NGUYỄN MẠNH TRINH - nói chuyện với du tử lê trong và ngoài một cuốn sách mới xuất bản

09 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 5877)
NGUYỄN MẠNH TRINH - nói chuyện với du tử lê trong và ngoài một cuốn sách mới xuất bản

nguyen_manh_trinh-content-content

Du Tử Lê có lẽ là một trong những người cầm bút sắt son với nghệ thuật bền lâu nhất. Ở với văn chương mấy chục năm, chắc có nhiều điều để nói đến bằng bút mực, có phải? Do đó, trước đây, đã có Du Tử Lê: tác Giả và Tác Phẩm, tập 1, thì bây giờ lại có tập 2, ra đời, để làm rõ nét hơn chân diện mục của một người làm thơ, mà thi ca đã trở thành chất liệu để nuôi sống cuộc đời.

 

Nói chuyện với Du Tử Lê, về một cuốn sách mới, chuyện đó đã thành bình thường, bởi, mỗi năm, ông đều có ít nhất hai, ba cuốn sách trình làng. Nhưng, nói về một cuốn sách mới, như loại Tác Giả & Tác Phẩm kể trên, thì có nhiều điều thích thú được khám phá. Thí dụ, những người viết đã mang đối chiếu đời sống thực và đời sống văn chương, để tìm thấy những điểm tương đồng, cũng như những điều trái ngược. Thơ, không phải là những dúm ngôn ngữ vô hồn, mà chúng có đời sống riêng, có máu huyết xương tủy riêng. Thơ, là những mối tình, của một người luôn đi tìm kiếm, để tìm cho được một tuyệt đối, mà chắc chắn ở trần gian này không thể có, không thể đạt được. Thơ, cũng là căn bệnh Thyroid: Tại sao tay anh lạnh? Tại sao thân anh rung? Tại sao môi anh nóng? Tại sao chân không vững? Tại sao và tại sao? Thơ, cũng là những kỷ niệm, từ ngôi trường Hàng Vôi, Hà Nội, đến ngôi trường Chu Văn An sau di cư, và cũng là những ngày tháng lưu lạc ở xứ người. Tóm lại, thơ là người, có những điều hòa nhịp, để, tượng hình một đời sống rất nghệ sĩ, nhưng cũng rất lạc lõng trong xã hội bây giờ.

 

Một buổi tối, tôi và nhà thơ nói chuyện với nhau. Hai anh em đã nói về một cuốn sách mới còn thơm mùi mực. Mặc dù, tôi là một trong những người có bài viết trong tác phẩm này, nhưng, với tôi, vẫn còn có những điều muốn biết thêm, và chắc độc giả cũng có sự chờ đợi ấy.

 

Bây giờ, xin độc giả theo dõi buổi nói chuyện giữa tôi và thi sĩ Du Tử Lê.

 

Nguyễn Mạnh Trinh (NMT): Du Tử Lê: Tác Giả và Tác Phẩm, là cuốn sách như thế nào? anh đã thực hiện ra sao để hình thành nó?


Du Tử Lê (DTL): Là cuốn sách mang tên tôi, do nhiều người viết hoặc vẽ. Gần đây, tôi có dịp gặp gỡ khá nhiều anh chị em cũ, mới. Họ muốn tôi tái bản cuốn Du Tử Lê: Tác Giả và Tác Phẩm, tập 1, vì bài viết của các anh Nguyên Sa, Khánh Trường và Lê Vương Ngọc...Tôi nẩy sinh ý nghĩ tại sao không in cuốn mới mà lại in cuốn cũ làm chi. Sau đó, một số anh chị em ấy giúp tôi hình thành nó. Đơn giản vậy thôi. 

 

NMT: Anh có thấy một điều gì ngại ngần khi công bố những mẩu đời tư riêng của mình, và Anh có nghĩ, là một khuôn mặt của đám đông thì phải chấp nhận chuyện bị nhìn ngắm, phán xét và phê bình?


