TRẦN THỊ NGH. - Bướm Xanh

02 Tháng Hai 201212:00 SA(Xem: 21603)
TRẦN THỊ NGH. - Bướm Xanh



tuong_an-content-content

 

Không cần biết năm nay là năm Quốc Tế Thiếu Nhi, mẹ chỉ biết bé An sắp được 4 tuổi, 4 lần ăn Tết Nhi Đồng. Càng lớn con càng biết thưởng thức các trò chơi và những ngày vui. Càng lớn con càng thấy cần mẹ làm bạn. Suốt buổi trưa nằm quạt cho con ngủ, me tính nát óc buổi chiều sinh nhật của hai mẹ con. Để coi, nếu trời không mưa như vẫn hay mưa định kỳ vào buổi chiều, con sẽ ngủ dậy lúc 3 giờ theo thói quen, và mặc dù con hơi suyễn, mẹ vẫn nhất định đưa con đi chơi, tất nhiên sẽ mặc cái áo tay dài kín cổ cho đở gió. Mẹ sẽ đạp xe nhanh từ Phú Nhuận ra khu triển lãm Phó Đức Chính, để con khỏi phải mỏi lưng lắm vì đường xa.

 

Chương trình không thay đổi, chỉ hơi trễ nhỉnh một chút vì con ngồi bô sau giấc ngủ trưa. Xem nào, một đồng rưỡi một cái lồng đèn ở gian hàng phục vụ thiếu nhi, giá đồng hạng cho bươm bướm, chim cá và máy bay, xe tăng... con định chọn cái nào? Chưa tính gian hàng bán đồ chơi bằng gỗ và nước ngọt, nếu nửa chừng con kêu khát. Hai mẹ con nói chuyện như bắp rang suốt đoạn đường dài. Trời gió lớn, trông buổi chiều mênh mông nhẹ hẩng, không có vẻ chuyển mưa, nhưng buồn. Rồi, mẹ lại sắp sửa lãng mạn. Bé An, con đừng giỡ lưng áo mẹ lên thế, nghịch dữ quá! Ôm chặt bụng mẹ kẻo té. Mẹ à, tại sao con ngựa đi chân không? Mẹ nó đâu? Mẹ nó ở nhà nấu cơm chờ nó về ăn. Nhà nó ở đâu? Ở Phú Nhuận. Cô kia là ai vậy mẹ? Cô nào? Cô che cây dù đằng kia. Cô ấy là người ta lạ đi ngoài đường, mẹ không quen. Cô ấy là mẹ của ai? Trời ơi, Bé An! Con nghỉ mệt một lát đừng hỏi nữa. Có thể cô ấy là mẹ một em bé 4 tuổi mà con không quen. Sao cô không dắt em bé đi chơi?

 

Mẹ bí. Nhiều khi mẹ quạu, bực mình. Con không để mẹ nín thinh riêng tư. Nhiều khi con kéo mẹ ra khỏi những lo nghĩ, nhiều khi con đánh thức mẹ từ mơ mộng. Thực sự trong trí óc non nớt của đứa trẻ 4 tuổi, con chỉ muốn biết có mỗi một điều về mọi sự: Nó có mẹ nó không và nhà nó ở đâu? Con yêu, có phải con đang rất yên tâm có mẹ và một ngôi nhà ở Phú Nhuận để hai mẹ con trở về sau những buổi ứ hơi?

 

Khu triển lãm buồn thiu. Gian hàng đồ gỗ chỉ còn lèo tèo mấy cái xe lửa dài ngoằng giá đắt mẹ không đời nào chịu mua. Leo hai ba tầng lầu qua các phòng triển lãm thể dục, thể thao, giáo dục, thương nghiệp... hai mẹ con lục tìm gian hang phục vụ thiếu nhi. Hết lồng đèn. Trong tủ kính chỉ còn mấy cái đèn gẫy, trên tường một số đèn mẫu treo không bán. Bé An muốn khóc. Sao mẹ nói dối con? Đừng giận Bé An, mình đi chỗ khác mua. Hay mẹ mua cho con hộp viết chì sáp để con học mẫu giáo? Bé An, hàng cần giấy giới thiệu.

