Trò Chuyện Trên Mạng Với Nhà Văn Hoàng Chính (Kỳ 6)

20 Tháng Hai 201212:00 SA(Xem: 12076)
Trò Chuyện Trên Mạng Với Nhà Văn Hoàng Chính (Kỳ 6)


hc2-content-content


Câu hỏi của Khanh

 

Tôi đọc những truyện ngắn sau này của những nhà văn trẻ VN, nhất là nhà văn nữ. Quả thật tôi sợ lắm, tôi tự hỏi có cần phải lột trần mọi việc thế không? Xin hỏi nhà văn Hoàng Chính có bao giờ nghĩ đến những điều như tôi nghĩ và có thể chia sẻ suy nghĩ của mình.

 

Hoàng Chính trả lời;

 

Nền văn chương đương đại thời kỳ kỹ thuật số này phải là nền văn chương xốc xếch. Không xốc xếch không là văn chương. Xốc là phải tạo shock, và xếch là phải có sex. Một nhân vật truyện ngắn của tôi đã bạo miệng phát biểu như thế. Hãy cứ cho rằng nền văn chương ấy có thật. Và hãy liều đặt cho nó một cái tên. Văn chương xốc xếch. Nghe cũng hay, bởi cái tên thâu tóm được những (thứ tạm xem như) nguyên tắc mà người ta cho rằng cần và đủ để làm cho tác phẩm được ăn khách. Ca sĩ mong có người nghe (và vỗ tay, rồi mua đĩa, mua băng), nhà văn, nhà thơ hẳn nhiên mong có người đọc (nhưng ít ai dám mong có người mua sách.)

 

Bạn Khanh thân mến. Tôi rất thích câu hỏi của bạn, nhưng tôi lại sợ bạn bị họa lây vì cái câu tôi sắp trả lời. Bởi đây là vấn đề gai góc; vấn đề mà kẻ nêu ra đôi khi sẽ bị dán lên lưng cái nhãn thiển cận, lỗi thời hay đạo đức giả. Câu trả lời của tôi là: vâng, có chứ. Nhiều lần bắt gặp những điều trần trụi trên trang viết tôi đã phải sựng lại, hỏi thầm, có cần phải như thế không? Những điều đọc được ấy làm mình dội lại như khi vào bàn tiệc, người ta rót cho ly rượu quá nặng, mới nhắp môi đã quay cuồng chóng mặt. Hoặc tệ hơn nữa là chất lỏng trong ly ấy không phải là rượu hay bất cứ thứ giải khát nào vô hại.

 

Những khoảnh khắc ấy, sự bình yên, cảm giác mong đợi về một chuyến đi vào thế giới hư cấu bị đề tài, ngôn ngữ, hình ảnh, cách miêu tả “mạnh tay” của tác giả khuấy lên, như cơn lốc bụi gây cay mắt, làm sặc sụa những tràng ho; như vừa bước vào khu vườn lạ, bị chặn lại hỏi giấy tờ tùy thân. Đành phải sựng lại ở đó, chờ trời quang đãng trở lại, phủi sạch lớp bụi đỏ đóng trên vai áo; lục túi tìm giấy tờ, ngắm cơn suyễn qua đi, chờ mọi chuyện trở lại bình thường, để quay lưng tìm lối khác hoặc nếu còn hứng thú thì cũng bước qua cánh cổng ấy với những chân dò dẫm.

 

Những lúc ấy tôi luôn cố thuyết phục mình đừng quá lo âu bởi tôi tin những người viết tha thiết với văn chương chắc chắn có điều gì nhắn gửi.

 

Chẳng có gì mới mẻ dưới ánh mặt trời. Người viết nào cũng biết điều đó. Những điều mình nói hay viết ra chắc chắn đã có người nói hay viết rồi (một cách xuất sắc nữa là khác), vậy khi lập lại điều người khác đã nói hoặc viết, mình bắt buộc phải hay hơn hoặc khác hơn.

 

Hay hơn thì khó lắm, khác hơn thì có thể.

 

Vậy thì chuyện “lột trần” có phải là một cách làm khác đi không?

