Giữ Đời Cho Nhau

22 Tháng Mười 201912:00 SA(Xem: 12720)
Giữ Đời Cho Nhau

Bạn tôi,

Dưới dàn chanh dây của T., với những trái chanh chen chúc, nhấp nhô như những vỉ trứng ngỗng, sơn xanh, treo-ngược-ước-mơ từng mùa, ngắn ngủi một đời người, tôi mới có gần trọn một buổi chiều ngồi với Đinh Anh Dũng. Một đạo diễn rất mực tài hoa, theo tôi.

chanhday-content-content


Tôi không nhớ bao lâu, nhưng có dễ cũng đã trên mười năm, chúng tôi mới lại có được với nhau, một buổi chiều…“chuyện vãn,” như thế.
Chúng tôi thay nhau nhắc lại, những ngày tháng của các năm 1995, 1996, khi trung tâm Diễm Xưa của nữ ca sĩ Thái Xuân chính thức nhờ họ Đinh bắt tay vào việc quay những thước phim đầu tiên cho bộ video “ Du Tử Lê, Giữ Đời Cho Nhau.”


Hành trình của cuộc…“giữ đời” này khá lênh đênh với những ý tưởng, những đòi hỏi nghệ thuật, thể hiện thành hình ảnh của Đinh Anh Dũng! Chúng tôi trải qua nhiều ngày, tháng, nhiều nơi chốn, với nhiều tình thân gần như khắp nước Mỹ. Riêng Dũng, còn là những ngày lặn lội từ nam ra bắc, thu hình những tài liệu mà, Dũng nghĩ sẽ mang thêm giá trị về cho bộ phim.


Tôi nhớ, Đinh Anh Dũng ra tận Quảng Trị, mang theo người mẫu và đoàn quay phim tới nhà thờ La Vang, để thu hình ngôi nhà thờ bị đổ nát một phần trong chiến tranh, làm background cho ca khúc “Trong tay thánh nữ có đời tôi,” nhạc Trần Duy Đức. Dũng cũng tìm đến Bến Chương Dương, tìm hiểu cội nguồn bài thơ sau này trở thành ca khúc “Trên ngọn tình sầu”…

Chúng tôi nói chuyện với nhau về những ngày tháng cũ. Mới đó mà, đã như… cổ tích!

dinhanhdung_dtl-1-content

DTL và Đinh Anh Dũng ở Virginia


Dũng nhắc lại những ngày chúng tôi thu hình ở Virginia.

Thời gian đó, nhạc sĩ Huỳnh Thái Bình và, chị Huỳnh Oanh còn là “khổ chủ” của những bữa cơm, những ly café, những buổi họp mặt văn nghệ nơi căn nhà vững chãi, như một lô cốt ngạo nghễ giữa rừng thông. Họ cũng là những “diễn viên” từng xuất hiện trong bộ phim. Bây giờ mỗi người bạn của chúng tôi, đã chọn cho mình, một đời sống khác. Cả tôi lẫn Đinh Anh Dũng, không thể đoán biết ai, hiện là chủ ngôi biệt thự giữa…rừng sâu kia.


Dũng hỏi thăm về những người bạn của tôi ở Falls Chruch, như Đinh Cường, Nguyễn Thế Toàn, Lê Thiệp…
Dũng nhắc lại những ngày chúng tôi thu hình ở Houston, Texas.


Thời gian đó, bạn tôi Trọng Kim / Trương Trọng Trác còn ngồi trên lầu hai, khu phố đường Melrose, bề bộn tài liệu, hình ảnh lưu trữ cho những “trận đánh” báo chí, mỗi hai tuần một lần…Bây giờ, bạn tôi đã ra người thiên cổ!


Houston, của tôi và Đinh Anh Dũng những ngày thực hiện chương trình “giữ đời cho nhau…” chỉ còn Đăng Khánh, Nguyên Bích, Lê Văn Hào, Nguyễn Ngọc Bảo, Nguyễn Đức Tuệ…(Cao Đông Khánh đã cùng cơn say của anh, về chân trời khác.)

