NGUYỄN VĂN TUẤN - K. Khúc / Thế giới của Lê

21 Tháng Chín 201312:00 SA(Xem: 12487)
NGUYỄN VĂN TUẤN - K. Khúc / Thế giới của Lê

LNĐ:
Bác sĩ Nguyễn Văn Tuấn, Tiến sĩ Y khoa (Đại học New South Wales và Tiến sĩ Toán thống kê (Đại học Sydney, Úc) hiện là Giáo sư Y khoa Đại học Wright State thuộc tiểu bang Ohio, và là một thành viên của Hội Khoa Học và Kỹ Thuật Việt Nam (VACETS.)

Trong mấy năm gần đây, làng nhạc Việt ở hải ngoại có nhiều biến chuyển đáng mừng, nhưng cũng đáng quan tâm.

Càng ngày càng có nhiều người viết nhạc và ca sĩ với nhiều sáng tác mới ra mắt khán thính giả đồng hương khắp nơi. Giới trẻ chịu nghe nhạc Việt hơn trước, và sự hiện diện của họ trong các đại nhạc hội càng ngày càng lớn. Số lượng các trung tâm chuyên sản xuất và phát hành nhạc ở California và các nơi khác càng ngày càng nhiều. Vì thế, nhạc Việt đã dần dần đẩy lùi được phong trào phim tập tiếng Hoa, nhạc "mì ăn liền" tiếng Hoa, để thu hút lại khán thính giả Việt và mang lại tâm tình Việt đến người Việt xa quê hương. Nếu nhìn qua số lượng CD, tape và video ca nhạc được phát hành trên toàn thế giới, kể cả trong nước, người ta ắt phải lạc quan cho một nền âm nhạc Việt ở hải ngoại đang trên đà phát triển. Song, nếu có nhiều tác phẩm mới mà trong tác phẩm không có cái mới thì tôi e rằng nền âm nhạc Việt có vấn đề về chất lượng. Thực vậy, nếu có ai đó chịu khó để ý đến nội dung của các sản phẩm nhạc được ấn hành ngày nay, thì ngay cả những người lạc quan nhất hẳn sẽ có nhiều băn khoăn, không yên tâm được.

Những ấn tượng đầu tiên và hiển nhiên về các sản phẩm này là sự chồng chéo về nội dung, sự sao chép, mô phỏng và đôi khi lai căng của một số lớn ca khúc. Đề tài của phần đông các bài hát chỉ loanh quanh hay dừng lại ở những tình cảm ủy mị, những câu chuyện tình ái vụn vặt, những lời xưng tụng tình yêu tầm thường, thậm chí vô nghĩa. Nói chung, nhạc Việt ở hải ngoại vẫn còn thiên về những giai điệu êm đềm, mượt mà, cốt ru ngủ, làm say mê lòng người, hơn là đánh thức và làm tác động vào tri thức của thính giả.

"K. Khúc Của Lê", hay chính xác hơn là mười một ca khúc được phổ từ thơ của Du Tử Lê do chính thi sĩ chọn và giới thiệu, nhắm vào giới nghe nhạc trong thế giới thứ ba nàỵ Người nghe "K. Khúc của Lê" cần phải để tâm để cảm nhận và chiêm nghiệm những thông điệp được lồng vào những câu thơ và nốt nhạc mà Du Tử Lê muốn nhắn gửi đến người nghe.

Nhưng muốn ghi nhận những thông điệp của họ Lê không phải là chuyện dễ dàng, bởi vì thơ và nhạc của Lê được di chuyển liên tục từ thực nghiệm (experiential) tới tri thức (intellectual); từ kịch tính thấp (low mimesis) tới kịch tính cao, mà không có một ranh giới nào rõ rệt giữa các thái cực trên. Thành thử, nếu như người ta phải vượt sông, trèo núi, đi quanh quất, lướt thắng các trở ngại để tiến vào cái trung cung của các đền miếu để thấy cái thế giới của đại thể vô biên trong đó, thì tôi nghĩ người nghe cũng phải "chẻ đôi tâm thức", phải vượt "kênh mương cạn" mới vào được cái thế giới mơ màng, tiềm thức của Du Tử Lê, một thế giới đầy ắp những sông, biển, rừng, gió, núi non, ngực, tóc, xương, thịt ...

