Tiểu Sử Nguyễn Đức Quang (Du Ca) Tiểu Sử Nguyễn Đức Quang
Tên thật Nguyễn đức Quang, sinh năm 1944 tại Sơn Tây.
Theo gia đình vào Nam năm 1954.
Chuyển lên sinh sống và tại Đà Lạt từ năm 1958.
Tốt nghiệp đại học Đà Lạt phân khoa Chánh Trị Kinh Doanh khóa 1.
Bắt đầu sáng tác nhạc năm 1961. Ca khúc đầu tay dành cho Hướng đạo với tên Gươm Đàn Hào Kiệt.
Năm 1964, chuyên viết những ca khúc có chủ đề Tuổi trẻ, Quê hương, Tranh đấu. Năm 1965 đi hát chung cùng nhạc sĩ Phạm Duy.
Năm 1966, thành lập Du Ca Việt Nam, sinh hoạt rộng rãi trên hầu hết các tỉnh thành miền Nam. Năm 1979 vượt biên cùng gia đình đến Hoa Kỳ, làm báo Người Việt và Viễn Đông cho đến năm 2004.
Măi đến sau 1965, một số những bài hát của Nguyễn Đức Quang mới xuất hiện rải rác trên một số ấn phẩm sách, báo và vài tuyển tập sơ sài do Tình hình thiếu thốn phương tiện và điều kiện lúc bấy giờ, người ta đã thấy có các tập nhạc in bằng ronéo như :Trầm ca, Những bài Ca Khai Phá, Ruồi và Kên Kên, Lời Nguyện Cầu Hạnh Phúc v..v.
Năm 1995, Ngô Mạnh Thu và Nguyễn Thiện Cơ trong nhóm Đồng Vọng thu gom lại hầu hết các tập chính và ấn hành tuyển tập Dưới Ánh Mặt trời.
Sau một thời-gian lâm trọng bệnh, nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang đã từ trần lúc 04:00 sáng ngày 27 tháng 3 năm 2011 tại tiểu bang California, Hoa Kỳ
Duới đây là những nét chính và 9 tập nhạc đã được tác giả hình thành trên suốt quãng đường sinh hoạt và sáng tác của anh. (Trích trong " về những ca khúc Nguyễn Đức Quang đă viết" trong tuyển tập "Dưới Ánh Mặt Trời"
Ấn Phẩm Đã Phát Hành:
1.- Chuyện Chúng Mình:
52 ca khúc, viết từ 1960 đến 1964,
thời kỳ đầu sáng tác,
hầu hết là các khúc tình ca tuổi học trò và thời gian sinh sống tại Đà lạt.
2.-Trầm Ca:
10 ca khúc cho thanh niên và thời cuộc,
những thao thức lớn nhất về con người, đất nước.
Những ca khúc này tạo nên cả một cao trào tuổi trẻ
nhập cuộc vào các sinh hoạt.
Nỗi Buồn Nhược Tiểu, Người Anh Vĩnh Bình, Tiếng Hát Tự Do,
Chiều Qua Tuy Hòa, Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ
là dấu ấn chưa phai mờ trong nhiều thế hệ thanh niên Việt Nam từ đó đến nay.
3.- Những Bài Ca Khai Phá:
Trên 40 ca khúc sinh hoạt đặc biệt cho tuổi trẻ
dùng trong các buổi họp mặt công tác xã hội,
các hoạt động đám đông.
Không Phải Là Lúc , Về Với Mẹ Cha
Khởi động phong trào hát cộng đồng , hát chung khắp mọi nơi,
sau này được lan truyền sang nhiều địa hạt và nhiều giới khác,
kể cả tôn giáo.
4.-Cần Nhau:
12 tình khúc được biết đến nhiều với :
Bên Kia Sông, Vì ́ Tôi Là Linh Mục, Cần Nhau, Như Mây Trên Cao.
5.- Lời Nguyện Cầu Hạnh Phúc:
18 bài sinh hoạt trong ngày hạnh phúc lứa đôi, hình thành 1969 ,
nhiều bài hì́nh như đă thành nếp trong các đám cưới như:
Lời Nguyện Cầu Hạnh Phúc, Đám Cưới Chúng Mình,
Lũ Chén Diã Có Tội Tì́nh Gì
6.- Khúc Nhạc Thanh Xuân:
Khoảng 40 bài nhạc sinh hoạt thanh niên quốc tế.
Nhiều nhất là các ca khúc trong thời lập quốc Do Thái, phong trào Kibbuz,
những bài hát nhân quyền, tự do từ Âu sang Á và Mỹ như:
Về Miền Gian Nan, Bài Ca Hải Tặc
7.- Hương Đồng Quê:
Các khúc Dân Ca và nhạc đồng quê nổi tiếng trên thế giới
chuyển dịch sang lời Việt,
gần 200 bài,
hầu hết bị thất lạc năm 1975.
8.-Phúc Ca Mùa Lễ:
25 bài đồng dao quốc tế hát trong mùa Gíáng sinh.
9.-Ruồi Và Kên Kên:
Hoàn tất năm 1970, gồm 11 bài,
là những ca khúc bi phẫn về những vấn đề lớn nhất
trong một khung cảnh chính trị và xă hội đen tối nhất của cả 2 miền đất nước:
Im Lặng Là Đồng Lõa, Ruồi Và Kên Kên
Những ca khúc này vẫn được yêu chuộng cho đến nay.
10.-Dưới Ánh Mặt Trời:
Gồm những sáng tác trong tập Trầm Ca, Những Bài Ca Khai Phá, Ruồi và Kên Kên, Chuyện Chúng Mình,
Cần Nhau, Khúc Nhạc Thanh Xuân, Lời Nguyện Cầu Hạnh Phúc.
Bìa: Nguyễn Đồng, Nguyễn Thị Hợp
Hý họa : Tạ Tỵ, Chóe, Hiếu Đệ
Chân dung: Lê Phúc
Kẻ nhạc: Phạm Xuân Đài
Trình bày: Nguyễn Thiện Cơ, Ngô Mạnh Thu
Hình ảnh sưu tập: Trần Đại Lộc
Hình bìa: Hồ Đăng
Xuất bản Đồng Vọng 1997 tại Cali- US
(Nguồn: ducavn.com)
Gửi ý kiến của bạn