Trò chuyện với nhà văn Trần Vũ (Kỳ 11)

15 Tháng Ba 201112:00 SA(Xem: 16330)
Trò chuyện với nhà văn Trần Vũ (Kỳ 11)

 

kt-04-nude-content-content

 

11. John Tang: Càng ngày càng có nhiều cây bút nữ, càng ngày số tuổi của họ càng nhỏ, văn của họ càng bạo, những cuộc làm tình trong tác phẩm của họ càng ngoạn mục, kinh hoàng … Hiện tượng gì vậy, ông có nghĩ đến không?


 Nhà văn Trần Vũ trả lời:

Chào John Tang. Câu hỏi của anh làm tôi nhớ về thời gian trước 75, vài tác phẩm mang chút tính dục duy nhất tôi đọc là cảnh đêm trong khách sạn diễn ra giữa Kitty và Ari Ben Canaan gần cuối tiểu thuyết Về miền đất hứa của Léon Uris do Thế Uyên dịch. Một thoáng ngắn vài giây, Ari kéo áo Kitty xuống để lộ vai và một bên ngực rồi Ari giận dỗi bỏ đi… Một cảnh khác trong Thần điêu đại hiệp là khi Tiểu Long Nữ khỏa thân áp lưng mình vào lưng Dương Quá luyện công…

 

Tiểu thuyết miền Nam và tiểu thuyết dịch thời kỳ này rất chay tịnh: Nhất Linh trong Xóm Cầu Mới cho Siêu và Mùi mân mê duy nhất cổ chân; Cô Hippy lạc loài của Nhã Ca chịu tiếng thác loạn nhưng tôi đọc không thấy gì hết. Vài ngón tay của cô giáo Hoàng nắm ngón tay của học trò tên Minh trong Vòng tay học trò rồi dừng lại ở những ý nghĩ thầm mà không động tác. Tôi nhìn tôi trên vách của Túy Hồng cũng vậy, chỉ có những chiếc bóng chao động trên vách tường rồi là im lặng. Trong Nhà có cửa khóa trái của Trần Thị Ngh tuy khí hậu ẩm, ngoài những tiếng động hô hấp của một lồng ngực ướt mồ hôi không có gì khác. Thung lũng tình yêu của Lệ Hằng tuy loạn luân vẫn chỉ là đồi thông lãng mạn. Phải đến Gần 17 tuổi của Mai Thảo, tôi mới khám phá ra Karen, nữ nhân vật Thụy Điển để ngực trần nở nang đi lại trong nhà trước cửa sổ không đóng kín và những thân mình đàn ông đàn bà trên mặt đệm sau chiếu mạt chược… nhưng vẫn chỉ là đối thoại. Mai Thảo thay thế hành động bằng đối thoại.

 

Đến Võ Phiến, trong Thác đổ sau nhà đoạn văn này tiêu biểu:

“Khi tôi khép hai đùi lại, dùng dằng, ông ta không hấp tấp vội vàng. Ông đặt một bàn tay lên bắp đùi trần của tôi làm tôi rùng mình; ông ngừng lại một chút, rồi vỗ nhè nhẹ vào phía trong bắp vế, nói nho nhỏ: “Em! Em!” Giọng ông ta nửa như than phiền trách móc, nửa như dỗ dành nài nỉ. Ông ta lại đặt yên bàn tay, ngừng lại, và chờ đợi. Tôi dạo ấy mới hăm hai hăm ba tuổi... Vắng đàn ông lâu ngày... Đêm khuya vắng vẻ... Chậc!”

 

Nhân vật chậc lưỡi là ưng thuận. Nhà văn chậc lưỡi là hết đoạn gây cấn. Còn người đọc? Người đọc chậc lưỡi vì muốn đọc tiếp…

 