Đó là một thiên đường cho những người đang yêu và cũng là vườn địa đàng cho người đã yêu, đã chia ly.

Trong "K. Khúc Của Lê", thính giả sẽ không nghe những lời thơ tủn mủn về cuộc sống, hay những lời kể lể, lý sự vụn vặt về tình yêu, mà là những vần thơ có độ minh triết cao, thể hiện tính năng nổ đi khai phá những phức tạp, mâu thuẫn, và đa chiều của một thế giới đầy ngẫu nhiên.

Thính giả sẽ làm quen với những ví von như hạnh phúc là những giỏ hoa được làm bằng những lời nói dối, và tình yêu là những chiếc bóng; sẽ phải suy nghĩ về những ý tưởng xa lạ như "Chúng ta không thể có được cho riêng mình một con đường nào dài hơn con đường hạnh phúc ngắn ngủi; không có con đường nào ngắn hơn con đường biệt ly, hun hút, đau thương..." Thơ/nhạc của Du Tử Lê cũng không xuôi tai, sáo ngữ đường mòn như nhiều người mong đợi Du Tử Lê nói "trái tim đau" (thay vì "trái tim khô"), "sông đã cạn" (thay vì "sông cạn đá mòn") ... Những cụm từ "bất thường" này làm cho người nghe cảm thấy hụt hẫng, nhưng là những hụt hẫng ý nhị và lý thú ...

  Ngực chôn cất nỗi niềm sâu góc trái
 Ai không đau khi máu đã quên về
 Em hãy chỉ dùm tôi dăm cửa ngục
 Để tôi vào chuộc lại trái tim đau

 (Hãy bảo tôi)

 Thành ra, những ai thích sự bất ngờ hay các khái niệm, định nghĩa không/chưa nghe qua, sẽ không thất vọng với 11 bài nhạc trong "K. Khúc Của Lê". Ngay từ bài hát đầu, Du Tử Lê đã đem lại cho người nghe vài ý tưởng [cố nhiên là] chưa từng có trong thi ca Việt:

  Chẻ đôi sông, núi đêm bưng mặt
 mưa quấn khăn vào sâu ấu thơ
 chẻ đôi thân thế mù tăm tích
 ta nghĩa trang nào chôn cất nhau ...

 (Dòng suối trăm năm)

Những ý tưởng này đã được Du Tử Lê nhắc đến trong một bài thơ trước đây ("Một vừng trăng đã khuyết"): Tôi bổ dọc đầu tôi / thấy một người tháo chạy / thao thiết hạt mưa rơi / đầu nguồn, ai đứng khóc. Những vần thơ có tính thoát ly thực tại để đi đến cõi siêu hình. Tuy có lúc tôi đã tự chất vấn khả năng hiểu biết tiếng Việt của chính mình, nhưng dù sao chăng nữa, những câu thơ/hát như vừa mộng vừa thực ấy, như lạc vào cõi hư vô siêu hình ấy đã làm nên một phong cách rất "Du Tử Lê" mà thính giả sẽ gặp lại rất nhiều lần ở nhiều ca khúc khác.

Những hình tượng thường hay có trong thơ và nhạc của Du Tử Lê là sự sống sinh động, mãnh liệt và vĩnh hằng của biển; là sự sống hữu hạn của giòng sông; là đỉnh cao gần thượng đế, nơi nương tựa của những ý thức tuyệt đối của núi non; là những cánh rừng huyền bí, nguyên trinh nữ tính; là hơi thở của vũ trụ được lấp ló ẩn hiện trong gió; là một cuộc đời có đủ bình minh, chiều tà, và hoàng hôn của nắng.

  Em ngủ trong một rừng cây
 mà lòng tôi rất đầy
 mùa hè sao rực rỡ
 hàng cây xanh lá gầy

 (Em ngủ trong một mùa đông).

