Phỏng Vấn Nhà Văn Nguyễn Tường Thiết (Kỳ 2)

21 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 14785)
Phỏng Vấn Nhà Văn Nguyễn Tường Thiết (Kỳ 2)


nhat_linh-content-content


DTL: Nhân anh nói về việc anh là người cầm và còn giữ tờ di chúc của ông cụ, đồng thời trong một hồi ký của anh, anh cũng có nói anh cũng còn giữ rất nhiều những tranh vẽ phác của ông cụ. Phải chăng anh là người được giữ rất nhiều những di sản văn hóa của ông cụ?

 

NTT: Đúng vậy

 

DTL: Tại sao anh được chọn mà không phải là những người con khác?

 

NTT: Tôi nghĩ có lẽ do ông cụ nhìn ở tôi có một khiếu nào đó về văn chương. Năm tôi 16 ,17 tôi cũng viết những truyện ngắn.Tôi có đưa cho ông cụ coi, ông cụ có khen hay, nhưng ông lại dấu đi không cho phổ biến mà cũng không khoe với người nào khác. Tôi nhớ một truyện ngắn tôi viết về một giấc mơ của mình, trong đó có cảnh ông cụ chết trong một chuyến lên Đà Lạt. Ông với một cành hoa huyết nhung lan, bên bờ suối, một loại lan mà ông rất thích thì ông sẩy chân ngã xuống hồ mà chết. Tôi có cảm tưởng ông không khuyến khích tôi vào con đường viết văn. Có lẽ ông thấy con đường viết văn cũng quá nhiều hệ lụy.

 

DTL: Hơn ai hết, chắc chắn anh là người đọc, lưu giữ với tất cả hãnh diện (chính đáng) về gia tài văn học, tôi dùng chữ văn học vì văn chương của nhóm Tự Lực Văn Đoàn từ nhiều chục năm trước, ở miền Nam đã đi vào chương trình giảng dạy văn chương ở bậc trung học cũng như đại học. Do đấy, câu hỏi của tôi là anh có nghĩ văn chương của anh bị ảnh hưởng Tự Lực Văn Đoàn, từ văn phong, kỹ thuật, bố cục, tâm lý nhân vật - - Ngay cả khi những sáng tác của anh, có tính hồi ký? 

 

nhat_linh_2-content-contentNTT: Tôi không nghĩ là tôi bị ảnh hưởng của Tự Lực Văn Đoàn khi viết văn. Hoặc có thể là tôi bị ảnh hưởng dưới hình thức nào đó mà chính tôi không tự biết. Một nhà văn khi viết đương nhiên là bị ảnh hưởng không nhiều thì ít bởi môi trường sống và nền văn hóa mà người ấy hấp thụ; hiểu theo nghĩa rộng ấy thì có thể tôi bị ảnh hưởng nhiều hơn bởi những nhà văn của thế hệ sau Tự Lực Văn Đoàn, lớp nhà văn của miền Nam Việt Nam thế hệ 1954-1975, thời kỳ mà tôi ở tuổi mới lớn và dễ bị ảnh hưởng nhất.

Tuy nhiên tôi biết chắc là một lời khuyên của ông cụ đã ảnh hưởng nhiều đến tôi: “Viết về cái gì cũng được miễn là phải viết cho hay”. Mỗi lần viết nhớ tới lời ông cụ tôi cố gắng hết sức để viết cho hay (hay theo ý tôi – cố nhiên – vì thế nào là hay lại là một chuyện khác, nó tốn nhiều giấy mực lắm).

Mặt khác có sự khác biệt giữa cách viết của tôi và ông cụ tôi. Nó không nằm ở nội dung mà nằm ở kỹ thuật viết. Văn của tôi chịu ảnh hưởng nhiều của nền điện ảnh hiện đại với rất nhiều hồi tưởng flashback, một kỹ thuật mà thời ông cụ tôi không có. Thời xưa người ta viết tay. Thời nay người ta gõ máy vi tính. Máy có thể làm những chuyện mà viết tay không làm được. Đó là chuyển đổi một đoạn văn từ chỗ nọ sang chỗ kia trong nháy mắt. Sự tiện lợi của máy vi tính tạo nên cho tôi một lối viết khác với lối viết xưa: truyện hay hồi ký của tôi vì thế thường là thời gian đảo lộn với những mảnh đời được cắt dán chồng chéo không trước sau, không thống nhất như lối viết truyện hay hồi ký cổ điển.

 

DTL: Sau ¾ thế kỷ kể từ ngày Tự Lực Văn Đoàn xuất hiện, với những thành tựu, ảnh hưởng lớn trên cả hai mặt văn chương và đời sống xã hội, hôm nay, nhìn lại, từ góc độ khách quan tối đa mà anh có được, anh thấy đâu là điểm mạnh thực sự của Tự Lực Văn Đoàn và đâu là điểm mà anh cho là yếu hay chưa đạt tới?