Dường như thời kỳ này, tuổi trẻ miền Nam hầu hết khám phá tình dục qua truyện chưởng Kim Dung và sách gián điệp của Người Thứ Tám. Tôi trong số họ, nhớ mình đã ngượng nhiều khi đọc Bóng ma trên công trường đỏ, cảnh Z-28 ân ái với Z-33. Tôi lên 12, với tôi Bí mật Hồng Kông, Hận vàng Ấn độ, Nữ thần ám sát, Mèo xiêm cọp thái, Đoàn vũ khỏa thân là cả một thế giới bí mật. Nhưng Z-28 là một phó sản, chưa phải sách văn học. Những Kiều Giang, Đỉnh gió hú, Tầng đầu địa ngục, Chuông gọi hồn ai, Cuốn theo chiều gió hay Lụy tình chưa dứt rất chay tịnh. Kể cả Đoàn nữ binh mùa thu của Nhã Ca và Tiền đồn của Thế Uyên không có gì khiến tôi phải ngượng. Tôi mê Erich Maria Remarque và càng khám phá là Remarque vinh danh tình bạn và tình yêu mà không vinh danh tình dục. Mối tình của Pat và Robby trong Chiến hữu, hay của Ruth và Ludwig trong Bản du ca cuối cùng của loài người không còn đất sống là những mối tình trong sáng.

 

Nhưng đời sống không chỉ có sự trong sáng. Ngay cả những mối tình trong sáng nhất, đến một lúc vẫn phải va chạm thực tế: tình dục của thân thể, ham muốn hòa quyện làm một. 

 

Năm 1986 hay 1987, tôi đọc trên Làng Văn bản dịch Lòng Ái quốc của Nguyễn Vạn Lý. Mishima tiếp cận thân xác không tránh né: “Thân thể Reiko trắng ngần và tinh khiết; bộ ngực nở to của nàng bày tỏ một lòng trong sạch về dục vọng; nhưng, khi yêu chồng thì cặp vú ấy thật là quyến rũ trong gối chăn ấm áp và thân mật. Ngay cả lúc ân ái hai người hết sức trang trọng một cách đáng sợ. Giữa những giây phút dục vọng cuồng nhiệt, trái tim của họ lại rất thanh tịnh và trịnh trọng.“ Văn Mishima trực tiếp mà vẫn giữ được cho thân xác sự quý trọng thanh sạch. Dụng văn thân xác, nhưng Mishima đưa người đọc vào lĩnh vực tinh thần: Hiến dâng và thâu nhận là một hành động tinh thần. Mishima là một bậc thầy.

 

Tuy nhiên, điều này không có nghĩa phải viết như Mishima. Anaïs Nin ngay từ thập niên 1940 đã cho xuất bản nhiều tập nhật ký về những mối tình khiêu dâm của chính mình với những câu chuyện ham muốn thầm kín của đàn bà. Mối tình nhiều dâm tính của Anaïs Nin với Henry Miller không còn là bí mật trong kho tàng văn học. Tây phương luôn đi trước Việt Nam trong lĩnh vực văn xuôi, nên khi các nhà văn Việt khảo sát rồi trải nghiệm đề tài này, là hoàn toàn bình thường.

 

Năm 1998, Christine Falkenland sinh 1967 cho xuất bản tiểu thuyết Le marteau et l’enclume, miêu tả hành trình tự tìm kiếm mình của một thiếu nữ mà thân thể giống bị nghẽn giữa búa và đe, cứ phải dẫy vùng tự xé rách để thoát ra… Thiếu nữ yêu người tình của mẹ ruột, làm tình với người tình của mẹ. Đến khi mẹ mất, thiếu nữ đợi phu đòn khuân xác mẹ ra khỏi phòng và lập tức nằm lên mặt đệm vừa đặt xác, để những vết tích của mẹ nhập vào cô, hóa thành cô. Falkenland miêu tả chỗ kín của mình như phủ một lớp rong ướt run rẩy và uyển chuyển, chao lượn mỗi khi cô nhìn chúng… Với Búa đe, Christine Falkenland được xem là niềm hy vọng của văn chương Bắc Âu, giọng văn phong vị nhất của Thụy Điển.