Đời sống, cũng như tình yêu, là một sự chọn lựa keo kiết. Và, sự lựa chọn nào cũng mang ý nghĩa xoá bỏ. Con người khát sống, ham muốn sống ở nhiều nơi cùng một lúc; khi chia ly với một cuộc sống hữu hạn của sông, người ta nhớ tới cuộc sống vô hạn của biển:

 Về tự một dòng sông
 Em nồng nàn như biển
 Gió cuốn muôn nghìn năm
 Lấp chôn tình vô vọng

 (Về từ vô vọng)

Đối với Du Tử Lê, "con người là một con vật chia ly. Chia ly trong kỷ niệm, bởi vì: chỉ có kỷ niệm mới làm thành nhan sắc, chân dung của một cuộc tình." Một cuộc chia ly với tình yêu cũng đồng nghĩa với một cuộc chia tay với nơi trú ngụ an toàn của sự sống, bỏ lại người mình yêu bên kia cánh rừng huyền bí hoang sơ và nguy hiểm, nơi mà tâm hồn có khả năng trú ngụ trong những cọng cỏ:

  Tôi xa người như xa núi sông
 Em bên kia núi - bên kia rừng?
 Em bên kia nắng? - bên kia gió?
 Tôi một giòng sương lên mênh mông 

 Tôi xa người như xa biển đông
 Chiều dâng lênh láng chiều giăng hàng
 Những cây ghi dấu ngày em đến
 Đã chết từ đêm mưa không sang

 (K. khúc của lê)

 Yêu ai yêu cả đường đi lối về. Vắng một người thế giới trở nên hoang vu:

 Chỉ nhớ người thôi đủ hết đời
 Chim về góc biển, bóng ra khơi
 Lòng tôi lũng thấp. Tâm hiu quạnh
 Chẳng chiến chinh mà cũng lẻ đôi
 (Chẳng chiến chinh mà cũng lẻ đôi)

Biển là một hình tượng thường hay thấy trong thơ của Du Tử Lê\. Nhưng biển cũng là một địa chỉ vừa nguy hiểm vừa huyền bí, vì biển là nơi chứa chấp những kẻ đồng lõa vô nhân có thể cuốn trôi những con người vô vọng, là nơi đã từng chôn vùi biết bao thân xác của đồng hương ta\. Thành ra, không phải ngẫu nhiên mà Du Tử Lê muốn mang xác mình ra biển để hoà mình với đời sống vĩnh hằng, để gặp lại đồng hương đã bỏ mình bao năm trước. Ở đây, Du Tử Lê đã nói được cái tâm trạng của nhiều người tỵ nạn:

  Khi tôi chết hãy mang tôi ra biển
 Đừng ngập ngừng vì ái ngại cho tôi
 Những năm trước bao người ngon miệng cá
 Thì xá gì thêm một xác cong queo 

 (Khi tôi chết hãy mang tôi ra biển)

Nói cho cùng tồn tại thực sự là một sự luân chuyển không ngừng. Một triết gia Hy Lạp đã từng nói không một ai có thể bước vào cùng một dòng sông hai lần. Vượt qua một dòng sông cũng tương tự như vừa trải qua một cuộc hành trình của cuộc đời. Mà thực vậy, cuộc đời là một sự tiến hóa và thay đổi không ngừng về cấu trúc tinh thần. Những năm ở tuổi ba mươi có lẽ là một giai đoạn quá độ, mà con người phải đánh giá lại cái hiện tại để tiến về tương lai, một giai đoạn mới. Đối với người Việt tỵ nạn như người viết bài này, những năm ba mươi quả là một cái mốc thời gian ảm đạm: hiện tại thì bơ vơ trên xứ người, quá khứ thì đầy đau khổ mịt mù, và tương lai lại còn rất xa, vô định:

 Tuổi ba mươi ta sống tháng ngày xa lạ
 tuổi ba mươi ta có quá khứ mịt mù

 (Khi bắt đầu của những năm ba mươi)