DTL: Ngần ngại chứ. Tuy nhiên, nếu phải chọn lựa giữa những cái xấu xa, hư hỏng gần, thật với con người, đời sống hàng ngày của tôi, và những lời đồn đãi một cách quá đáng thì tôi chọn cái thứ nhất. Thêm nữa, tôi cũng cần có sách mới...

 

NMT: Anh có nghĩ in một loạt bài viết về mình như thế, là một công việc không khiêm tốn?

 

DTL: Chưa bao giờ hai chữ khiêm tốn được đặt ra với tôi. Ở đâu, dù trước vài người hay vài trăm người, tôi vẫn nhìn nhận rằng, nếu tôi có chút tên tuổi nào đó, hoàn toàn do đám đông. Tôi vẫn nghĩ, chúng ta sẽ không có Nguyễn Du, Đoàn Thị Điểm, Hồ Xuân Hương, Tú Xương, hay gần hơn, Nhất Linh, Văn Cao, Mai Thảo, Nguyên Sa..., nếu quần chúng không yêu mến những người này. Cách khác, cái tôi có hôm nay, là những gì mà nhiều người đem cho. Tự tôi, mình ên, chẳng là gì cả.

 

NMT: Mình nhìn mình chắc chắn không bằng người khác nhìn mình, có phải? Vậy, anh có suy nghĩ nào về những nhận xét, mà những người cầm bút đại diện cho đám đông, qua những bài viết in trong hai cuốn Du Tử Lê Tác Giả Và Tác Phẩm, tập 1 và 2? Thí dụ như thi sĩ Nguyên Sa đã viết về anh: bạn tôi bằng nửa con cò/ vác trên lưng cái đền thơ con voi...?


DTL: Chính vì thường xuyên chẳng thấy mình đâu cả, nên tôi mới đi tìm mình qua những bài nói chuyện, nhận định của người khác. Riêng bài thơ của anh Nguyên Sa, nhiều người thích, trong số, có anh Mai Thảo. Tôi đăng lại nơi tập 2, theo yêu cầu của một số người muốn sưu tập nó.


NMT: Còn bài Đời Tình Du Tử Lê của Lê Vương Ngọc thì sao? Những chi tiết trong bài viết đó, xác đáng không? Những người tình, bằng xương, bằng thịt ở đời hiện thực với người tình trong thi ca là một? Hay đôi khi không?


DTL: Rất xác thực. Phần không xác thực, nếu có, ở nơi ông ta đã lược bỏ những xác thực khác. Phần hai của câu hỏi, xin đưa ra một thí dụ cho dễ...Thí dụ về...nước chẳng hạn. Ai cũng biết khi nước được chưng cất tới một độ nóng nào đó, sẽ biến thành hơi. Có lẽ vì thế mà thơ của tôi hay nói tới... mây!?! 


NMT: Tôi không hài lòng lắm về câu trả lời có tính cách...vòng tròn này. Tôi có một câu hỏi khác, cũng liên quan tới một bài viết của tác giả Lê Vương Ngọc. Tác giả này mô tả anh là người có nhiều nữ tính. Riêng tôi, giao du với anh gần hai chục năm, tôi thấy điều đó, cần phải xét lại. Phần cá nhân anh, thì sao?

 

DTL: Từ tấm bé, có ba điều tôi hằng sợ hãi. Đó là sự to tiếng, phụ nữ và, sâu...rọm. Bây giờ, già rồi tôi vẫn còn co rúm người lại, mỗi khi bị phụ nữ xăm xoi, nhìn ngắm... Mặc dù, nếu chẳng còn được ai nhìn nhỏ tới nữa, thì tôi sẽ tủi thân vô cùng.


NMT: Tôi sợ anh bắt đầu mâu thuẫn đấy. Tôi nhớ trong thơ anh, có rất nhiều... sâu, côn trùng, luôn cả giun, dế. Chẳng hạn câu như con sâu nhỏ bò qua giấc mùi, mà có người đã hỏi tôi nghĩa là gì? 


DTL: Đó chỉ là một dạng khác của sự...sợ hãi thâm căn. Những người sợ ma, khi phải đi một mình trong đêm vắng, họ thường cố tình gây những tiếng động lớn, hoặc nói lầm bầm, hoặc hét to: “Không sợ! Không sợ đâu...!” Tôi cũng vậy.