 

Năm 1996, Florence Dugas được 28 tuổi, đang là nữ giáo sư kịch nghệ của hàn lâm viện kịch nghệ tại Pháp, cho xuất bản tiểu thuyết Dolorosa Soror nhanh chóng trở thành best seller. Khác Mishima xem chiếm hữu và dâng tặng là một hành động tinh thần, Dugas xem tình dục là một hành động thuần thân xác, của bản năng và nhu cầu tự thỏa mãn, bằng bất kỳ phương tiện nào. Khác Christine Falkenland nhấn thân thể vào trong văn học, Florence Dugas không che đậy dục tình bằng văn học, thẳng thừng tuyên bố là mình viết truyện dâm dục vì mục đích của da thịt là nhục cảm. Văn của Dugas tự nhiên và kích thích: "Anh ấy vuốt vai, miết gáy, hôn tôi thật lâu. Môi anh vẽ vệt trên lưng, lưỡi trôi dọc theo cột sống, đổ xuống trũng lưng, len vào giữa mông. Như mèo mẹ nựng nịu con, anh dướn lên, cắn vào vai tôi, day khoảng gáy rồi lại chuồi xuống vùng hông. Tôi thắt người lại khi anh lấy tay vạch mông; rồi cái cảm giác vừa buồn cười vừa thèm muốn cứ cồn cào gan ruột, khuyến khích tôi mở rộng ra hơn nữa."

 

Dolorosa Soror được dịch ra nhiều thứ tiếng, quảng cáo, điểm sách, phê bình... Đi đâu tôi cũng thấy tên Dugas và Falkenland dạo ấy. Bản dịch Thống Muội của Cổ Ngư và Búa Đe của Mạch Nha trên Hợp Lưu là hai bản dịch khá sát bản Pháp văn. Điều tôi vẫn tự hỏi, là làm sao một nữ giáo sư hàn lâm như Florence Dugas dám viết về tình dục kinh dị như vậy: trắng trợn và dung tục. Dugas không ngại khoa trưởng khoa kịch nghệ hay sinh viên của mình đọc, khi cô tự nhận là viết tự truyện về chính đời sống tình dục của mình.

 

Rồi tôi hiểu: Phụ nữ da trắng xem thân thể họ thuộc về họ mà không thuộc về gia đình hay xã hội. Họ muốn làm gì thân thể họ, trong giới hạn luật pháp, họ toàn quyền. Ngược lại, phụ nữ phương Đông chưa có toàn quyền này... Các thiếu nữ Việt Nam sau vượt biên, khi đặt chân đến các lục địa Âu Mỹ va chạm tức khắc với lối sống buông thả dục tình Âu Mỹ. Họ phải chọn lựa: Sống thân thể của họ hay giữ thân cho cha mẹ, gia đình, anh chị mình không xấu hổ? Đa số gìn giữ, ngay cả khi viết truyện, tuy câu trả lời ngầm là tư tưởng sẽ thay đổi với thời gian và môi trường. 

Rồi thời gian đến và môi trường đã sẵn.

Shan Sa, một nữ văn sĩ Trung Hoa sinh 1972 di sân sang Pháp sau biến động Thiên An Môn, trong tiểu thuyết Thiếu nữ chơi cờ gô [bản dịch của Mai Ninh] sau câu nhập tuyệt hay: “Mỗi quân cờ là một bước đi xuống linh hồn. Tôi yêu cờ gô vì những mê lộ của nó...”, Shan Sa đã không ngần ngại cho đại úy Nakamura vào xóm nhà thổ dâm lạc trước khi bắn vỡ đầu người yêu là Dạ Khúc, rồi tự sát. Thiếu nữ chơi cờ gô có những đoạn tác giả viết mê man: "Tình yêu biến thành một đòi hỏi thú vật. Trong những đêm dài mất ngủ, tựa một người khát bỏng uống cho đã một thứ nước ảo tưởng, đôi lần do tưởng tượng quá đáng, tôi đã chạm vào làn da cô ấy. Không mỏi mệt, tôi vẽ gương mặt, cần cổ, đôi vai, bàn tay, và sáng chế ra đồi ngực, vành háng, cặp mông, hai cánh đùi mở. Tôi tưởng tượng ngàn thể điệu ôm ấp, kiểu này man dã hơn kiểu kia. Tôi tự mân mê. Nhưng dương vật chế nhạo sự thèm muốn. Nó không cho tôi được thoả mãn khoái lạc, nó từ chối làm nhẹ nỗi đau."

 Shan Sa là một tác giả được đón nhận nồng nhiệt tại Pháp.