 Thế giới này là một "quán không" mà trong đó mọi sinh vật là những kẻ ở trọ, nói như Trịnh Công Sơn, "con chim ở đậu cành cây", và "con cá ở trọ trong khe nước". Con người cũng thế, cũng chỉ "ở trọ trần gian / trăm năm về chốn xa xăm cuối trời" Và, một ngày nào đó, sau cuộc hành trình dương thế "Đường trần rồi khăn gói / Mai kia chào cuộc đời / Nghìn trùng con gió bay", sau khi đã chọn được nơi để cất giữ những tình yêu, tài sản, cảnh đời, thì chuyện ra đi về một thế giới vô hạn khác tưởng không có gì phải bận tâm. Ở đây, "K. Khúc của Lê" là một cách ứng xử rất riêng của Du Tử Lê trước những chuyện thế sự, dâu bể ở đời. Ở nhiều chiều kích thước khác nhau, bằng con mắt của một người có nhiều điều phải chiêm nghiệm lại đời mình. Du Tử Lê đã chỉ ra nhiều điều cốt lõi của cuộc sống, chạm đến cõi tâm linh trong mỗi chúng ta\. Phải là người có bề dày văn hóa, tĩnh tâm, tĩnh tại mọi lúc mọi nơi và phải có duyên lắm mới ràng buộc tâm trí người nghe bằng những sợi dây vô hình mà Du Tử Lê đã ném vào không gian âm thanh, bắt người ta cùng suy gẫm, cùng cảm thấu đáo những điều mà "Ở chỗ nhân gian không thể hiểu":

  Vì sao ta yêu nhau
 Vì sao môi anh nóng
 vì sao tay anh lạnh
 vì sao thân anh rung
 vì sao chân không vững
 vì sao và vì sao ...

 (Khúc thụy du)

Thế giới của Lê còn là nguồn sống muôn thuở của "ngực ngậm lời trăm năm"; là những cảm giác uyên thâm nằm tại trung cung của con tim; là đức hạnh, bản năng nữ tính của lọn tóc; là sự trường tồn của xương thịt ... Nhưng đây không phải là cái thế giới ma quái rùng rợn trong thơ Chế Lan Viên, mà là những chiêm nghiệm và triết luận về thế sự của con người và cuộc sống\. 

Du Tử Lê đã biến cái thế giới hữu cơ này thành những cảm xúc, ý tứ, âm điệu dễ đi vào lòng người và để lại ấn tượng lâu bền.

  Tôi tìm ra chỗ rất an toàn
 - mái tóc em
 để cất dấu tình yêu tôi mưa, nắng cong, vênh
 ...
 - trái tim em
 để cất dấu tài sản tôi / khấp khiểng /

  một đời tom góp
 ...
 - nụ cười em
 để cất dấu cảnh đời tôi lở, lói

 ***

Trong phần lớn thơ/nhạc của Du Tử Lê, có một khuynh hướng độc thoại nội tâm, khai phá những "vùng mờ" tiềm thức, vô thức, đặt ra vấn đề tâm linh của cuộc sống hiện tại. Song Du Tử Lê không biến mình thành một kẻ mộng du, hoang tưởng, đau nỗi đau thân phận, hay thở ra những không khí chán chường hay làm thành những suy nghĩ yếm thế như Trịnh Công Sơn. Du Tử Lê chỉ đơn giản đặt cái vĩnh hằng của thiên nhiên bên cạnh cái nhất thời của kiếp người, đặt cái thời gian khách quan bất tuyệt bên cạnh cái thời gian đời người hữu hạn, và qua đó làm nổi lên cái bi kịch lớn nhất của kiếp người, đó là khát vọng vươn lên sự vĩnh cửu. Hành trình thơ của Lê là một cuộc chinh phục trí tuệ tự do, qua khắp mọi miền từ đẹp đến dục, từ mơ ước đến hiện thực, từ khóc tới cười, từ tình tới nghĩa, từ cuồng tới ánh sáng, để cuối cùng đạt tới cái Chính-Mình.

Về hình thức, thơ của Du Tử Lê biểu hiện một nỗ lực cách tân mạnh mẽ và triệt để dành cho thơ ca. Cố nhiên, bất cứ thi sĩ sáng tạo thời nào cũng có một phương cách riêng để làm mới thơ, nhưng ở Du Tử Lê, ý thức cách mạng này đã thể hiện thành hành động sáng tạo quyết liệt, triển khai trong mọi tầng, mọi hướng của thi pháp. Có thể mượn câu nói của Chế Lan Viên để nói về Du Tử Lê, "vừa làm thơ vừa đẩy lịch sử thơ ca duy tân thêm một bước".

Từng bài thơ đều mang dấu bức phá của thi sĩ, từ chữ nghĩa, tiết điệu, hình tượng và cấu trúc. Tất cả đều nhằm đem lại cho thơ một phong thái rất mới lạ, hầu như là một sự tái sinh của tiếng Việt trong ngôn ngữ thơ.