 

Dỉ nhiên con không hiểu. Mẹ kéo con xuống mấy lượt cầu thang, con thở khò khè nghe tội. Đừng giận mẹ. Mình về Tân Định, con nhớ không, gần chỗ mẹ mua bánh cho con mỗi buổi sáng đi học đó. Con không chịu. Đường về con thôi nghịch, không nói chuyện với mẹ. Chiều xuống sậm sì. Mẹ thuyết phục, Tân Định có nhiều lồng đèn hơn khu triển lãm, giá đắt hơn nhưng mình tha hồ chọn. Bé An ôm lưng mẹ đi chớ. Con đi chơi về đừng bệnh nghe, sao tay con lạnh ngắt à. Bé An...

 

Sau cùng con cười úp mặt sau lưng mẹ. Rồi kìa, con thấy không? Cả một khu liền mấy gian phố rực rỡ đèn lồng. Những đứa bé có mẹ và ba dẫn đi chơi, và cũng có nhà để mang lồng đèn về. Bé An chọn chiếc tàu. Không, con gái không chơi tàu. Sao con không chọn bướm hay chim? Chim, bướm bay mất sao? Con mang tàu về nhà thả dưới nước chơi. Mẹ cười ngặt nghẽo. Ngọn nê-ông hắt ánh sáng qua những lớp giấy bóng màu, in trên má con những vệt sáng nhòe nhẹt ngũ sắc, hai con mắt tròn như hai dấu chấm hạnh phúc, vầng trán thơm đầy lông măng và tóc tơ. Dỉ nhiên mẹ chủ quan, và mẹ không ao ước gì hơn.

 

Hai mẹ con sau rốt đồng ý chọn con bướm nhỏ xíu, vừa xinh vừa rẻ. Mẹ lại tính. Nếu không mẹ đã không chở bé An ra Phó Đức Chính để tìm mua cho được lồng đèn quốc doanh giá đồng hạng 1đ50 xu. Bao nhiêu cái này? Ba đồng! Một đồng thôi. Làm gì có giá đó? Một đồng rưỡi. Chưa tới giá. Thôi một đồng rưỡi đi. Đã bảo chưa tới giá. Mẹ không muốn mặc cả niềm vui của con, một niềm vui 2 đồng bạc, để thấy con cười toe, khoe hàm răng sữa.

 

Hình ảnh con đứng bé xíu trong đám đông, tay cầm cái lồng đèn bươm bướm và màu sắc của các gian hàng bán đèn lồng, mẹ thấy đẹp như nhìn qua cái kính vạn hoa. Bé An giống hệt nhân vật cổ tích của Perrault.

 

Có một điều mẹ không tưởng tượng được, ngay chính trong khung cảnh tuyệt vời đó, với con là một niềm cảm xúc vô tận của mẹ lúc ấy, một cánh tay nhỏ gầy guộc, một cái đầu bù xù, chiếc áo rách không cài nút... mẹ chỉ thoáng nhìn thấy chú bé sau khi cái lồng đèn bươm bướm đã bị giật khỏi tay con. Chú bé chạy tung ra đường, vướng xe té chồm tới trước, gượng ngồi dậy tiếp tục chạy băng qua phía chợ và mất hút trong hẻm chợ tối đen. Mẹ chỉ vụt nhìn thấy thật nhanh màu xanh của con bướm nhỏ bay loáng theo chú bé qua ánh điện trước hiên chợ. Còn bé An, ôi người bạn nhỏ của mẹ, con đứng ngơ ngác, rồi mếu máo òa khóc nhìn quanh.

 

Ngày chủ nhật đã hết. Mẹ chở con về lại ngôi nhà nhỏ ở Phú Nhuận. Tại sao nó giật lồng đèn của con? Mẹ nó đâu? Nhà nó ở đâu? Đó là những câu hỏi chính mẹ cũng muốn hỏi. Mình còn có chỗ để về, phải không bé An. Còn con bướm kia bay về đâu?



