Tô Kiều Ngân, người trở về kiếm tìm một quê hương đã mất (Kỳ 2)

29 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 19340)
Tô Kiều Ngân, người trở về kiếm tìm một quê hương đã mất (Kỳ 2)


LNĐ: Ký sự nhận định dưới đây của nhà thơ Du Tử Lê, viết về nhà thơ Tô Kiều Ngân, được trích từ tác phẩm “Năm Sắc Diện, Năm Định Mệnh” do nhà Tao Đàn Saigon, ấn hành tháng 6 năm 1965, cách nay 46 năm - - Do nhà thơ Thành Tôn, hiện cư ngụ tại Orange County, cho lại. Vì bài quá dài, chúng tôi xin phép tác giả, chia thành nhiều phần, để quý độc giả dễ theo dõi. 

Trân trọng,

Trang nhà dutule.com



nguyetvung-content-content

 

Thoạt tiên, những tưởng với tiêu đề này, giỏi lắm, ông chỉ bằng hoặc hơn kém chút ít một vài nhà thơ quân đội đã đôi ba lần in thơ. Với loại này, bài nào nói tới đời sống quân ngũ người đọc cũng bắt gặp một số từ ngữ nay đã trở thành khuôn sáo mòn nhẵn. Đó là những danh từ như thiên thần nọ thiên thần kia, áo hoa nọ áo hoa kia; nào là anh đi chiến đấu, ở hậu tuyến, người em thơ mơ mộng, mắt huyền mắt xanh, thủy chung đợi chờ ngày anh về, choàng vòng hoa chiến thắng, vòng hoa yêu đương. Hay dù cho anh có phiêu bạt nổi trôi đường xa gió bụi, các em cũng không bao giờ quên một giây một phút. Nào là trong lúc xa anh, em chỉ biết nhặt hoa ép bướm, thêu thùa, hay thơ thẩn, thẩn thơ với vườn hoa cây cảnh, rồi nhìn mây vàng, mây tím, mây xanh, mây đen… lờ đờ trôi.. Các em liền gửi tâm sự vào đó nhờ cánh gió đưa đi… Hoặc nếu các anh có vì non sông mà tử tận, các em sẽ quyết tâm thủ tiết, hay sẽ chết theo anh cho vẹn chữ ân tình… Nào là đêm đêm lòng em mưa gió, lòng anh gió mưa, thầm gọi tên nhau…

 

Với thành kiến sẵn có, tôi càng tin hơn nữa, khi mở ra, ở phần bìa gấp, ảnh một cô gái đôi tám, tóc thả lơi vầng trán, mắt liếc mơ màng, môi bậu như nũng nịu với bông hoa khá to nở xòe cánh. Dưới tấm hình này thấy ghi một hàng chữ: “phụ bản em gái Dạ Lan”.

Bỏ hai tờ, đọc 4 câu thơ mở đầu:

 

Bảy giờ ba mươi mở máy thu thanh

Nghe vọng tiếng người em từ hậu tuyến

Tiếng em nói thiết tha ngọt ngào mê luyến

Như tay ai đang vuốt nhẹ tim mình.

 

Với nguyên phụ bản “em gái Dạ Lan”, cũng đủ cho tôi có cảm tưởng bị đánh lừa, bị bội phản vì mấy ai không biết, gần đây, mỗi tối trên đài quân đội, một chương trình được mệnh danh là “tiếng nói Dạ Lan” do cô Dạ Lan phụ trách, đã nghiễm nhiên trở thành một thứ người tình mơ tưởng của hàng ngàn vạn con người khắp bốn phương. Lại nữa, trong dịp Tết vừa qua, nha CTTL đã cho in cả trăm ngàn tấm hình Dạ Lan, phát không cho quân nhân. Nhiều người không ở trong quân đội cũng cậy cục tìm kiếm cho được một tấm hình Dạ Lan. Vậy phải chăng đại úy họ Tô đã có dụng ý thương mại hay tuyên truyền khi cho in tấm ảnh trên. Theo tôi, có lẽ gồm cả haim(?) Sự thực đó đã khiến tôi thất vọng và sút giảm cảm tình sẵn có đối với ông. Lại thêm 4 câu thơ trên, dù cho tác giả muốn xác định vị trí không gian của nhân vật, tức đang tại tiền tuyến, cũng chỉ là một cách biện minh thiếu vững chắc, bởi nếu muốn, tác giả có thể bằng nhiều cách, vẫn từ đài phát thanh như chương trình “tiếng ca gửi người tiền tuyến” một bản nhạc loại chiến đấu ca.

