NGUYỄN KHẮC NHƯỢNG - Bolero Như Một Hoài Niệm

09 Tháng Tư 201212:00 SA(Xem: 15363)
NGUYỄN KHẮC NHƯỢNG - Bolero Như Một Hoài Niệm

 

nguyenkhacnhuong_06-content-content

 

Thoạt tiên chỉ là cuộc chơi lúc trà dư tửu hậu giữa một số anh em doanh nhân và nhà báo trong một bữa tiệc thân mật tại nhà hàng Blue Ginger thuộc Thời Báo Kinh tế Saigon. Bữa tiệc ấy diễn ra cách nay đã ngoài mười năm khi một anh chàng nào đó trong men vui của rượu vớ lấy cây guitar của nhà hàng và hát một ca khúc “não tình” theo tiết tấu bolero rất quen thuộc ở phía Nam khoảng thập niên 60 thế kỷ trước.

 

Hầu hết thực khách trong bàn tiệc hôm ấy đều thuộc thế hệ 4X hoặc 5X, từng lớn lên ở miền Nam trước đó, đồng loạt kéo gân cổ hát theo chàng ca sĩ nghiệp dư kia với sự hào hứng bất ngờ. Nhạc bolero “não tình” mà đem ra hợp ca thì kết quả ra sao ai cũng rõ, nó biến thành sự vui nhộn dù ca từ thê thiết đến mấy chăng nữa. Bài hợp ca này vừa dứt, tức thì ai đó “lĩnh xướng” một bài bolero khác và dàn đồng ca lại cất giọng hòa theo, kẻ thuộc đầy đủ ca từ, người chỉ nhớ lỏm bỏm, tuy nhiên ai nấy đều gào lên rất nhiệt tình. Những bài hợp ca vui nhộn như thế nối tiếp nhau cho đến một lúc có ai đó đề nghị phải hát thật nghiêm túc vào. Bolero mà hát nghiêm túc tức phải đơn ca, phải nỉ non kể lể, phải diễn cảm mùi mẫn. Để làm được điều đó buộc phải thuộc trọn vẹn ca từ của một ca khúc bolero. Trong số thực khách đêm ấy có vài người đáp ứng được điều kiện này đã khiến phần “biểu diễn” sau đó đậm chất bolero hơn.

 

Hầu hết các ca khúc bolero mà anh em “biểu diễn” đều rất thịnh hành ở thập niên 60, 70 của các nhạc sĩ Trúc Phương, Mạnh Phát, Châu Kỳ, Tuấn Khanh …Nội dung chủ yếu là những chuyện tình buồn: Cuộc chia tay trên sân ga của đôi tình nhân với đèn vàng và tiếng còi tàu, nỗi xúc động của một chàng trai khi tình cờ bắt gặp lại tấm ảnh của người xưa “tóc ngang vai, lược giắt với hoa cài”…Một số bài bolero với ca từ chải chuốt thấp thoáng chút thi ca, nhưng chiếm phần lớn vẫn là những bài hát với ca từ dung dị, có khi sướt mướt quá đáng trở nên giả tạo một cách ngô nghê. Nhưng chính cái ngô nghê ấy lại là “ưu điểm” của dòng nhạc “não tình” này bởi tính đại chúng của nó.

 

Thế hệ chúng tôi khi là những chàng trai trẻ vừa mới lớn, vừa mới biết rung động bởi câu thơ “đứng ngẩn trông vời áo tiểu thơ” của Huy Cận thì dòng nhạc bolero đã phổ biến khắp nơi rồi. Thích hay không thì dòng nhạc “não tình” ấy vẫn cứ lọt vào tai và nằm khuất lấp đâu đó trong tiềm thức. Có khi chàng trai ngày cũ đã chuyển sang yêu thích các dòng nhạc “sang cả” của Phạm Duy, Cung Tiến…hoặc những ca khúc đẹp như thơ của Hoàng Quý, Tô Vũ, Đoàn Chuẩn…thời tiền chiến, nhưng vào một cơ hội nào đó, ví như trong bữa tiệc đêm ấy ở nhà hàng Blue Ginger, khi nghe các ca khúc bolero ngày xưa, lòng tự dưng chùng xuống rưng rưng với kỷ niệm. Tâm trạng ấy hệt như khi ta xếp dọn đống sách báo cũ đã nhiều năm vất bỏ, bỗng nhặt ra được tập “Lưu bút ngày xanh” mấy năm đầu tiên ở bậc trung học với những dòng chữ lưu niệm giữa bạn bè đồng lớp trước khi chia tay nghỉ hè. Những dòng lưu niệm ấy phần lớn đầy sáo ngữ nhưng giờ đây đọc lại ta bỗng run lên vì xúc động trước các hình ảnh của quá khứ ùa về. Sự xúc động ấy chẳng phân biệt “sang” hay “sến”…

 

Sự thành công quá mức của bữa tiệc “bolero” đầu tiên khiến những bữa tiệc về sau giữa anh em phải luôn có phần nhạc bolero tự diễn kèm theo như một điều kiện ắt có và đủ. Dần dà số người tham gia đông hơn, không chỉ là doanh nhân hay nhà báo nữa mà có cả các vị trí thức khoa bảng tốt nghiệp ở phương Tây hẳn hoi, trong đó không ít người mê nhạc hàn lâm thứ thiệt của Bach, Mozart, Beethoven…Những vị này vốn cũng trãi qua một thời bolero ở miền Nam trước khi du học, nay tham gia bữa tiệc “bolero” để được sống lại với những kỷ niệm thời trai trẻ. Các bữa tiệc “bolero” ấy dần dà thu hút không chỉ thế hệ 4X, 5X mà còn có cả thế hệ 7X, 8X nữa. Sự tham gia của thế hệ trẻ chứng tỏ sức sống lạ lùng của dòng nhạc bolero.