 

NTT: Theo tôi điểm mạnh thực sự của TLVĐ nằm ở chỗ, đây là một tổ chức có tôn chỉ và mục đích rõ ràng, có một chương trình hoạt động rõ rệt sản xuất ra được những tác phẩm có ảnh hưởng mạnh mẽ trong xã hội cũng như văn học, được điều hành bởi những thành viên có thực tài làm việc trong tinh thần tương nhượng và dân chủ. Tự Lực Văn Đoàn lại có cơ quan ngôn luận riêng là hai tờ báo Phong Hóa và Ngày Nay, có nhà xuất bản riêng Đời Nay, có cơ sở ấn loát riêng theo đúng tinh thần Tự Lực.

Trên địa hạt xã hội nhóm Tự Lực Văn Đoàn muốn phá bỏ những hủ tục để cải cách xã hội theo những quan niệm mới. Trong sự đả phá những cái cũ TLVĐ đôi khi đã đi quá trớn. Các tập quán phong tục của ta không nhất thiết là phải bỏ hẳn mà cần có sự phán đoán linh động. Đây có lẽ là điểm yếu của TLVĐ.

 

DTL: Đặt trường hợp anh là một thành viên thế hệ thứ hai của Tự Lực Văn Đoàn, anh sẽ làm gì? Tôi muốn hỏi, anh có những toan tính đổi mới nào không?

 

 

NTT: Xin cho được miễn trả lời câu hỏi này vì tôi không bao giờ nghĩ mình là thành viên thứ hai của Tự Lực Văn Đoàn.

 

DTL: Thưa anh Nguyễn Tường Thiết, thêm một năm nữa đã đi qua trên cảnh đời tỵ nạn chung, của người Việt ở xứ người. Một cách cá nhân, năm 2010 vừa qua, những gì anh cho là mình đã làm được và những gì chưa? 

 

ntt_2-content-contentNTT: Anh nói đúng, lại một năm nữa vừa trôi qua trên mảnh đời ty nạn của chúng ta. Đúng 35 năm trước khi đặt chân lên đất Mỹ tôi vừa đúng 35 tuổi. Năm nay ăn sinh nhật cái tuổi “thất thập cổ lai hy” tôi hể hả cười trong bụng chúc mừng 35 năm Việt-Mỹ đề huề! Thế là Half and Half nửa Việt nửa Mỹ nhé!

Thời gian đi nhanh thật anh nhỉ, càng nhiều tuổi thì hình như bóng chiều càng kéo xuống mau. Câu hỏi của anh làm tôi sực nhớ: mình chưa làm được gì cả trong năm 2010 ngoài nhìn thời gian trôi. Nhưng như thế cũng tốt. Sống mà cứ phải toan tính thực hiện chuyện nọ chuyện kia sao tôi thấy mệt quá. Từ ngày về hưu hết bận bịu với đời tôi cứ thả hồn rong chơi như đám mây kia trôi đi lặng lẽ, không cam kết những chuyện “lớn lao” của tuổi trẻ. Ngay cả chuyện cam kết với chữ nghĩa tôi cũng coi nhẹ: viết lách phải được xem là một cái thú, không phải là cái nghiệp, lại càng tuyệt đối không phải là một sự nghiệp.

 

DTL: Tình trạng sức khỏe của anh, hiện tại ra sao? Anh có nghĩ nó đủ cho anh thực hện những chương trình, dự tính của anh trong năm 2011? Nếu anh không cho là tôi quá tò mò, thì những dự tính văn chương cũng như đời thường của anh, ở năm 2011 là những gì?

 

NTT: Tình trạng sức khoẻ của tôi nói chung khá tốt. Tôi nghiệm ra là cái lối sống “không cam kết” của tôi tuy không mang lợi ích gì cho đời nhưng lại rất tốt cho sức khỏe của mình. Hàng ngày tôi lái xe đến hồ Green Lake, đậu xe rồi đi rảo bộ một vòng quanh hồ chu vi 5 cây số. Tôi mang theo trong giây lưng cái máy odometer nhỏ xíu, đi một bước thì máy nó nhẩy một số, mỗi ngày phải đi 10 ngàn bước mới đủ cữ, theo lời bác sĩ dặn. Tôi học được cái thú đi bộ từ ông cụ tôi. Không mấy ai biết Nhất Linh là người rất thể thao. Những năm của thập niên 50 thế kỷ trước ở Đà Lạt hàng ngày cha tôi đi bộ để tầm lan, đi xa trên 10 cây số, chúng tôi trai tráng đi theo ông mà muốn đứt hơi. Đi bộ xong tôi lấy laptop trên xe bước sang quán Starbucks gần đó, mua ly cà-phê, chiếc bánh ngọt, tờ báo Seattle, rồi ngồi đọc báo hoặc ngắm cảnh đời hoặc... viết, nếu hứng. Những bài viết của tôi, ký hay truyện, phần lớn đều đẻ ra từ những quán cà-phê ấy. Vài truyện của tôi có người nói đùa phảng phất mùi thơm cà-phê Starbucks.