Tác giả “Em ngủ trong một mùa đông” cũng di chuyển tới một ngôi nhà mới.

emngutrongmotmuadong-content-content


Ngôi nhà cũ của Đăng Khánh / Phương Hoa ở đường Kirlwood, không còn. Ngôi nhà ấy, đã thuộc về người khác.


Tôi không hỏi lai lịch chủ mới của căn nhà từng diễn ra không biết bao nhiêu cuộc họp mặt. Nơi đằm thắm của bao nhiêu tiếng hát, thương yêu. Bao cuộc triển lãm tranh bằng hữu… Tôi không hỏi, vì tôi biết, đó không phải là mối bận tâm của chủ nhân mới. Mối quan hoài nếu có, thuộc về chúng tôi.


Nơi cố nhà văn Mai Thảo chọn ở, gần như tất cả những lần ông viếng thăm Houston. Tất cả những lần ông tới thành phố tình thân này, để thu tiền bán báo Văn; hay tham dự những chương trình văn học, nghệ thuật lớn, do Đăng Khánh / Phương Hoa tổ chức.


Đó cũng là ngôi nhà Đinh Anh Dũng và tôi, dừng chân nhiều ngày, trên lộ trình “giữ đời cho nhau” gập ghềnh nắng và, gió. Sa mạc và, hoa cúc. Niềm vui và, nỗi buồn, giữ lại…

Phương Hoa và Đăng Khánh đã xây cất lấy cho họ một ngôi nhà khác. Ngôi nhà tinh khôi. Ngôi nhà hai tầng trong một khu rợp bóng cổ thụ.


Nhưng nơi chốn ấy, sẽ vĩnh viễn không có cơ hội ghi khắc hình bóng (dù mờ nhạt,) của những Phạm Đình Chương, Mai Thảo, Nguyên Sa, Ngọc Dũng, La Sương Sương, Hồ Tấn Phước…và, gần nhất, Trương Trọng Trác.


Họ đã đi xa. (Tựa sự đi xa của Hữu Loan, Hoàng Cầm…ở Việt Nam mà, Đinh Anh Dũng nhắc tới, ngay dưới dàn chanh dây của T., với những trái chanh chen chúc, nhấp nhô như những vỉ trứng ngỗng, sơn xanh, treo-ngược-ước-mơ từng mùa, ngắn ngủi một đời người.)


Rồi, ca sĩ Thái Xuân, người được của nhiều ca, nhạc sĩ công nhận là có một trình độ thẩm âm “siêu quần, bạt chúng,” cũng đã đi xa, cách riêng của mình, sau khi chị quyết định chấm dứt toàn bộ đời sống (vốn một thời lộng lẫy) của trung tâm Diễm Xưa.

dinh_anh_dungdtl_o_seasttle-content

DTL và Đinh Anh Dũng trước sân nhà của Từ Công Phụng ở Portland.


Đinh Anh Dũng cũng hỏi tôi về thành phố Seattle. Nơi chúng tôi trải qua những ngày mưa nẫu, ủng trên chiếc cầu dẫn vào khu phố Việt Nam, đường Jackson và, các ngõ hẻm, chốn “tọa lạc” của những thùng rác thương mại to đùng, lênh khênh. Những thùng rác mà tôi từng nghĩ, nếu chẳng may mấy ông Mỹ đen, sau khi “phê,” ngứa mắt thấy “ê kíp” của đạo diễn Đinh Anh Dũng “dàn trận” máy móc, đèn đóm, lỉnh kỉnh cờ quạt…nổi hứng ném tất cả chúng tôi vào thì, vẫn còn…dư chỗ cho vài ba “chiến hữu” nữa!


Tôi nhớ, tôi phải “diễn” nhiều lần, dọc theo một trong những con hẻm nặng mùi kia. Khi ấy, Dũng bắt tôi mặc áo mưa, che dù, dầm chân trong những vũng nước lạnh buốt (không được phép nhăn mặt…) để Dũng đi giật lùi, thu hình vào ống kính, những thước phim “người đi trong mưa gió” này.


Bây giờ, tôi không nhớ những đoạn phim thu ở Seattle, được dùng làm background cho ca khúc nào của bộ phim.