 

Câu hỏi: Vì sao chúng ta chấp nhận Kim Bình Mai, Mishima hay Báu vật của đời của Mạc Ngôn hoặc Haruki Murakami làm tình liên tục trong tiểu thuyết Rừng Na Uy mà không chấp nhận các tác giả Việt Nam viết về tình dục? Vì họ còn trẻ? Vệ Tuệ, Shan Sa còn rất trẻ khi viết tác phẩm đầu tay.

 

Điều John Tang nhận xét: “càng ngày số tuổi của họ càng nhỏ, văn của họ càng bạo, những cuộc làm tình trong tác phẩm của họ càng ngoạn mục, kinh hoàng …, là một chuyển động không tránh khỏi.

 

Làm nhà mô phạm, chúng ta có thể nghĩ vì tuổi trẻ Tây phương ngày nay không có lý tưởng nào khác ngoài âm nhạc, thể thao và tình dục. Họ rất khác tuổi trẻ Tây phương của thế kỷ 18, 19 mang lý tưởng chinh phục các lục địa xa xôi, rao giảng phúc âm và khai trí các dân tộc họ cho là bán khai… Tuổi trẻ toàn thế giới đã chạy theo tuổi trẻ Tây phương đến tận bây giờ. Tuổi trẻ Việt Nam, sau 30 năm chiến tranh, còn lý tưởng nào ngoài hưởng thụ và Tây hóa?

 

Làm một nhà mô phạm chúng ta có thể chê trách như vậy.

 

Không mô phạm, chúng ta nhìn cách khác: Tình dục thuộc về sinh lão bệnh tử, là đề tài muôn thuở như tình yêu, tôn giáo, chiến tranh, lịch sử… Vấn đề là viết hay hoặc không hay. Văn hay, không nhất thiết cần dâm tính và thuần dâm tính chưa chắc là văn hay. Chất hay, nằm nơi khác: trong nhãn quan thẫm mỹ toàn diện của người viết, trong cách thức trục xuất suy nghĩ của con người ra trang giấy. Tạp bút của tro tàn của Ban Mai, trung thiên truyện Miền Vĩnh Phúc của Vũ Quỳnh Hương, tự truyện Mưa qua sân thượng của Trầm Hương, truyện ngắn Bản kinh thánh cuối cùng của Đặng Thơ Thơ, Đến Đồng Gai của Nguyễn Hương, Florence của Phạm Thị Ngọc, Lòng trần của Nguyễn Thị Thụy Vũ, Tòa binh đinh bỏ không của Nhã Ca, Mùa hè một nơi khác của Phan Thị Trọng Tuyến, Mưa đất lạ của Trần Diệu Hằng chứng minh điều này: Dâm tính, là một yếu tố mà không là tất cả.

 

Điều này không ngăn mỗi nhà văn, trong từng chu kỳ của văn nghiệp, có quyền tìm đến và khai thác. Như Lê thị Huệ có truyện gợi cảm và có truyện không. Nguyễn thị Ngọc Nhung, Trân Sa, Đỗ Lê Anh Đào, Mai ninh cũng vậy. Văn chương, trước nhất là sự tự do cá nhân. Các thế hệ nhà văn sau Mai Thảo, Võ Phiến, Tùy Hồng, Nhã Ca, Nguyễn Thị Hoàng... ít chịu sự nghiêm khắc của xã hội như trước đây, nên văn bản của họ toát ngời tự do này.

 