Trần Thị NgH

9.1998

 

 



Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
)
31 Tháng Năm 20234:34 CH(Xem: 13)
Sẽ có một ngày con lớn lên để hiểu/ bố làm thơ vì không nói được gì
28 Tháng Năm 20234:31 CH(Xem: 35)
con buồn/ mẹ buồn/ con giận/ mẹ giận
25 Tháng Năm 20234:28 CH(Xem: 63)
Hoa phượng điền vào tuổi thơ/ Tháng năm, từng chùm đỏ thắm
22 Tháng Năm 20234:20 CH(Xem: 81)
cho thêm một buổi chiều/ đi em
19 Tháng Năm 20239:57 SA(Xem: 94)
Khi trở lại ngôi trường năm ấy/ Tôi tìm em một thuở xa mù
15 Tháng Năm 20233:53 CH(Xem: 112)
Em:/ "Báu vật sống" vô giá./ Anh trót khờ dại./ Lãng quên./ Từ cơn mưa mùa hạ cũ.
13 Tháng Năm 20238:19 SA(Xem: 92)
"Beethoven là thằng nào vậy? Làm sao anh có thể nhớ hết tên những thằng bồ cũ của em?”
10 Tháng Năm 202310:28 SA(Xem: 73)
ngó lại bìa tập thơ/ in năm rồi (kèm theo đây!) nó
08 Tháng Năm 20232:54 CH(Xem: 114)
hư không anh gởi bên chùa/ nửa khuya thức dậy anh đùa với trăng.
06 Tháng Năm 20238:54 SA(Xem: 97)
Cái chết có mùi vị gì hở mẹ/ Rồi con tự trả lời/ Tất cả chúng ta đều sẽ biết
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 31622)
Bài thơ đầu tiên (?) của Tô Thùy Yên được giới thiệu trên Sáng Tạo, gây tiếng vang lớn và, dư âm của nó, kéo dài nhiều năm sau, là “Cánh đồng con ngựa chuyến tàu” viết tháng 4 năm 1956.
(Xem: 3207)
Nói cách khác, theo tôi, Vĩnh Quyền nhà văn đã vượt trên chính mình. Điều không dễ với khá nhiều người cầm bút, còn lại.
(Xem: 7883)
Người đầu tiên hăm hở xắn tay áo, bước vào lãnh vực xuất bản, giai đoạn sơ khai, là ông Đỗ Ngọc Tùng, nhà Đại Nam
(Xem: 8831)
Tôi không rõ thời gian ở VN trước tháng 4-1975, nhà báo Ngọc Hoài Phương có làm thơ nhiều không?
(Xem: 18300)
Nếu không kể những nhà xuất bản chuyên nghiệp như nhà Sống Mới, Khai Trí, Đồng Nai, Nguyễn Đình Vượng, hay Lá Bối, An Tiêm, Nam Sơn, Trí Đăng…thì, những nhà xuất bản được điều hành bởi các nhà văn, nhà thơ cũng đã tạo được ít, nhiều tiếng.
(Xem: 4926)
Hôm nay, một sáng nắng ấm, trời thu, Nam California, chúng tôi ngậm ngùi đưa tiễn một Nhà thơ.
(Xem: 4840)
Sáng thứ tư 9/10/2019, thấy cái post của Hạnh Tuyền: “Ông ngoại đã lên trời”.
(Xem: 10127)
Du Tử Lê, quả nhiên vẫn là một nhà thơ hiếm hoi. Anh vẫn một mình một cõi. Đó là một điều đặc biệt. Và đối với một thi sĩ, thì đó là một sự thành công.
(Xem: 16343)
Tại sao cả hai tên tuổi lớn của văn học Việt Nam hiện đại là Mai Thảo và Nguyên Sa lại có cùng một nhận xét giống nhau về thơ Du Tử Lê
(Xem: 4824)
Ông chọn làm chiếc lá thu đầu tiên bay vào không gian mùa Thu tuyệt đẹp vừa chớm ở Cali.
(Xem: 15955)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 5784)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 5669)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 6041)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 6320)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 26666)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 18466)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 21959)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 19695)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 18238)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 15654)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 14688)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 14981)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 13961)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 13738)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 20844)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 28106)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 32268)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,