Tôi viết lai rai tí một nhâm nhi như kiểu các cụ xưa uống rượu nhấm mấy hột lạc. Khi nào tập họp lại những bài viết được khoảng 2, 3 trăm trang thì tôi xuất bản sách. Để trả lời câu hỏi của anh về dự tính văn chương của tôi thì cuốn sách thứ ba của tôi dự tính sẽ ra đời vào năm tới 2011. Còn dự tính đời thường thì năm tới Thái Vân nhà tôi về hưu, chúng tôi sẽ có nhiều thì giờ hơn để đi du ngoạn nhiều nơi trên thế giới, một công việc mà trong quá khứ chúng tôi đã thực hiện. Với tôi du lịch ngoài cái thú chung của một du khách tôi còn một cái thú riêng: biết đâu mỗi lần đi xa lại đẻ thêm được một đứa con tinh thần?

 

Trân trọng cảm ơn nhà văn Nguyễn Tường Thiết, đã dành cho chúng tôi cuộc phỏng vấn đặc biệt này!

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
30 Tháng Tám 202412:00 SA(Xem: 9735)
tôi muốn kể em nghe/ dù mùa hạ đã đem theo tiếng ve/ /đỏ/ phương trời khác./ những vì sao/ thôi là những nốt nhạc xanh/ hát mình ên
15 Tháng Tám 202412:00 SA(Xem: 90944)
Bài thơ này, nguyên bản nhan đề “Bài Thu Hồng tháng tám,” viết giữa năm 1984 - -
20 Tháng Sáu 20242:17 CH(Xem: 13137)
không thể biết bao giờ chúng ta được gặp lại nhau?/ trên quê hương, đất nước của mình?
30 Tháng Tư 202412:00 SA(Xem: 26804)
khi gối đầu mình lên ngực em,/ kỳ diệu thay!/ tôi nghe được rất nhiều tiếng sóng./ nơi thẳm sâu tim em,/ những viên sỏi buồn / vui yên phần/ lận đận?/
10 Tháng Giêng 20249:03 SA(Xem: 6770)
chẳng phải vì ông đã đi xa. quá xa. rất lâu./ mà, vì họ đã có ông trong tim./ như ông sẽ mãi sống trong ký ức đám đông,/ tập thể./ đất nước.
01 Tháng Giêng 20243:52 CH(Xem: 8212)
thánh thần rời hai vai/ nhường ngôi người cứu rỗi.
01 Tháng Giêng 20249:40 SA(Xem: 1445)
Mỗi năm nhà thơ Du Tử Lê sáng tác một bài thơ Tháng Giêng để tặng vợ, và đây là bài thơ Tháng Giêng cuối cùng của ông - Tháng Giêng 2019. (Photo by Đỗ Xuân Hoà, 1994, ngày DTL và HT gặp lại nhau ở Mỹ sau nhiều năm xa cách)
07 Tháng Mười 202312:41 CH(Xem: 2789)
Tháng Mười về với chúng tôi, là mỗi lần miền thơ ấu của Roll sẽ nhỏ dần, nhạt dần, và biến mất.
18 Tháng Chín 20235:37 SA(Xem: 6662)
hoa khế rụng nối đôi bờ sinh / tử/ một lần em, tôi thở đẫm tin yêu.
15 Tháng Bảy 20239:16 SA(Xem: 6730)
về đi, để bước chân/ kịp rơi cùng tiếng nấc.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 21179)
Tôi không biết phải bắt đầu từ đâu, ra sao, thế nào khi đứng trước khu rừng có quá nhiều những gốc lạ, quý? Khu rừng thuộc quyền sở hữu của người dựng thành đêm-từ-biệt…Trần.
(Xem: 15987)
Đề cập tới sự nghiệp âm nhạc giá trị của cố nhạc sĩ Phạm Đình Chương, nếu chỉ nói tới khía cạnh thơ phổ nhạc (dù cho ông được ghi nhận như một thiên tài) mà không đề cập tới những lãnh vực khác, tôi cho là một thiếu sót không thể tha thứ.
(Xem: 17621)
Tuy nhiên, thế hệ 1940-1950, cũng lại là thế hệ cung cấp cho văn chương miền Nam 20 năm, những bài thơ, những trang
(Xem: 10336)
Loạt bài của Nguyên Vũ / Vũ Ngự Chiêu được độc giả, nhất là giới quân nhân đón nhận nồng nhiệt
(Xem: 18820)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 5166)
Tôi mượn câu thơ kết trong bài 'Đêm, nhớ trăng Sài Gòn' của Du Tử Lê để làm tựa cho bài viết này, bài viết về ông: Du Tử Lê - một nhà thơ có tầm ảnh hưởng lớn đối với văn chương Việt Nam.
(Xem: 1907)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 2477)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 2300)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 23623)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 20078)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 8900)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 9941)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 9300)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 12393)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 31865)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 21576)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 26649)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 24088)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 22888)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 21004)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 19012)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 20192)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 17749)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16823)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 25931)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 33255)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 35631)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,