NMT: (...) Vậy người nữ, ma và sâu...rọm trong thơ của anh là...một?

 

DTL: Tôi đâu ngu đến nỗi để mình rơi vào cái bẫy xập này. 

 

NMT: (...) Trở lại với cuốn sách mới, Bùi Bảo Trúc nhấn mạnh đến sự bất hạnh của đời sống anh, thể hiện trong thi ca. Phải chăng vì thế mà cõi thơ của anh phong phú?


DTL: Giá không bất hạnh, hoặc bất hạnh in ít thôi, thì vẫn tốt hơn.


NMT: Họa sĩ, nhà thơ Tạ Tỵ cho rằng thơ và nhạc không thể song hành. Ngôn ngữ thơ và nhạc hoàn toàn khác biệt. Phổ nhạc vào thơ, chỉ giết hại bài thơ. Ý kiến anh ra sao?


DTL: Ngoài Họa sĩ Tạ Tỵ, tôi biết một người nữa, GS Nguyễn Đức Tâm. Ở Chicago, năm ngoái, khi Hội Cộng Đồng Người Việt Illinois, tổ chức buổi “Chiều Thơ, Nhạc Du Tử Lê,” anh Tâm cũng nhấn mạnh tới sự kiện một số nhạc sĩ đã chôn sống thơ. Trong số đó, có thơ của tôi, ít nhất, một bài. Anh Tâm đã rất công phu khi đi tìm cho được nguyên bản một bài thơ cũ của tôi, đọc lên, để so sánh với bản nhạc phổ từ bài thơ ấy... Cá nhân tôi thấy, nếu người nhạc sĩ đạt được trên 50% hồn tính một bài thơ, thì đã là một góp phần đáng kể, để đẩy bài thơ vào cánh rừng thính giác. Ta đừng quên vế thứ hai của thơ là hát. Bởi thế ngôn ngữ của chúng ta mới có hai chữ thi-ca.


NMT: Bây giờ, bước vào phần hơi nhức đầu một chút. Tôi muốn nói tới dấu gạch chéo / slash của máy điện toán, mà anh đem xử dụng trong thơ, văn. Điều nào đưa anh tới sự ứng dụng này?

 

DTL: Vì không có nhiều thì giờ, tôi xin trả lời hết sức vắn tắt: Tôi muốn chân thật hóa câu nói: người đọc là tác giả thứ hai. Muốn thế, ta phải có ký hiệu để minh thị cho người đọc biết rằng một chữ (nhóm chữ) nào đó, người đọc có quyền thay đổi vị trí, sắp xếp lại cấu trúc của nó, theo ý họ. Sự hoán vị này, mặt khác, còn mở ra một khoảng không gian cho mạch thơ hay văn. Các anh Cung Trầm Tưởng và Phan Tấn Hải cũng đã đề cập tới khía cạnh này. Hơn nữa, tôi muốn cho thấy, nhà thơ, nhà văn không phải là thượng đế. Điều y viết xuống chẳng phải là điều không thể thay đổi. Sự góp phần, tham gia của người đọc, cho thấy tính tập thể, tính nhân loại.

 

NMT: Dư luận chung cho rằng bài viết hay nhất trong cuốn Du Tử Lê: Tác Giả và Tác Phẩm, tập 2, là bài của Khánh Trường. Ông ta viết, cách gì thì Du Tử Lê cũng vẫn chỉ là một người bơ vơ nơi xứ người. Điều ấy có đúng với anh?


DTL: Tôi sợ chính vì bạn tôi quá bơ vơ, nên lôi kéo bằng hữu vào cuộc bơ bơ cho bớt phần bơ vơ chưa biết chừng.

 

NMT: Cũng trong bài viết kia, Khánh Trường có nhắc lại một câu nói của nhà văn Mai Thảo, cho rằng người cầm bút có một loại tiền tệ riêng. Và Du Tử Lê rất giầu có loại tiền này...