Thi sĩ và nhạc sĩ có cùng một mục đích, đó là chinh phục con tim, đánh thức hay làm lắng động nỗi đam mê của nhân loại, nhưng họ có những kỹ thuật khác nhau. Thi sĩ khai thác thế giới của chữ nghĩa để tìm ra một đường thẳng, nhưng là một cấu trúc hài hòa. Nhạc sĩ khai thác thế giới toán học để biến những đường thẳng chữ nghĩa thành âm thanh và nhịp điệu. Ở "K. Khúc Của Lê", thơ và nhạc quyện vào nhau một cách khắng khít, đến nổi nhiều khi người nghe không phân biệt được đâu là phần chính và đâu là phần phụ. Các nhạc sĩ như Trần Duy Đức, Đăng Khánh, Từ Công Phụng, Nguyên Bích, Hoàng Song Nhi, Anh Bằng và Phạm Đình Chương đã chuyển từ thơ sang nhạc một cách "chung thủy", gần như không thêm hay bớt chữ nào. Vì thế, có thể nói "K. Khúc Của Lê" là một tác phẩm về ca thơ.

Trong các nhạc sĩ phổ thơ Du Tử Lê sang nhạc, có lẽ Trần Duy Đức là người có nhiều bài nhất. Trần Duy Đức đã tài tình biến hóa những vần thơ bằng trắc thành những âm thanh đan xén vào nhau một cách tuần tự, lên xuống đều đặn, không trồi sụt, không gây xốc, tạo ra âm hưởng lặng lẽ, u hoài, xa vắng, như những lời ru có ít nhiều xa xót ... Ở Trần Duy Đức, người nghe sẽ tìm thấy những giai điệu rất đơn giản, nhưng lại đẹp và thuyết phục lạ thường, không gào thét, không nức nở, như người kể chuyện, nhưng hóa ra lại đi rất sâu vào tâm hồn người nghe.

  Bởi yêu em ta sống với niềm hy vọng
 Bởi yêu em ta cố sống nốt đời mình
 Em có hứa cùng ta sẽ chia u uất này
 Như nỗi buồn dấu trong kiếp người...

 (Khi bắt đầu của những năm ba mươi)

"K. Khúc Của Lê" được trình bày bởi các ca sĩ với nhiều trân trọng cho nghệ thuật. Tiếng hát nửa con gái nửa đàn bà của Thùy Dương qua hai bài "Dòng Suối Trăm Năm" và "Trên Ngọn Tình Sầu" làm cho người khó tính nhất cũng phải hài lòng. Sau nhiều năm vắng bóng, giọng ca chơi vơi của Mai Khanh trở lại với thính giả hải ngoại qua bài "Về Từ Vô Vọng". Lê Uyên góp tiếng hát bán liêu trai, mạnh khỏe qua bài "Chỉ Nhớ Người Thôi Đủ Hết Đời". Lệ Thu cũng cống hiến tiếng hát nồng nàn của mình cho thính giả qua hai bài hát hết sức ấn tượng: "Khi Bắt Đầu Của Những Năm Ba Mươi" và "Khi Cuộc Tình Đã Chết". Ngoài ra, các ca sĩ hàng đầu ở hải ngoại như Tuấn Ngọc với tiếng hát đầy nam tính qua hai bài "Hãy Bảo Tôi" và "K. Khúc Của Lê"; Anh Dũng rất tình tự qua "Em Ngủ Trong Một Mùa Đông"; và giọng ca trẻ của Huân Ngữ với "Khúc Thụy Du", cũng góp mặt làm cho cuốn CD thêm phần chất lượng. Phần hòa âm, phối khí do Gia Bảo, Duy Cường, Hoàng Công Luận, Trầm Tử Thiêng đảm trách. Tất cả các nghệ sĩ này đã làm cho "K. Khúc Của Lê" thêm phần nhan sắc cho các bài hát.

Nghệ thuật là một cuộc chơi, mà trong đó người nghệ sĩ tự dâng hiến tâm tư mình để tìm hạnh phúc cho người thưởng ngoạn mà không cần biết sự dâng hiến của mình có.