 

Tôi không thể trả lời và cũng không đủ thẩm quyền phát biểu về điều này thay cho các nhà văn (nữ), những người có bản lãnh và tài năng vén lên những mảnh vải vốn đã mỏng manh, hoặc sờn rách; lừng lững những bước dọc ngang trong vùng cấm kỵ. Tôi chỉ chia sẻ suy nghĩ của mình. Câu trả lời chính xác nhất phải là câu trả lời đến từ nhà văn + nữ + trẻ; những người “lột trần mọi việc.”

 

Tuy nhiên chúng ta hãy cứ thử tìm hiểu với tính cách người đọc xem sao. Sau khi đọc qua những truyện ngắn (hoặc dài) của những người viết nữ “bạo tay”, hãy thử đặt câu hỏi:

  1. lột trần; có không?

  2. nếu có, có cần không?

  3. nếu cần, thì lột tới mức nào mới nên dừng lại?

 

Đa số tác giả viết là bởi họ cần, hay muốn, nói lên một điều gì đó. Và để có người lắng nghe, đôi khi phải gây chú ý. Nói ra thì hơi quá nhưng người viết trong thời đại bùng nổ thông tin, và người nghệ sĩ trình diễn cũng không khác gì người bán thuốc dạo, thường phải nhờ đến những màn xiệc phụ diễn để lôi cuốn sự tò mò của khách qua đường. Khi khách qua đường đã chịu dừng lại để xem xiệc, người bán thuốc sẽ đem món thuốc gia truyền của họ ra mà mời mọc.

 

Ấy là mình giả định rằng người chủ gánh xiệc ấy có bài thuốc gia truyền để bán.

 

Như vậy thì chỉ có thể cho rằng “lột trần” là cái “chiêu” của người viết. Mỗi tác giả tin tưởng vào “chiêu” của mình. Mỗi con công đực có một điệu múa riêng để chinh phục con công mái. Điệu múa ấy có thuyết phục hay không tùy khả năng và sự may mắn của cậu chim đực và cũng tùy thuộc cái “gu” thưởng ngoạn của cô chim mái. Vậy thì những câu trả lời của chúng ta chắc sẽ như thế này:

 

“Lột trần” hẳn nhiên là có rồi.

“Cần không”; đương nhiên là cần rồi.

“Tới mức nào thì được”: chuyện này tùy thuộc vào thời điểm. Cái trần trụi của 50 năm trước là cái bảo thủ “kín bưng” của hôm nay. Cái lột trần của hôm nay, năm mười năm nữa sẽ là lỗi thời, lạc hậu.

 

“Lột trần” trong chủ trương làm mới, tôi nghĩ là một cần thiết; tuy nhiên những thứ mình phơi bày ra sau khi “lột trần” có lôi cuốn được người đọc hay không mới là điều đáng nói. Cũng như những lọ thuốc cao đơn hoàn tán (gia truyền) bán ra cho khách hàng - lúc đầu bị lôi cuốn bởi tiếng phèng la, tiếng trống và những màn xiệc – có chữa được bệnh không mới là điều quan trọng.

 

Tôi vẫn luôn (và cố) tin rằng với người đọc, nhiều khi cái “lột trần” chỉ là cái vỏ đậy bên ngoài, cái rào cản, cái thử thách, cái “mật mã” mà người muốn bước vào tác phẩm, cần đọc trúng mật mã, cần bấm trúng những con số quy định. Và cái “lột trần” khi chỉ là mật mã, thì mình không nên sợ nó, mình đừng vội quay lưng khi thấy nó, bởi nó chỉ là khung cửa hẹp, là lối vào, vượt qua được nó, sẽ vào được phía trong tủ sắt.

 

Dĩ nhiên phía trong tủ sắt ấy có gì không lại là chuyện khác.

 

Chia sẻ với bạn Khanh chút ý nghĩ rời. Hy vọng những nhận xét lông bông ấy giúp bạn bớt “sợ” những câu “mạnh miệng”, những chữ “bạo tay” của khuynh hướng văn chương xốc xếch. Cho dù tôi rất sợ cái biến chứng của thứ văn chương ấy, bởi nó làm giảm đi mức cảm xúc và khả năng cảm nhận của chúng ta. Và tôi sẽ tiếc vô cùng cái thời chỉ thoáng bắt gặp những ngón chân trần của một người con gái, người ta có thể về viết cả một bài thơ.