Đinh Anh Dũng hỏi tôi về Võ Thạnh Đông, Phạm Kim, “Ông Thúi Hoắc”…

Chúng tôi cũng nhớ lại những ngày ở Portland, Oregon, nơi chiếc sân, bên hông nhà hàng của người bạn đời Từ Công Phụng. Ở chiếc sân và, trong ngôi nhà cũ ấy, Dũng cũng đã thu và, dùng được gần như trọn vẹn, phần kể lại “sự cố” liên quan tới chuyện ra đời của hai ca khúc “Trên ngọn tình sầu” và, “Giữ đời cho nhau” (tức “Ơn em.”)


Tôi nói, tính tới cuối Tháng Bảy vừa qua, sau khi trải qua bảy hay, tám lần chemo, tình trạng sức khỏe của họ Từ, đã tốt đẹp. Cái bướu trong gan của bạn tôi, nhỏ còn một nửa. Mặc dù trước đấy, tác giả “Bây giờ tháng mấy” đã phải đi một đường “tông đơ” láng o cái đầu…cho nó tiện! Sau khi tóc đã như lá… mùa thu!

Bạn tôi,

Dưới dàn chanh dây của T., với những trái chanh chen chúc, nhấp nhô như những vỉ trứng ngỗng, sơn xanh, treo-ngược-ước-mơ từng mùa, ngắn ngủi một đời người, tôi mới có gần trọn một buổi chiều ngồi với Đinh Anh Dũng. Một đạo diễn rất mực tài hoa, theo tôi.


Tôi hỏi Dũng về ảo thuật gia Trần Thiện, người lãnh công việc làm “hậu kỳ” cho bộ phim.


Tôi dùng chữ “hậu kỳ’ cho sang vậy thôi! Thực ra, công việc của ảo thuật gia Trần Thiện chỉ là dùng máy “gắp chữ bỏ miệng ca sĩ,” để khi bộ video ra đời, sẽ không bị cái cảnh “tiếng hát đi trước, cái miệng đi sau” hay, “trống đánh xuôi kèn thổi ngược”…


Tôi không biết hiện tại, kỹ thuật ráp tiếng ra sao! Nhưng với đêm “dự khán” vụ “ráp tiếng” tại căn mobile home của Trần Thiện thì, đó là lần đầu tiên chúng tôi hiểu thế nào là edit tiếng nói cho phim.


Tôi nhớ tôi và T. muốn phát điên khi chỉ với một câu nhạc, thí dụ câu “con dế buồn tự tử giữa đêm sương” (trong ca khúc “Trên ngọn tình sầu,” nhạc Từ Công Phụng, Ý Lan hát,) mà chúng tôi phải nghe tới, nghe lui mấy chục lần! Mỗi lần vài ba tiếng!

Thoạt tiên là “Con dế buồn…” “Con dế buồn…” “Con dế buồn…”

ylanthaixuan-content

Thái Xuân đang make up cho Ý Lan trong cảnh quay bài "Trên Ngọn Tình Sầu"


Chỉ…một con dế đó thôi, chúng tôi nghe không dưới mười lần. Rồi “tự tử…” “tự tử…” “tự tử…” không dưới năm lần. Cuối cùng mới là “giữa đêm sương…” “giữa đêm sương…” “giữa đêm sương…”

Tôi tin, bạn tôi có thể hình dung tính cách “khủng bố trắng” mà, ông edit, Trần Thiện, ông đạo diễn, Đinh Anh Dũng đã hành hạ chúng tôi đến đầu, đến đũa như thế nào!

Tôi nghĩ, vụ làm “hậu kỳ” này, có thể sẽ bớt phần “tai họa”, nếu Trần Thiện không bị thời gian đuổi nà sau lưng và, Đinh Anh Dũng bớt khó tính một chút.