 

Tôi tự hỏi thơ hay gì đây?! Tôi thất vọng bỏ cuốn thơ xuống phản, tìm về giấc ngủ…Cái thói quen phải đọc sách báo vớ vẩn trước khi ngủ làm tôi trằn trọc mãi. Tôi nghĩ tới một tờ báo, tới tin chó chết, trộm cắp, tìm con, rao vặt, mất bằng khoán…. Nhưng bản tính biếng nhác, đang nằm phải ngồi dậy với tôi là cả một vấn đề vạn bất dắc dĩ. Nhưng không lẽ cứ để đầu óc luẩn quẩn với những lo nghĩ vẩn vơ? Tôi chợt nghĩ tại sao mình không dùng cuốn thơ để dỗ giấc ngủ. Tôi liền cầm lên, mở đại một trang, tôi đọc:

 

Anh đã qua những xóm tranh lầy lội

Những ông già ngơ ngác

Những đứa em bụng ỏng xanh xao

Những bà mẹ quê má hõm mắt sâu

Quen câm nín, quen thở dài, quen khóc

Hai mươi năm chiến tranh tủi nhục

Chưa đêm nao giấc ngủ được yên lành

Gió đìu hiu bóng tối vây quanh

Gian nhà nhỏ ánh đèn leo lét

Soi những nét mặt lo âu, kinh hoàng, sợ sệt

Trông ngậm ngùi như số phận quê hương

 

Tôi ngạc nhiên bàng hoàng, những giòng chữ, những giòng chữ cứ trôi chảy ùa đầy tâm hồn tôi, cả một bức tranh quê hương nghèo khó lầm than diễn ra trước mắt tôi. Ông già nét mặt đau đớn, bà mẹ quê còm cõi lưng còng, bầy trẻ thơ trơ mảnh thân khô xương vàng vọt. Những hình ảnh thật thường nhưng đã sớm hằn in trong tiềm thức tôi. Từ ngày còn thơ dại, những khuôn mặt kinh hoàng lo sợ của mẹ tôi, của gia đình tôi, mỗi khi ngoài đường đêm đó có bước chân vang dội khác thường hay chỉ một vài tiếng chó sủa, một tiếng kêu ú ớ… cũng khiến chúng tôi giật mình hoảng hốt.

 

Những ngày khói lửa liên tiếp kéo qua mảnh đất nghèo nàn này. Quê hương tôi cũng là thế đó. Quê hương tôi tới hôm nay cũng còn nguyên đấy nỗi đau nhục, còn nguyên đấy những bộ mặt lạc thần ngơ ngác. Người dân nước tôi, chiếc khăn tang quấn vộ,i đưa tiễn những người thân yêu về với đất, trên mười năm nay còn mang chung một thứ tang chế cốt nhục tương tàn muôn đời không gột sạch.

Chiến tranh, thiên tai, những tai họa nguy hiểm, khủng khiếp đó đã không ngớt hoành hành, dầy xéo hạnh phúc quê hương VN.

 

Thấy bão lụt thổi bay nhà, chết lúa

Dân đói dân gầy đắng cay nhiều quá

Mà đêm đêm chúng vẫn cứ hiện về

Gióng trống đập thùng khua rộn xóm quê

Giết bô lão bắt dân nộp thuế

Và cứ mỗi đêm bao nhiêu người mất mẹ

Bao vợ mất chồng bao trẻ lìa cha

Tôi làm thơ mà xót thịt, đau da

Mỗi câu viết ra, mỗi lần nhức nhối

Dường ta đi vẫn còn nhiều bóng tối’

Tiếng ca buồn nghèn nghẹn “Ôi Quê Hương”

 

Ôi quê hương! Còn tiếng gọi thê thảm nào đau xót hơn nữa, nhưng tất cả cũng chỉ như cơn gió nhẹ thoảng qua, tan biến rất nhanh vì những con buôn chính trị, những tay hoạt đầu văn nghệ, cả những kẻ đang sắm vai tuồng phụ mẫu chi dân cũng chỉ lo “Những bài diễn văn, những thủ đoạn khoa trương - những danh từ nhân dân, dân chủ”. Những cái bánh vẽ ấm no hạnh phúc của chính quyền con buôn, trước thực tế phũ phàng chỉ làm người dân thêm tủi hờn căm tức. Trước những đe dọa tàn sát của những người Cộng Sản cuồng tín, khuôn mặt quê hương này đã nhàu nát, thảm thê hơn nữa.

