HOÀNG HẠC VŨ NHƯ SƠN - Vài Kỷ Niệm Với Du Tử Lê

01 Tháng Sáu 201412:00 SA(Xem: 11402)
HOÀNG HẠC VŨ NHƯ SƠN - Vài Kỷ Niệm Với Du Tử Lê


(Phát biểu trong “Chiều Thơ Nhạc Tử Lê”, New Orleans, ngày 12-12-1999)

Mỗi tấc khăn tang một tấc đường,” (*) Lời thơ của thi sĩ nào đó để mô tả cái giá sinh mạng con người phải trả cho con Quốc Lộ 14 nối liền Pleiku và Kon Tum. Một sự so sánh nói lên sự tàn khốc của chiến tranh Việt Nam vào năm 1972. Không hẹn mà gặp, tôi đã có mặt tại đó để chạm mặt với chiến tranh, nhìn thấy tận mắt của các chiến sĩ cũng như đồng bào ngã gục. Hồi đó, đúng lúc tôi vào đời cũng là thời kỳ thành lập Quân Đoàn II và Bộ Tư Lệnh được xây cất trên ngọn đồi bên QL14, đi KonTum và cái tên được đặt đầu não của cao nguyên là Thành Cổ Loa, một di tích lịch sử lẫy lừng xa xưa. Sau chiến thắng của QLVNCH ở tiền đồn Pleime, không cách Pleiku là bao, thì Tư Lệnh QĐII là Trung Tướng Vĩnh Lộc, bèn đổi tên là Thành Pleime để ghi nhận trận đánh để đời. Thành phố Pleiku là thị trấn, cùng khóc cười với Quân Đoàn II. Thành phố không lớn lên được vì người ta đổ quân, đổ bom đạn, chứ không có đem thịnh vượng và an bình, làm nó đã nhỏ lại càng chật hẹp thêm, đến độ một thi sĩ đã không ngần ngại miêu tả chân thành: “đi 5 phút đã về chốn cũ” nhưng tấm lòng người Pleiku rất rộng mở, đơn sơ nhờ thế tôi đã quen biết bao nhiêu thi nhạc sĩ ở phố núi của miền cao nguyên heo hút này. Thân quen và lâu đời nhất có lẽ là thi sĩ Kim Tuấn, Vũ Hoàng.

Hãy nhớ lại, thi sĩ Kim Tuấn với bài thơ “Những Bước Chân Âm Thầm” được nhạc sĩ Y Vân phổ thành ca khúc rất nổi tiếng từ Việt Nam cho đến hải ngoại. Chiều hiu hắt ở cao nguyên, còn gì hơn, đi nghe nhạc ở những quán cà phê mọc lên rất nhanh và nhiều ở thành phố buồn mà không khí chiến tranh ghi rõ nhất.

Các phóng viên chiến trường, người Việt cũng như ngoại quốc lao mình theo tiếng súng đổ xuống đây. Trong đó có một người nhỏ nhắn, mang cấp bậc Đại Úy thường có mặt ở thành phố này. Người lính, đó là Lê Cự Phách tức thi sĩ tài danh Du Tử Lê đang ngồi tại đây.

Như lời thơ của anh, “Quê hương là người đó” và nhóm văn thi sĩ cũng như tôi rất dễ để thành thân thiết, như quê hương. Có Du Tử Lê, người phóng viên chiến trường kiêm thi sĩ từ Saigòn lên là thế nào chúng tôi cũng có họp bỏ túi tại những quán cà phê dã chiến này. Uống cà phê, tán gẫu với nhau những chuyện “trên trời dưới đất”, nói truyện văn nghệ văn gừng, phì phèo điếu thuốc Capstan (mà lính chúng tôi thường đọc ra “Chiếc Áo Phong Sương Tình Anh Nặng”) và nghe nhạc là đúng chỉ số của chúng tôi lúc bấy giờ. Bài hát chúng tôi chuộng nhất lúc đó là bài “Ngày Xưa Hoàng Thị” của thi sĩ Phạm Thiên Thư, do nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc.