Số là 10 giờ sáng ngày hôm sau, ảo thuật gia của tôi phải ra phi trường bay về Saigòn. Oan nghiệt thay, khi họ Trần càng vội vàng, hấp tấp bao nhiêu thì, cái vụ “gắp chữ… bỏ miệng ca sĩ” của ông càng “nghìn trùng xa cách”(*) bấy nhiêu! Trong khi với họ Đinh thì, chỉ một phân…xa cách thôi,” ông cũng không chịu. Ông ngồi sát bên họ Trần, chỉ, bảo, khắt khe từng ly, từng tí…

Tôi nhớ, mới làm việc được đâu chừng vài tiếng, Trần Thiện kêu đau lưng. Ông lấy cái belt mà những người khuân vác nặng thường đeo để tránh bị cụp xương sống, cột quanh bụng...

Lâu lâu, ông lại đem một tay rời khỏi dàn máy, vỗ vỗ chiếc đai…Sau đấy, ông đổi tay, vỗ vỗ…túi quần.


Tôi quên nói, bạn tôi, đạo diễn Đinh Anh Dũng không chỉ rất mực tài hoa mà, ông còn thuộc loại “cực kỳ” thông minh nữa. Cứ mỗi lần Trần Thiện “phát biểu cảm tưởng” theo cách của ông ta thì, họ Đinh lại chuồi ngay một tờ Dollar “giấy…lớn” cho Trần Thiện.


Tôi chưa một lần hân hạnh được xem Trần Thiện biểu diễn ảo thuật. Nhưng, qua đêm đó, tôi phải thú nhận rằng, quả tôi có tâm phục, khẩu phục ông “David Copperfield Việt Nam” này. Vì mỗi lần được “chi viện” một cách “tự nguyện” như vậy, bao giờ sự “gắp chữ bỏ miệng ca sĩ” của họ Trần, cũng nhậm lẹ…thấy rõ! Và, những tờ “giấy lớn” cũng được “hô biến” một cách rất… Trần Thiện!

vukhanh-5-content

Vũ Khanh trong cảnh quay bài "Khúc Thụy Du"


Bạn tôi,

Ngồi với nhau, dưới dàn chanh dây của T., khi nắng chiều đã lùi xa, ăn tới nóc mấy chuồng chim giữa sân, tôi nói với Dũng, những ngày “kinh hoàng” kia với tôi bây giờ, sau mười mấy năm nhìn lại, mới thấy, đó cũng là một trong những kỷ niệm, đáng nhớ.


Dũng nói:

“Đúng vậy. Hạnh phúc / khổ đau chỉ như hai mặt của một đồng xu.”

Dũng cũng kể, trước đây, đôi lần Dũng có gặp Trần Thiện ở Saigòn. “Nhưng khoảng mười năm nay thì, không.”

Tôi nói, mong rằng Trần Thiện chưa đi xa! Dũng gật đầu. Hy vọng.

Nhắc tới kỷ niệm, Dũng hỏi tôi còn nhớ vụ thu ca khúc “Đêm, Nhớ Trăng Saigòn,” nhạc Phạm Đình Chương? Tôi nói, nhớ chứ!


Tôi nhớ, theo quyết định ban đầu thì, người trình bày ca khúc “Đêm, nhớ trăng Saigòn” là nữ danh ca Thái Thanh. Thái Xuân chọn Thái Thanh vì trung tâm Diễm Xưa đã có trong tay CD Thái Thanh Hải Ngoại, chủ đề: “Đêm, nhớ trăng Saigòn.” Nghĩa là phần audio có sẵn. Chỉ phải thu hình Thái Thanh hát…nhép. Đinh Anh Dũng đầu tư khá nhiều công sức cho phần background của ca khúc này.


Mặc dù quay trong studio, nhưng Dũng dàn dựng rất công phu. Từ vầng trăng (giả,) rất lớn, tới một khung cửa sổ (cũng giả)…Nơi tôi dừng lại sau cùng: Tì tay thành cửa sổ…Nhìn lên bầu trời…(giả,) với những ngọn nến (thật) bập bùng, cháy sau lưng và, hình ảnh Thái Thanh rực rỡ, điểm xuyết…Như sự hư ảo giữa “điểm” và “diện”. Như sự hòa quyện buồn bã giữa tiếng hát, người hát và, tâm trạng thất lạc tình yêu, thất lạc cuộc đời của một thanh niên, những ngày đầu, tỵ nạn quê người.