 

Tôi đọc, không tôi đang sống, tôi đang nuốt từng hơi thở u buồn của quê hương. Tác giả đã cho tôi sống lại từng giai đoạn lịch sử, đau đớn thêm một lần nữa những đau đớn đã qua hay đang diễn tiến trên sân khấu quê hương này. Sân khấu nước tôi là sân khấu của những khuôn mặt bi thảm, của tấn bi kịch trường thiên; của những hình ảnh mẹ mất con, vợ mất chồng, con thơ mất tình phụ mẫu. Tôi cho rằng trên bất cứ một giải đất nhược tiểu nào, cơn lốc bi thảm cũng thổi qua, xoáy tít, cái mảnh đất vốn đã sẵn nghèo nàn, cõi cằn này còn hứng thêm nhiều nước mắt, tiếp nhận nhiều máu xương, bếp lửa còn lạnh, vòng tay còn trống trơn, ánh mắt đẫn đờ tê dại. Người chết đi còn ôm theo nhiều tủi nhục, người ở lại còn mê sảng với những viễn tượng, những dĩ vãng hãi hùng kinh tởm, lưng còn còng xuống, vai còn chĩu nặng ê chề, nhọc nhằn khốn khổ của một định mệnh khốc liệt tối tăm. Cái tối tăm dày đặc chuyển lưu từ thế hệ này sang thế hệ khá. Đến đỗi “Những niềm vui không nở trọn bao giờ”. Trời chưa kịp sáng bóng tối đã vây quanh. Bóng tối tràn đầy ngay từ tâm hồn những tên vong thân bán nước, những tên lưu manh chính trị lợi dụng thế nước mong manh lòng dân xao động bàng hoàng:

 

1-11-1963! ngày bất công chấm dứt

Cách mạng rồi tất cả múa như điên

Đêm vừa qua đêm dài nhất

Đêm đầu tiên

Đã bao đêm đêm nhưng đêm nay không ngủ

……

Nhưng niềm vui đậu lại không lâu

Lửa cách mạng như hoàng hôn le lói

Dơi bay ra gọi về bóng tối

Ngày tháng mịt mùng, bất trắc lo âu

Từng phút từng giờ đả đảo hoan hô

Chỉnh lý biểu tình xuống đường hội thảo

Súng vẫn nổ và miền Trung gió bão

Nước tràn về người chết nhà trôi

Thôn xóm từng đêm nước mắt đầy vơi

Thêm từng ngày đói nghèo tơi tả

Bãi mía vườn dâu giàn dưa mái rạ

Nhìn vào đâu cũng thấy đau thương

Nhìn vào đâu cũng chỉ thấy đau thương! Mặc dù bao nhiêu thế hệ đã:

Hai mươi ba mươi xuống biển lên rừng

Bỏ lại sau lưng tình yêu hạnh phúc

Say chiến đấu để xóa hờn rửa nhục

Vì tự do ai tiếc rẻ đời trai

Quê hương mình từ buổi chia hai

Cây cỏ cũng buồn núi sông ứa lệ

Này xóm này thôn này trời này bể

Này câu ca tiếng hát êm đềm

Này tình thương này tiếng võng ru êm

Này ruộng vàng thơm cò bay thẳng cánh

Này mẹ này cha gác chuông tượng thánh

Có thể nào để mất nữa em ơi

Chúng anh đi vì mến thương đời

(Nhận cách biệt để làm nên hội ngộ)

 

Nhận cách biệt để làm nên hội ngộ! Thật thấm thía đau đớn, cũng chỉ vì những ước vọng, khát khao (rất đơn sơ, bình dị) trong đó có mẹ già yên giấc, có em thơ nô đùa, có những người yêu nhau không còn tính chuyện biệt ly… Nhưng ao ước vẫn chỉ là ao ước (dù cho ao ước vô cùng nhỏ nhoi nghèo nàn) vì cho đến bây giờ, quê hương này vẫn còn đầy rẫy thê lương thảm cảnh, vẫn còn hoài những bà mẹ thắp nén hương đêm đêm khấn nguyện, con ra đi đầu rừng cuối bể mong sao còn lành lặn trở về.