Xin được nhắc lại thi sĩ Du Tử Lê tên thật của anh là Lê Cự Phách, sinh năm 1942 tại Hà Nam, Bắc Phần. Năm 1972 anh đã được, anh Thái Văn Duy, Chánh Sở Sở Học Chánh Pleiku, (người thay thế tôi trong chức vụ Trưởng Ty Tiểu Học được bôi xóa để thay vào hệ thống mới của Bộ Giáo Dục,) mời anh thuyết trình trong Tuần Lễ Văn Hóa. Nếu tôi nhớ không nhầm thì đề tài anh thuyết trình là: “Sự Bất Lực Của Văn Chương Trước Những Xác Chết”. Nội dung có thể tóm tắt như sau:

1- Văn chương của chúng ta (thời gian ấy) hoàn toàn xa rời đời sống của đa số quần chúng. Những người ngày đêm phải đối diện, sinh hoạt trong chiến tranh từng giây từng phút.

2- Nếu văn chương chiến tranh của chúng ta có đề cập tới thì cũng chỉ phơn phớt bên ngoài hoặc mang tính thơ mộng hóa.

3- Riêng cá nhân của anh, Thi sĩ Du Tử Lê nói không ngập ngừng: “Với tất cả những tác phẩm đã xuất bản, có gom, lại cũng không mang một giá trị nào trước một xác chết mà anh đã thấy trên đường từ Kontum về Pleiku, một ngày trước buổi nói chuyện.”

Sau bài nói chuyện ấy, tôi có đến hỏi nhỏ anh lý do nào anh có vẻ khắt khe với nhận định của anh về nền văn học VNCH như vậy. Rất đơn giản, và thẳng thắn như nhà binh, người phóng viên chiến trường giải thích: “Khởi đi từ một lời tuyên bố của nhà văn Jean Paul Satre tại Paris, khi ông từ chối nhận lãnh giải thưởng Nobel văn chương. Ông ta nói đại ý rằng: Trước một người đói thì cuốn tiểu thuyết của tôi, không có giá trị nào hết, bởi nó không có giá trị bằng ổ bánh mì.”

Hồi đó anh đã có những bài thơ rất nổi tiếng và được đồng bào tiếp nhận nồng nhiệt. Chỉ một năm sau, năm 1973, anh được trao tặng Giải Thưởng Văn Chương Toàn Quốc, bộ môn thơ, với tác phẩm “Thơ Du Tử Lê 1967-1972”.

Nhưng, trong kỷ niệm đáng ghi nhớ là khi anh mới bước xuống bục gỗ trong tuần lễ văn hóa chúng tôi vừa kể trên, bỗng có một nữ sinh chận lại. Cô nữ sinh thì ấp úng “không nói nên lời”, còn chúng tôi lôi kéo anh đi ăn. Sau đó, tôi được biết cô nữ sinh Trường Trung Học Pleime tên là Tôn Nữ T.T. gia đình làm trong Bệnh viện Pleiku. Hôm sau, anh trở về Sài gòn, không biết có để quên con tim ở Pleiku không? Chỉ có trời biết hay chỉ có 2 người biết. Sang đến bến bờ tự do, mới đây tôi có hỏi chuyện con tim ở Pleiku, thì nhà thơ đa tình cho biết, năm 1993, anh có được gặp lại cô tại miền Nam California và cô tâm sự cô đã yêu thầm anh dù biết anh đã có gia đình nên đã vào Sàigòn tìm gặp mà không được. Hiện cô đã có gia đình và đang sống với chồng tại thành phố Seattle, Washington State.

Gớm thế đấy, chúng ta thông cảm cho nhà thơ ướt át này. Đúng là câu tục ngữ Trung Hoa “Nhất phiến tài tình thiên cổ lụy” mà Ông Phạm Quí Thích đề trên một cuốn sách. Thôi thì cũng mượn lời Nguyễn Du mà thông cảm cho anh: “Thương người đồng điệu.”