Tôi nhớ, tôi phải “diễn” nhiều lần cho tới khi Dũng thật hài lòng. Mặc dù hình ảnh tôi, khi được coi chiếu thử, trước sau chỉ là một cái mặt…đen thui. Tối hù!

Sau đó, không biết vì lý do gì, Producer Thái Xuân của bộ phim, lại chọn Vũ Khanh. Phần audio, dễ thôi. Phòng thu riêng của Diễm Xưa, đã có Derek Phạm, phụ trách. Nhưng phần Dũng và tôi, mới thực vất vả.


Đinh Anh Dũng phải nghĩ một script khác. Tôi phải “diễn” lại, theo script ấy.


Một buổi chiều, giữa lúc đang ăn cơm, thình lình Dũng gọi - - Dũng bắt tôi ra ngay ngã tư đường Westminster và Beach Blvd, thành phố Westminster để đóng…phim!

Dũng giải thích, tuy tôi không hiểu rõ lắm…Đại khái, ánh sáng đang tốt nhất. Trăng (thật) cũng đã lên vừa đủ độ cao trong tính toán của Dũng.


“…Nhưng tất cả mọi thứ, chỉ tốt nhất trong vòng 30 tới 45 phút thôi. Nếu anh không ra ngay, cơ hội sẽ không trở lại…lần thứ hai!”

Tôi buông đũa, không thay quần áo, chỉ khoác thêm chiếc áo lạnh, phóng xe tới…“hiện trường.”

giu_doi_cho_nhau_-2-content

Diễm Liên với đoàn làm phim


Chẳng biết có phải vì còn đói hay, phải “diễn” giữa phố xá, tôi loạng quạng sao đó mà, Dũng bắt tôi đóng đi, đóng lại gần một tiếng đồng hồ trên đoạn đường “ngựa xe như nước” này. Tôi cảm tưởng như xe nào chạy ngang, cũng tò mò nhìn xem chúng tôi đang diễn trò gì! Có người ra vẻ hiểu chuyện, bấm còi inh ỏi…Tựa khích lệ tinh thần mầm non, “tài tử chính!”

Nói nào ngay, khi thu hình cảnh này, tôi được đạo diễn cho hút thuốc…mệt nghỉ. Thỉnh thoảng thuốc tàn, chưa kịp châm điếu khác thì, đạo diễn đã mau mắn nhắc nhở.

Sau này, hỏi ra, tôi mới biết, Dũng muốn thu vào ống kính, màn khói thuốc…mù mịt…Cho thêm phần “ấn tượng.” Nhớ…quê hương!

Bạn tôi,

Dưới dàn chanh dây của T., với những trái chanh chen chúc, nhấp nhô như những vỉ trứng ngỗng, sơn xanh, treo-ngược-ước-mơ từng mùa, ngắn ngủi một đời người, tôi mới có gần trọn một buổi chiều ngồi với Đinh Anh Dũng. Một đạo diễn rất mực tài hoa, theo tôi.


Sau bao nhiêu năm, lần đầu tiên, chúng tôi có lại hàng giờ cùng nghe với nhau một số ca khúc cũ, mới của nhiều nhạc sĩ phổ từ thơ của tôi; như cách đây mười mấy năm, chúng tôi cũng đã có những chiều, những đêm, cùng nghe với nhau như vậy. Đinh Anh Dũng hưng phấn hình dung hai năm nữa, 2012, chúng tôi sẽ cầm trên tay, một cuốn video mới. Dũng gọi đó là “Giữ đời cho nhau” # 2. Nghệ thuật. Mới.


Tôi nói, hy vọng ngày đó, tôi còn sống!