Với một tâm hồn trung thực, thành khẩn, Tô Kiều Ngân đã đóng trọn vai trò chứng nhân của mình. Với cảnh sắc quê hương đó, với những gì tạo thành khuôn mặt thương tích nát bầm đó, trách nhiệm do ai và bởi đâu? - Dĩ nhiên bởi chiến tranh.

 

Tổ quốc chúng ta chia lìa đôi ngả

Nam Bắc hai phương như dao cắt dạ

Mà hôm nay thôn xóm còn cách ngăn

Mái tóc xanh lạnh trắng vành khăn

Có những người đi không bao giờ về nữa

Vì chúng nó mà thôn làng bốc lửa

Mà quê hương héo hắt nước sầu đau

Chúng nó đi đâu chúng nó về đâu

Là có ám sát có đốt nhà bắt cóc

Có những tấm lòng héo đi vì tiếng khóc

Nước mắt chan cơm, trắng những đêm dài

Giải phóng gì đâu?

Giải phóng cho ai?

 

Tôi đã không dằn nổi tình cảm đang dềnh lên, bốc cao, xoắn vít tâm hồn. Tôi nghĩ về trường ca Người Lính Việt Nam của ông như nghĩ về một trận mưa trút xuống miền nắng hạn; như một giòng suối nhỏ ngọt lành chảy giữa đám rừng hoang dại… tôi nghĩ về ông bằng một trí tưởng tròn đầy những thành khẩn thiết tha trìu mến. Qua trường ca, ông đã vẽ lại gần đúng khuôn dáng người lính Việt Nam không son phấn, không điểm trang ngụy tạo. Một sắc diện chứa chất đầy ưu uất, dằn vặt. Những cấu xé, những máu và nước mắt. Những bội phản trắng trợn, những bất công, những khốn nhục. Nhưng người cầm súng vẫn vững tin nơi truyền thống, nơi tương lai đất nước một cách mãnh liệt:

 

Quên tất cả để khắc vào tâm tưởng

Rằng Việt Nam nhất định phải sống còn

Xua tan bóng tối héo hon

Dập cho nát những tỵ hiềm cách biệt

Thù trước mắt phải nhìn, phải biết

Để cùng nhau xiết chặt bàn tay

Phấn khởi tin vào thắng lợi ngày mai

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
29 Tháng Mười Một 202312:00 SA(Xem: 17058)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
14 Tháng Chín 202312:00 SA(Xem: 12266)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
12 Tháng Chín 202312:00 SA(Xem: 18996)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
06 Tháng Chín 202312:00 SA(Xem: 9179)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
02 Tháng Tám 202312:00 SA(Xem: 8351)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
21 Tháng Năm 202312:00 SA(Xem: 33530)
Bài thơ đầu tiên (?) của Tô Thùy Yên được giới thiệu trên Sáng Tạo, gây tiếng vang lớn và, dư âm của nó, kéo dài nhiều năm sau, là “Cánh đồng con ngựa chuyến tàu” viết tháng 4 năm 1956.
27 Tháng Tư 20239:42 SA(Xem: 5465)
Nói cách khác, theo tôi, Vĩnh Quyền nhà văn đã vượt trên chính mình. Điều không dễ với khá nhiều người cầm bút, còn lại.
16 Tháng Ba 202312:00 SA(Xem: 9318)
Người đầu tiên hăm hở xắn tay áo, bước vào lãnh vực xuất bản, giai đoạn sơ khai, là ông Đỗ Ngọc Tùng, nhà Đại Nam
02 Tháng Ba 202312:00 SA(Xem: 10096)
Tôi không rõ thời gian ở VN trước tháng 4-1975, nhà báo Ngọc Hoài Phương có làm thơ nhiều không?
18 Tháng Hai 202312:00 SA(Xem: 19492)
Nếu không kể những nhà xuất bản chuyên nghiệp như nhà Sống Mới, Khai Trí, Đồng Nai, Nguyễn Đình Vượng, hay Lá Bối, An Tiêm, Nam Sơn, Trí Đăng…thì, những nhà xuất bản được điều hành bởi các nhà văn, nhà thơ cũng đã tạo được ít, nhiều tiếng.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17058)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12266)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18996)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9179)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8350)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 613)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 985)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1173)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22470)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14007)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19185)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7902)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8820)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8502)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11069)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30720)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20818)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25516)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22914)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21736)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19793)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18059)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19259)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16925)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16117)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24512)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31960)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34937)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,