*Thư Từ, ý kiến, câu hỏi xin gửi về dutule@dutule.com

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
27 Tháng Mười Một 201512:00 SA(Xem: 6092)
Thưa ông, hôm nay tôi có mấy câu hỏi nhỏ gửi cho ông đây. Đó là tôi có đọc “Khói trắng thiên đường” của ông và thấy ông có ghi lại một vài đoạn thơ của ông. Tôi rất thích mấy đoạn thơ ngắn ấy. Vậy ông có thể vui lòng cho tôi biết:
05 Tháng Mười Một 201512:00 SA(Xem: 7339)
Hầu như mọi người đều nhận thấy tiểu thuyết hay truyên dài của ông thường dựa trên những dữ kiện thực. Phần hư cấu có rất ít. Vậy cá nhân ông đánh giá thế nào về những truyện hoàn toàn được xây dựng trên hư cấu?
06 Tháng Mười 201512:00 SA(Xem: 7321)
Tôi theo dõi gần như khá đầy đủ những tác phẩm ông đã xuất bản. Do đấy, tôi được biết ông từng gặp khó khăn với một vài tác phẩm của mình. Vậy thì đứng trước những khó khăn ấy ông đã có thái độ nào?
07 Tháng Tám 201512:00 SA(Xem: 7197)
ông sẽ nói đôi điều về tình ái với bạn đọc chứ? Nó xuất hiện, xoa dịu, chữa lành những bi kịch khác ra sao, nó có nhất thiết tồn tại trong một tác phẩm không, và liều lượng, vai trò của nó như thế nào góp vào thành công của tác phẩm
24 Tháng Bảy 201512:00 SA(Xem: 6657)
Có người cho rằng truyện ngắn là một mảnh của truyện dài ngắt ra. Ông có đồng ý với quan niệm này hay ông có quan niệm khác? Nếu ông có quan niệm khác thì xin ông trả lời rõ ràng cho tôi được hiểu.
09 Tháng Bảy 201512:00 SA(Xem: 7235)
Ông Du Tử Lê nói, ông là người rất giầu có về vốn sống. Từ đó tôi có 4 câu hỏi nhỏ mong ông trả lời đó là:
02 Tháng Bảy 201512:00 SA(Xem: 6470)
Tôi có mua và đã đọc cuốn “Khói trắng thiên đường” của ông. Câu hỏi của tôi là ông có thể cho tôi biết là có bao nhiêu phần trăm sự thật trong truyện này?
25 Tháng Sáu 201512:00 SA(Xem: 11109)
Nhà văn Đào Hiếu sinh tại Tây Sơn, tỉnh Bình Định. Tốt nghiệp cử nhân văn chương, đại học Văn khoa Sài Gòn 1972. Sau năm 1975, ông công tác tại báo Tuổi Trẻ và nhà xuất bản Trẻ... Cùng gia đình, ông hiện sống tại Sài Gòn
24 Tháng Năm 201512:00 SA(Xem: 7433)
Thưa ông: Những đề tài đó có xuất phát từ những cảm nghiệm cá nhân của ông không? Nếu có thì chừng bao nhiêu phần trăm?
04 Tháng Năm 201512:00 SA(Xem: 7345)
Kim Loan : Thưa anh, theo tôi nghĩ, người viết phiếm như ông thì bất cứ lúc nào, đi đâu cũng lắng tai nghe, thâu nhận...để rồi về viết. Như thế đời sống lúc nào cũng lăm lăm dòm ngó mọi chuyện để viết, thế thì chán chết. Chẳng lúc nào mình sống thoải mái, phải không thưa anh?
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 20371)
Tôi không biết phải bắt đầu từ đâu, ra sao, thế nào khi đứng trước khu rừng có quá nhiều những gốc lạ, quý? Khu rừng thuộc quyền sở hữu của người dựng thành đêm-từ-biệt…Trần.
(Xem: 15332)
Đề cập tới sự nghiệp âm nhạc giá trị của cố nhạc sĩ Phạm Đình Chương, nếu chỉ nói tới khía cạnh thơ phổ nhạc (dù cho ông được ghi nhận như một thiên tài) mà không đề cập tới những lãnh vực khác, tôi cho là một thiếu sót không thể tha thứ.
(Xem: 17175)
Tuy nhiên, thế hệ 1940-1950, cũng lại là thế hệ cung cấp cho văn chương miền Nam 20 năm, những bài thơ, những trang
(Xem: 9865)
Loạt bài của Nguyên Vũ / Vũ Ngự Chiêu được độc giả, nhất là giới quân nhân đón nhận nồng nhiệt
(Xem: 18255)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 4733)
Tôi mượn câu thơ kết trong bài 'Đêm, nhớ trăng Sài Gòn' của Du Tử Lê để làm tựa cho bài viết này, bài viết về ông: Du Tử Lê - một nhà thơ có tầm ảnh hưởng lớn đối với văn chương Việt Nam.
(Xem: 1503)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 2025)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1919)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 23262)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 19815)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 8611)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 9618)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 9084)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11952)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 31501)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 21392)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 26303)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 23730)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 22510)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 20617)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18779)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19915)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 17525)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16656)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 25507)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 32867)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 35462)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,