DTL: Chỉ tiếc loại tiền đó không hàng quán nào chịu nhận. Vì thế ông Khánh Trường mới mô tả tôi là người “luôn luôn ở tư thế... chờ bạn gọi đi ăn...”


NMT: Trở lại một lần nữa với Bùi Bảo Trúc. Anh có đồng ý với quan điểm của họ Bùi khi nói đại ý sự nghiệp thi ca Du Tử Lê, nằm nơi nỗ lực cách tân thể lục bát? Riêng tôi lại thấy những bài thơ bảy chữ, tám chữ...đã làm cho thơ Du Tử Lê đi xa hơn, bay rộng, cao hơn, như một nhà phê bình khác đã nhận định. Cá nhân anh, anh tâm đắc thể loại nào?

 

DTL: Lục bát, tôi ví như người nữ, với tất cả đặc tính dịu dàng, ẻo lả. Trong khi những thể thơ khác, như năm chữ, bảy chữ, tự do...vạm vỡ, nhiều nam tính. Tôi muốn thêm chút khỏe mạnh cho lục bát; chút đằm, dịu cho các thể thơ khác...Lóc bỏ bất cứ phần nào trong hai phần này, tôi thành bán nam, bán nữ mất.


NMT: Thơ có ngôn ngữ, ý tưởng, vần diệu, đề tài,...Theo anh điều gì cốt tủy nhất để thành thơ, mà không phải vè, hoặc khập khễnh, bí hiểm?


DTL: Có hai điều tôi muốn nói về vấn đề này. Thứ nhất, tôi hằng quan niệm yếu tính căn bản của thơ là văn phạm. Tôi muốn nói văn phạm thơ. Nhưng muốn hiểu thế nào là văn phạm của thơ, trước nhất phải hiểu văn phạm bình thường, văn phạm nói chung, là gì cái đã. Xin lỗi anh, tôi không tin tưởng lắm nơi mức độ hiểu về văn phạm của một số người cầm bút, kể cả những người đã nổi tiếng. Công việc viết lách của chúng ta thường khỏi đi từ cái gọi là thiên khiếu hay thiên bẩm...Viết nhiều, viết lâu đương nhiên có kinh nghiệm. Điều này, cũng tốt thôi, nếu đừng lớn tiếng chê bai quá nặng lời. Thứ nhì, tôi thấy thời nào, chúng ta cũng có một số người nhầm lẫn giữa nỗ lực cách tân và lập dị... Có lẽ tôi nên dừng câu trả lời ở đây. Nói thêm e đụng chạm, điều suốt đời tôi cố tránh.


NMT: Anh gần gũi với giới trẻ, thường có những buổi nói chuyện về thơ ở các đại học có nhiều tuổi trẻ Việt. Vậy anh có nhận xét gì về họ? Lạc quan, bi quan?


DTL: Xuyên qua những câu hỏi họ đặt ra cho tôi, tôi có thể trả lời ngay rằng lạc quan. Rất lạc quan. Khi những người trẻ kia đã quan tâm tới một vấn đề gì thì sự hiểu biết của họ sâu, chắc hơn ta tưởng nhiều lắm.


NMT: Bác sĩ Nguyễn Xuân Quang và Nhà văn Trương Anh Thụy đề cặp tới bệnh hoạn của anh, qua lăng kính tâm, sinh lý. Theo anh có phải đó là một cách nhìn về thơ tương đối mới mẻ?

 

DTL: Trong quá khứ, ông Trương Tửu dưới bút hiệu Nguyễn Bách Khoa từng dùng phân tâm học để nghiên cứu về truyện Kiều...Bác sĩ Nguyễn Xuân Quang có thể là người đầu tiên áp dụng những chẩn đoán bệnh hoạn vào một bài thơ. Tôi muốn nhấn mạnh hai chữ có thể...


NMT: Có người nhờ hỏi: Sẽ cho anh thành triệu phú, nhưng phải bỏ làm thơ. Anh chọn đường nào?

 

DTL: Bộ ngu sao mà không chọn làm triệu phú. Mà ai vậy anh Trinh?