Nói về kỷ niệm với Du Tử Lê thì dài lắm dù trong thơ anh viết: “Nhìn nhau Chợt thấy ra sông núi”, nhìn anh tôi nhớ đến đồi núi của Pleiku, hay nơi phồn hoa đô thị Sài Gòn, thì có nói bao nhiêu cũng vậy thôi, nên tôi xin bắt chước câu thơ anh viết: “Đi với về cũng một nghĩa như nhau”, để được chuyển sang phần khác.

Nói đến Du Tử Lê là nói đến thơ văn lẫy lừng của anh. Thơ anh đã được các đại học Hoa Kỳ, Âu Châu ban văn chương cao học giảng dạy từ năm 1990, chưa kể một số thơ khác dùng làm tài liệu nghiên cứu, đọc thêm tại một số đại học Hoa Kỳ. Quí vị muốn tìm hiểu xin đọc cuốn Vẻ Vang Dân Việt tập IV của Trọng Minh sẽ rõ. Tôi không muốn lặp lại nhiều kẻo mang tiếng “mèo khen mèo dài đuôi”. Nhưng tôi cũng phải nhắc lại, trong năm 1998 có 3 sự kiện nói về thơ và tác phẩm của Du Tử Lê. Đây là những sự kiện chưa hề ghi trong cuốn sách nào, đó là:

1- Nhà văn Jean-Claude-Pomonth. Cây bút hàng đầu của tạp chí Le Monde trong vòng nửa thế kỷ qua, đã chuyển dịch thơ Du Tử Lê sang Pháp ngữ và in trong cuốn sách nhan đề La Rage d’Être Vietnamien.

2- Tổ chức Tháng Di sản Á Châu và Các Quốc Gia Quần Đảo Thái Bình Dương tức Asian American/Pacific Islander American Heritage Month, phối hợp với đại học Berkeley đã chọn ra một số tác phẩm tiêu biểu của các tác giả gốc Á Châu, để trưng bày tại một số đại học tại Hoa Kỳ. Một trong 23 tác phẩm được chọn để trưng bày này, có tác phẩm "Your Scented Garden, My Nostalgia," tức thi phẩm "Sông Núi Người Thơm Nỗi Nhớ Nhà" của Du Tử Lê.

3- Tháng Giêng, 1998, nhà xuất bản W.W.Norton ở New York vừa cho phát hành "World Poetry/An Anthology of Verse From Antiquity To Our Time." Nơi chương 8, tiểu đề: “Poetry of The Twentieth Century”, cùng với thơ của những tác giả nổi tiếng thế kỷ thứ 20 như Rimbeaud, Verlaine, Paul Eluard, Octavio Paz, Robert Frost, E.E.Cummings, Langston Hughes, Boris Pastenak, vân vân, và thơ Việt Nam Thế Kỷ Thứ 20, ngoài Tú Mỡ, Thế Lữ, là một bài thơ của Du Tử Lê, bài "What’s I Leave To My Son" do nhà W.W.Norton, New York tuyển chọn.

Nên nhớ, Tuyển Tập "World Poetry - An Anthology of Verse From Antiquity To Our Time xuất bản lần thứ nhất năm 1928," không hề có thơ của Việt Nam. Sáu mươi năm sau, khi hiệu đính, Thi Ca Việt Nam mới có mặt trong tuyển tập trên 1,300 trang này.

Nhìn về phía khán thính giả hôm nay, chúng tôi rất mừng ở đây có rất nhiều đoàn thể true tham dự. Vì đã hơn một lần LM Trần Cao Tường nói với Nhóm SHVHLA: “Nếu chúng ta không làm vì tuổi trẻ, cho tuổi trẻ thì tất cả công việc gì chúng ta làm đều vô ích”. Hôm nay nhà thơ Du Tử Lê về đây cùng với ông, còn có thi phẩm “Hoa Nào Tin Quả Đắng Đến Không Ngờ”. Đây là tập thơ song ngữ, giới trẻ VN tại Hoa Kỳ có thể đọc thoải mái. Ở đây tôi còn thấy các em trẻ trong đoàn Phù Đổng do Thầy Phạm Tri hướng dẫn. Anh hùng Phù Đổng, các em chọn cho đoàn thể mình như nhắc lại phép lạ của tiền nhân với đôi chân bảy dặm, nhưng cũng chưa vững lòng như câu thơ của nhà thơ chúng ta, thi sĩ Du Tử Lê:

“Trong tay Thánh nữ có đời tôi” (Xin hỏi tác giả Thánh Nữ có phải là Mẹ Maria không? Chỉ xin tác giả gật đầu là xin quí vị một tràng pháo tay).