 

Bạn có thể đọc truyện ngắn “Khúc dạo đầu cho một nền văn chương xốc xếch” trong: http://www.saigonline.com/hoangchinh/moiviet/contents/khucdaodauchomotnenvanchuongxocxech.htm


Thư từ, ý kiến xin gửi về dutule@dutule.com

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
27 Tháng Mười Một 201512:00 SA(Xem: 5627)
Thưa ông, hôm nay tôi có mấy câu hỏi nhỏ gửi cho ông đây. Đó là tôi có đọc “Khói trắng thiên đường” của ông và thấy ông có ghi lại một vài đoạn thơ của ông. Tôi rất thích mấy đoạn thơ ngắn ấy. Vậy ông có thể vui lòng cho tôi biết:
05 Tháng Mười Một 201512:00 SA(Xem: 6499)
Hầu như mọi người đều nhận thấy tiểu thuyết hay truyên dài của ông thường dựa trên những dữ kiện thực. Phần hư cấu có rất ít. Vậy cá nhân ông đánh giá thế nào về những truyện hoàn toàn được xây dựng trên hư cấu?
06 Tháng Mười 201512:00 SA(Xem: 6813)
Tôi theo dõi gần như khá đầy đủ những tác phẩm ông đã xuất bản. Do đấy, tôi được biết ông từng gặp khó khăn với một vài tác phẩm của mình. Vậy thì đứng trước những khó khăn ấy ông đã có thái độ nào?
07 Tháng Tám 201512:00 SA(Xem: 6647)
ông sẽ nói đôi điều về tình ái với bạn đọc chứ? Nó xuất hiện, xoa dịu, chữa lành những bi kịch khác ra sao, nó có nhất thiết tồn tại trong một tác phẩm không, và liều lượng, vai trò của nó như thế nào góp vào thành công của tác phẩm
24 Tháng Bảy 201512:00 SA(Xem: 6201)
Có người cho rằng truyện ngắn là một mảnh của truyện dài ngắt ra. Ông có đồng ý với quan niệm này hay ông có quan niệm khác? Nếu ông có quan niệm khác thì xin ông trả lời rõ ràng cho tôi được hiểu.
09 Tháng Bảy 201512:00 SA(Xem: 6806)
Ông Du Tử Lê nói, ông là người rất giầu có về vốn sống. Từ đó tôi có 4 câu hỏi nhỏ mong ông trả lời đó là:
02 Tháng Bảy 201512:00 SA(Xem: 6091)
Tôi có mua và đã đọc cuốn “Khói trắng thiên đường” của ông. Câu hỏi của tôi là ông có thể cho tôi biết là có bao nhiêu phần trăm sự thật trong truyện này?
25 Tháng Sáu 201512:00 SA(Xem: 10468)
Nhà văn Đào Hiếu sinh tại Tây Sơn, tỉnh Bình Định. Tốt nghiệp cử nhân văn chương, đại học Văn khoa Sài Gòn 1972. Sau năm 1975, ông công tác tại báo Tuổi Trẻ và nhà xuất bản Trẻ... Cùng gia đình, ông hiện sống tại Sài Gòn
24 Tháng Năm 201512:00 SA(Xem: 7016)
Thưa ông: Những đề tài đó có xuất phát từ những cảm nghiệm cá nhân của ông không? Nếu có thì chừng bao nhiêu phần trăm?
04 Tháng Năm 201512:00 SA(Xem: 6946)
Kim Loan : Thưa anh, theo tôi nghĩ, người viết phiếm như ông thì bất cứ lúc nào, đi đâu cũng lắng tai nghe, thâu nhận...để rồi về viết. Như thế đời sống lúc nào cũng lăm lăm dòm ngó mọi chuyện để viết, thế thì chán chết. Chẳng lúc nào mình sống thoải mái, phải không thưa anh?
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17048)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12262)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18992)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9174)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8345)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 610)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 983)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1172)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22466)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14004)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19182)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7900)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8817)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8502)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11065)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30718)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20818)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25516)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22912)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21734)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19791)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18057)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19257)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16924)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16116)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24508)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31959)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34936)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,