại nhạc mới như nhạc Pop, Techno, Hip Hop. Tôi đã sáng tác trên 300 bản tân nhạc và thành hội viên của Cơ Quan Tác Quyền Pháp (SACEM = Société des Auteurs, Compositeurs et Editeurs de la Musique). Với trên 3.500 buổi trình diễn ở 70 quốc gia, và thực hiện 23 dĩa hát về đàn tranh, đàn môi, và nhạc tùy hứng, tôi đã tạo một chỗ đứng ở Âu châu với tư cách một nhạc sĩ chuyên gia nhạc Á châu và đương đại.
Lớp trẻ sinh ra và lớn lên ở hải ngoại rất khó quay về nhạc cổ Việt Nam. Thứ nhứt chúng sống trong một môi trường chỉ có nhạc Tây phương. Thứ hai cha mẹ ít ai tìm hiểu nhạc dân tộc Việt Nam thì làm sao chúng có cơ hội để nghe nhạc cổ Việt Nam. Việc duy trì văn hóa âm nhạc không thể dựa vào giới trẻ ở hải ngoại. Chỉ có thế hệ trẻ ở trong xứ họa chăng sẽ có người học hỏi nhạc cổ và có thể phát triển theo thời đại của tuổi trẻ. Nhạc truyền thống vẫn có cơ hội phát triển nhưng cái khó là làm sao phát triển mà đừng cho mất gốc. Bằng chứng hiển nhiên nhứt là trong gia đình tôi không có ai muốn tiếp tục việc làm của tôi.
Tôi đã đi khắp năm châu, tìm kiếm người để trao lại sự hiểu biết của tôi về âm nhạc. Tôi đã đốt đuốc đi tìm cả mấy mươi năm nay mà vẫn gặp người đó. Học nhạc đòi hỏi một sự đam mê tột độ, chấp nhận sự nghèo nàn, không phải như những đứa trẻ học y khoa, dược khoa, kỹ sư, tin học có thể tạo một cuộc sống thoải mái. Nhưng bù lại, nhạc sẽ mang lại cho người học một niềm vui riêng, mà những nghề nghiệp khác khó có.
Hy vọng câu trả lời của tôi đáp đúng sự chờ đợi của ông.