Rồi nữa, quí vị nhiều tiền quá gửi vào nhà Bank ư? Chưa an toàn hãy nghe lời thơ của Du Tử Lê viết theo cảm hứng Thánh Kinh:
...

“Không sao đâu đừng cứng lòng
Tất cả những nơi cất dấu nọ
Ngay cả linh hồn tôi
Lại được cất dấu an toàn
Trong bàn tay Thượng Đế.”

(Hoa Nào Tin Quả Đắng Đến Không Ngờ, trang 173)

Tuồng như tôi đã lạc đề mất rồi, vì phận sự của tôi chỉ nhìn về tác giả chứ dám nhìn vào tác phẩm, và cũng thành thật với quí vị tôi chưa hiểu nổi tác phẩm thứ 37: “Hoa Nào Tin Quả Đắng Đến Không Ngờ”. Và không hiểu có phải vì trong “Vũ Khúc Sông Thanh” LM Trần Cao Tường có ghi lại câu chuyện cô giáo hội họa Gale trong “Everyday Sacred” dạy vẽ đủ 100 lần là bắt buộc mình phải ra một cách thức, một chất liệu mới, tài năng và bản sắc sẽ phát khởi từ đó.

Còn tôi, công việc bề bộn, tôi đã đọc thi phẩm thứ 37 này của Du Tử Lê được một lần chưa? Đành phải nói theo như Du Tử Lê “Ở chỗ nhân gian không thể hiểu”. Đây cũng là lỗi ở tôi, như lời kinh sám hối tôi thường đọc: “Lỗi tại tôi, lỗi tại tôi mọi đàng.” Không gì hơn xin nhường lời lại cho LM Trần Cao Tường nhìn về tác phẩm của Du Tử Lê bằng con mắt Thứ Ba của vị Linh Mục lỗi lạc mà tôi hằng mến phục.

(Bán Nguyệt San Ngọc Lân ngày 15 tháng 12-1999)

(*) Thơ Lâm Hảo Dũng (GCCNXB).

 


Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
31 Tháng Mười Hai 202310:10 SA(Xem: 416)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
07 Tháng Mười Một 20233:47 CH(Xem: 755)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
19 Tháng Mười 20231:33 CH(Xem: 981)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
05 Tháng Mười 202312:00 SA(Xem: 22283)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
02 Tháng Chín 202312:00 SA(Xem: 13822)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
23 Tháng Sáu 202310:46 SA(Xem: 1139)
Luận văn Thạc Sĩ/ Chuyên ngành: Văn học Việt Nam của Vũ Thị Lê Duyên
04 Tháng Sáu 20232:03 CH(Xem: 1294)
Du Tử Lê nổi tiếng nhất với tư cách một thi sĩ.
30 Tháng Năm 20235:35 SA(Xem: 6564)
Hôm nay, một sáng nắng ấm, trời thu, Nam California, chúng tôi ngậm ngùi đưa tiễn một Nhà thơ.
10 Tháng Năm 20239:33 SA(Xem: 6434)
Sáng thứ tư 9/10/2019, thấy cái post của Hạnh Tuyền: “Ông ngoại đã lên trời”.
27 Tháng Tư 202312:00 SA(Xem: 11398)
Du Tử Lê, quả nhiên vẫn là một nhà thơ hiếm hoi. Anh vẫn một mình một cõi. Đó là một điều đặc biệt. Và đối với một thi sĩ, thì đó là một sự thành công.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 16700)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 11969)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18744)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 8940)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8007)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 416)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 755)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 981)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22283)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 13822)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19049)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7736)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8633)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8341)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 10884)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30528)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20707)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25299)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22778)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21556)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19611)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 17920)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19108)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16788)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 15987)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24313)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31732)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34784)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,