NMT: Có người từng phát biểu rằng: muốn hiểu được 34 tác phẩm đã ra dời của Du Tử Lê, cũng như những tác phẩm sẽ ra đời trong tương lai, phải đọc Du Tử Lê: Tác Giả Và Tác Phẩm, tập 1 cũng như tập 2, vì đó là chiếc chìa khóa vàng để chúng ta hiểu được những phần sâu kín nhất của các tác phẩm ấy. Anh nghĩ gì về nhận định này?

 

DTL: Nhận định đó, theo tôi khá chính xác. Chính vì vậy mà chúng ta có rất nhiều cuốn sách viết về Victor Hugo, về André Malraux, về Hemingway, về Pasternak... 

 

NMT: Anh có điều gì muốn nói thêm với độc giả?


DTL: Tội nghiệp họ bị chúng ta “tra tấn” nẫy giờ! Nên có nói lời cảm ơn lúc này, thì, cũng chỉ là lời đầu môi chót lưỡi mà thôi.


NGUYỄN MẠNH TRINH, ghi thuật.
 (Tạp chí Hợp Lưu số 39, tháng 2&3-1998.)

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
08 Tháng Sáu 20199:37 SA(Xem: 4880)
Cuộc phỏng vấn nhà thơ Du Tử Lê do Nguyễn Ngọc Bảo thực hiện cho chương trình Văn Học Nghệ Thuật trên đài phát thanh Saigon Houston ngày thứ Bẩy 1 tháng 6 năm 2019
21 Tháng Tám 201712:00 SA(Xem: 16340)
nhà văn, nhà thơ Du Tử Lê là một trong những thi sỹ có khá nhiều bài thơ được phổ nhạc kể từ những năm trước 1975 đến nay
03 Tháng Tư 201712:00 SA(Xem: 9047)
một kẻ gian đã xuyên tạc, sửa một số câu trong bài “Ai nhớ ngàn năm một ngón tay, của chúng tôi, sau đó phát tán trên một số diễn đàn internet.
15 Tháng Hai 201512:00 SA(Xem: 14305)
Hôm nay, chương trình âm nhạc xin được cùng quý vị tìm hiểu về một trong những bản tình ca rất nổi tiếng của Việt Nam, đó là bản Khúc Thụy D
16 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 22878)
Thưa quí vị, là một trong những thi sĩ có số lượng thơ được phổ nhạc nhiều nhất, lên tới hơn 300 bài hát,
03 Tháng Mười Một 201112:00 SA(Xem: 7527)
Xin nhà thơ nói về cảm nghĩ về tập Tùy Bút mới được ấn hành?
17 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 8310)
Tôi không có được sự thủy chung trong lòng yêu thích văn chương! Phản bội dường như là bản chất của tôi, đối với văn chương.
05 Tháng Năm 201112:00 SA(Xem: 18914)
Vào lúc 8:30 tối Thứ Bảy, ngày 30 tháng 4 vừa qua, tại studio của đài phát thanh Văn Nghệ Thúy Nga, xướng ngôn viên Thúy Anh đã có một cuộc nói chuyện với nhà thơ Du Tử Lê, dài gần một tiếng.
26 Tháng Chín 201012:00 SA(Xem: 6231)
Thơ của anh thường được các nhạc sĩ phổ thành ca khúc. Trong những ca khúc đó, anh thích bản nhạc nào? Và theo anh thì có sự khác biệt ít nhiều gì về tình ý, giá trị giữa bài thơ nguyên thủy và thơ phổ nhạc không?
20 Tháng Tư 201012:00 SA(Xem: 6146)
Thưa anh Du Tử Lê, năm nay đánh dấu thời điểm 50 năm anh sống trọn vẹn với chữ nghĩa. Xin anh cho biết cho đến hôm nay, anh có bao nhiêu tác phẩm được xuất bản? Bao nhiêu là thơ và bao nhiêu là văn xuôi
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 16703)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 11969)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18744)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 8940)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8008)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 417)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 756)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 981)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22284)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 13822)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19050)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7736)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8634)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8342)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 10886)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30528)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20707)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25300)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22779)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21556)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19611)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 17923)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19109)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16789)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 15987)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24313)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31733)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34784)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,