Dũng tỏ dấu ngạc nhiên. Có dễ vì tôi cố tình không kể với Dũng, kết quả Cat scan mới nhất cho thấy, trong phổi của tôi, xuất hiện một cái bướu. Các bác sĩ Vũ Khải, Lê Trần Hoàng hy vọng cái bướu này không phải là dấu hiệu của ung thư tái phát. Tuy nhiên, có thể họ sẽ vẫn muốn tôi phải làm thêm một Cat scan nữa. Riêng cho phổi.

hoangnam-content
Hoàng Nam trong cảnh quay bài "K.Khúc của Lê" nhạc Đăng Khánh

Bạn tôi,

Gần đây, tôi rất ít muốn nói về bệnh tình của mình. Với tôi, kể từ sau cuộc giải phẫu ung thư bởi bác sĩ Lê Tâm, mỗi ngày được sống thêm với tôi là một bonus. Một tặng phẩm quý báu mà, Thượng Đế đã ưu ái dành cho tôi, bên cạnh những ưu ái khác cũng từ Đấng Một này.


Tắt một lời, tôi bằng lòng, với từng buổi sáng, mở mắt, thấy mình còn sống. Tôi cũng bắt đầu mỉm cười và, thấy thương hại cho những kẻ bịa đặt, phao tin, phủ nhận, vu cáo, tỵ hiềm một cách ấu trĩ về tôi.

Bạn tôi,

Gần đây, tôi cũng bắt đầu tìm được cho mình, cái hạnh-phúc-của-vật-bị-lãng-quên. Thứ hạnh phúc như mẩu nến trên bàn, trong đêm. Khi nó chỉ còn rớt, sót chút thịt, da thừa thãi. Chờ cháy nốt.

Bạn tôi,

Buổi chiều, khi nắng đã đi hết chiều dọc sân sau, lúc anh Long tới đón Dũng, để chuẩn bị đi rước Bamby và Jerry ở Disneyland; đứng nán vài phút với nhau trên lề, Dũng chỉ ngôi nhà bên kia đường, kể anh Long nghe, mười ba năm trước, nơi mảnh vườn hoang, bên hàng rào đổ nát, Dũng đã thu hình Đinh Ngọc, với ca khúc “Hiến chương yêu,” nhạc Nguyên Bích; cùng một người mẫu và, những bông hoa dại, dưới chân tường. Đó là một trong những thước phim cuối cùng của bộ video “Giữ đời cho nhau,” 1997.


Tôi nói, căn nhà xưa, không còn nữa. Đinh Ngọc đã bỏ Cali về Việt Nam, sống tiếp phần tuổi trẻ của mình. Người con gái đóng cặp với Đinh Ngọc, đã ra trường. Cô cũng đã có cho cô, đời sống khác.


Tôi muốn nói với Dũng, định mệnh không có thói quen dành một vé tầu vào tương lai, cho những người già như tôi. Mặc dù, tôi cũng biết, sẽ còn rất nhiều chuyến xe tốc hành đem họ, những người trẻ (như Đinh Ngọc,) tới những chân trời, mới.


Tôi không nói. Tôi muốn im lặng. Trở vào. Ngồi xuống. Một mình. Dưới dàn chanh dây. Qua kẽ lá, tôi sẽ thấy được bóng tối bập bùng, gió nổi.


Du Tử Lê,

(Aug. 8 2010.)

___________

(*): Nhan đề một ca khúc của nhạc sĩ Phạm Duy.