được chấp nhận hay không. Sau một thời gian dài tôi tưởng mình không còn lối thoát vì những đợt "tấn công" liên tục của các cuốn băng CD và video ca nhạc tràn đầy trên thị trường hiện nay, nhưng nay, qua "K. Khúc Của Lê", tôi vừa tìm ra một nơi "tỵ nạn âm thanh" rất an lành. Cám ơn Du Tử Lê, cám ơn các nghệ sĩ đã có công bồi đắp khu vườn âm nhạc Việt ở hải ngoại. Tôi tin rằng các bạn cũng sẽ tìm ra điều này khi đến với "K. Khúc Của Lê".

 

Nguyễn Văn Tuấn

WSU School of Medicine, Dayton, Ohio
Tháng 11, 1999.
(Bán N.S. Ngày Nay, Houston, TX, số 426 ngày 1 tháng 1 năm 2000)

*** dutule.com xin mời quý vị thưởng thức nhạc phẩm "K. Khúc của Lê" Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Đăng Khánh - Ca Sĩ: Tuấn Ngọc - Dẫn nhập: Du Tử Lê viết và đọc


Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
14 Tháng Sáu 20241:40 CH(Xem: 5309)
Tôi mượn câu thơ kết trong bài 'Đêm, nhớ trăng Sài Gòn' của Du Tử Lê để làm tựa cho bài viết này, bài viết về ông: Du Tử Lê - một nhà thơ có tầm ảnh hưởng lớn đối với văn chương Việt Nam.
31 Tháng Mười Hai 202310:10 SA(Xem: 1995)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
07 Tháng Mười Một 20233:47 CH(Xem: 2611)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
19 Tháng Mười 20231:33 CH(Xem: 2382)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
05 Tháng Mười 202312:00 SA(Xem: 23710)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
02 Tháng Chín 202312:00 SA(Xem: 15144)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
23 Tháng Sáu 202310:46 SA(Xem: 2445)
Luận văn Thạc Sĩ/ Chuyên ngành: Văn học Việt Nam của Vũ Thị Lê Duyên
04 Tháng Sáu 20232:03 CH(Xem: 2608)
Du Tử Lê nổi tiếng nhất với tư cách một thi sĩ.
30 Tháng Năm 20235:35 SA(Xem: 8224)
Hôm nay, một sáng nắng ấm, trời thu, Nam California, chúng tôi ngậm ngùi đưa tiễn một Nhà thơ.
10 Tháng Năm 20239:33 SA(Xem: 7907)
Sáng thứ tư 9/10/2019, thấy cái post của Hạnh Tuyền: “Ông ngoại đã lên trời”.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 21448)
Tôi không biết phải bắt đầu từ đâu, ra sao, thế nào khi đứng trước khu rừng có quá nhiều những gốc lạ, quý? Khu rừng thuộc quyền sở hữu của người dựng thành đêm-từ-biệt…Trần.
(Xem: 16141)
Đề cập tới sự nghiệp âm nhạc giá trị của cố nhạc sĩ Phạm Đình Chương, nếu chỉ nói tới khía cạnh thơ phổ nhạc (dù cho ông được ghi nhận như một thiên tài) mà không đề cập tới những lãnh vực khác, tôi cho là một thiếu sót không thể tha thứ.
(Xem: 17802)
Tuy nhiên, thế hệ 1940-1950, cũng lại là thế hệ cung cấp cho văn chương miền Nam 20 năm, những bài thơ, những trang
(Xem: 10500)
Loạt bài của Nguyên Vũ / Vũ Ngự Chiêu được độc giả, nhất là giới quân nhân đón nhận nồng nhiệt
(Xem: 19034)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 5309)
Tôi mượn câu thơ kết trong bài 'Đêm, nhớ trăng Sài Gòn' của Du Tử Lê để làm tựa cho bài viết này, bài viết về ông: Du Tử Lê - một nhà thơ có tầm ảnh hưởng lớn đối với văn chương Việt Nam.
(Xem: 1995)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 2611)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 2382)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 23710)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 20154)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 8994)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 10089)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 9361)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 12550)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 31998)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 21639)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 26806)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 24202)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 23013)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 21150)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 19060)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 20292)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 17800)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16858)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 26118)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 33399)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 35682)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,