Ý kiến bạn đọc
02 Tháng Tám 20205:56 SA
Khách
Đọc lại, thấy nhớ a Lê vô cùng..
8.2020
21 Tháng Ba 20171:59 CH
Khách
Kinh goi nha tho Du tu Le,
Toi rat thich doc tho cua anh, trong do co bai Giu doi cho nhau (Ta on em).
Xin duoc hoi, bai tho nay ra doi trong hoan canh va thoi gian nao?
Toi co du buoi nhac thinh phong o San Jose chu de Ta on em nam ngoai, nhung khong nghe ro phan xuat xu cua bai hat nay.
Xin cam on
Tran the Minh
Clovis, CA
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
14 Tháng Mười Một 202412:00 SA(Xem: 9197)
Vấn đề là khi sống, chúng ta có dám tách khỏi nguồn, thoát khỏi dòng, chọn lấy cho mình, đường bay độc lập?
30 Tháng Tám 202412:00 SA(Xem: 21392)
Tôi không biết phải bắt đầu từ đâu, ra sao, thế nào khi đứng trước khu rừng có quá nhiều những gốc lạ, quý? Khu rừng thuộc quyền sở hữu của người dựng thành đêm-từ-biệt…Trần.
24 Tháng Năm 202312:00 SA(Xem: 8873)
Hôm nay, cách nửa vòng trái đất, dù không hứa với ai, nhưng tôi biết, tôi sẽ nhớ (mãi nhớ) một phần đời chúng tôi, đã tháp nơi cây xà cừ “trấn môn” ngôi nhà 39 Lý Quốc Sư.
19 Tháng Năm 202312:00 SA(Xem: 5515)
Cùng với những vòng lăn cuối cùng xuống đáy vực 2010,
18 Tháng Tư 202312:00 SA(Xem: 17436)
Nhưng điều gì đã xẩy ra giữa Nguyên Sa và Sáng Tạo, khiến nhà văn Mai Thảo không che dấu bùi ngùi trước sự kiện tác giả “Thơ Nguyên Sa” chấm dứt cộng tác với Sáng Tạo.
07 Tháng Mười Hai 202212:00 SA(Xem: 6639)
Khi tôi tỉnh dậy, nắng đã òa, vỡ. Tôi không thể biết đích xác bình minh nứt vỏ từ lúc nào; chỉ trực cảm, đã lâu, dường rất lâu, tôi mới lại có một buổi sáng dậy muộn
07 Tháng Chín 20229:13 SA(Xem: 3296)
Hôm mới về đây, tôi thù ghét Túy vô cùng. Tôi nhớ mãi ánh mắt ra điều kẻ cả, đàn anh của hắn, nhất là giọng nói kênh kiệu.
20 Tháng Bảy 202212:00 SA(Xem: 6271)
Thưa chị Kim Huệ, chị hãy hãnh diện, có một người chồng, như Nguyễn Hữu Khang.
22 Tháng Sáu 202212:00 SA(Xem: 8268)
Bạn tôi nói, bạn tôi muốn thay hai chữ “đời sau” bằng “làm thơ”. Bạn tôi giải thích với hai chữ này, bạn tôi tự nhủ, bạn tôi cũng đã vừa…“làm thơ” trong hoàn cảnh đang mê mê với công việc của mình!!!
22 Tháng Sáu 202212:00 SA(Xem: 8696)
Pleiku, với tôi, chính là thành phố tự thân, có được cho riêng nó, cái nhan sắc đằm thắm. Kín đáo ấy. Mặc dù dư luận hay thành kiến, từng ghi nhận đó là nơi lưu đầy của những người kém may mắn.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 21392)
Tôi không biết phải bắt đầu từ đâu, ra sao, thế nào khi đứng trước khu rừng có quá nhiều những gốc lạ, quý? Khu rừng thuộc quyền sở hữu của người dựng thành đêm-từ-biệt…Trần.
(Xem: 16121)
Đề cập tới sự nghiệp âm nhạc giá trị của cố nhạc sĩ Phạm Đình Chương, nếu chỉ nói tới khía cạnh thơ phổ nhạc (dù cho ông được ghi nhận như một thiên tài) mà không đề cập tới những lãnh vực khác, tôi cho là một thiếu sót không thể tha thứ.
(Xem: 17782)
Tuy nhiên, thế hệ 1940-1950, cũng lại là thế hệ cung cấp cho văn chương miền Nam 20 năm, những bài thơ, những trang
(Xem: 10484)
Loạt bài của Nguyên Vũ / Vũ Ngự Chiêu được độc giả, nhất là giới quân nhân đón nhận nồng nhiệt
(Xem: 19024)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 5294)
Tôi mượn câu thơ kết trong bài 'Đêm, nhớ trăng Sài Gòn' của Du Tử Lê để làm tựa cho bài viết này, bài viết về ông: Du Tử Lê - một nhà thơ có tầm ảnh hưởng lớn đối với văn chương Việt Nam.
(Xem: 1980)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 2593)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 2374)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 23699)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 20143)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 8974)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 10065)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 9345)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 12520)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 31974)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 21632)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 26781)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 24182)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 22993)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 21132)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 19050)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 20278)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 17793)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16851)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 26088)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 33374)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 35672)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,