 

Có ai đó gọi sinh hoạt ca hát của nhóm anh em chúng tôi là “Câu lạc bộ Bolero”, hoành tráng hơn nữa là “Hội Bolero”. Chỉ là cách gọi bỡn cợt cho vui. Loại câu lạc bộ bolero này theo tôi nghĩ, chắc phải có hàng vạn trên khắp đất nước.

 

Vài người thắc mắc: Dòng nhạc bolero vốn thịnh hành ở vỉa hè, đưa nó vào những nơi sang trọng như nhà hàng Blue Ginger có làm mất đi tính đại chúng bình dân của nó? Với ai thì không rõ nhưng với phần lớn anh em trong cái gọi là “Câu lạc bộ Bolero” của chúng tôi khi tụ tập hát bolero cho nhau nghe cốt chỉ để sống lại một thời trai trẻ của mình, cái thời mà chúng tôi cũng là thành viên trong đám bình dân đại chúng kia. Và để “sống lại” với hoài niệm thì điều kiện cần thiết chính là “không khí bolero” chứ không phải “không gian biểu diễn”.

 

Ở đâu cũng thế, miễn có người đồng điệu là được.

 

 

 



Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
25 Tháng Tư 20257:23 CH(Xem: 116)
Ngày nay cơm Âm Phủ có mặt trong các quán ăn khắp nước.
20 Tháng Tư 20253:00 CH(Xem: 409)
Chị du học Hoa kỳ. Chị có bằng tiến sĩ Luật và mở văn phòng luật sư tại thành phố New York mấy năm.
20 Tháng Tư 202511:05 SA(Xem: 377)
Nhớ lại chuyến đi trên sông nước ướt át năm đó.
10 Tháng Tư 20251:23 CH(Xem: 393)
Trong nghệ thuật tán gái có 36 kế, không biết kế đục tường vào giường ngủ của người đẹp thuộc kế nào.
31 Tháng Ba 20258:45 SA(Xem: 755)
Hồi tưởng lại một buổi sáng nhợt nhạt. Con tàu ghé bến Hà-nội rồi. Phường phố lớn chập chùng. Đứa nhỏ bàng hoàng đi lên. Và con sông Hồng, và tiếng còi và chuyến tàu đã bỏ lại sau lưng cùng tuổi nhỏ.
10 Tháng Ba 202512:51 CH(Xem: 702)
Sách như những vật linh thiêng nối kết người cùng một tôn giáo.
28 Tháng Hai 202511:48 SA(Xem: 957)
Buổi tối trước khi đi ngủ, tôi nằm nghĩ vẫn vơ về cuộc đời của anh Cúc với những bí mật nhỏ của nó.
18 Tháng Hai 20254:45 CH(Xem: 1283)
Vài ngày sau, ông mai chạy đi chạy về để dàn xếp hai bên. Cuối cùng rồi cũng êm thấm
15 Tháng Hai 20258:48 SA(Xem: 1175)
Từ đó mẹ tôi cũng không có tin tức chi của chị. Gia đình tôi dời nhà vào Sài gòn, không còn ai ở Huế.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 34685)
Tên thật Nguyễn Thị Ngọc Trâm, nữ ca sĩ Minh Trang là cháu ngoại của Công Chúa Mỹ Lương (tục gọi Bà Chúa Nhất,) em ruột với Vua Thành Thái. Ngày 18 Tháng Tám tới đây, bà bước vào tuổi 90 (mà,
(Xem: 31564)
Ở thế hệ thứ hai của sinh hoạt 20 năm âm nhạc miền Nam, tính từ 1954 tới 1975, nếu có một người lặng lẽ nhất trong mọi sinh hoạt,
(Xem: 13304)
Chính Mai Thảo là người đầu tiên, vào từ miền Bắc, mở được cánh cửa tương thông, thân ái giữa những người làm nghệ thuật ở hai đầu “thế giới” lạ lẫm.
(Xem: 20909)
Tôi biết tôi dường còn muốn nói với NXH, nhiều hơn nữa,
(Xem: 10264)
màu vàng rực rỡ của dã-quỳ đã dắt tay tôi trở lại Pleiku
(Xem: 517)
Trên vòm trời thi ca Việt Nam bao la, hiếm, có một thi sĩ mang trong mình sự giao hòa mượt mà giữa tình yêu, đời sống và triết tính Phật giáo như Du Tử Lê.
(Xem: 16246)
Du Tử Lê, ông ấy là ai? Sao định mệnh tôi cứ mãi gắn liền với những dòng thơ của ông ta? Nghe nói bây giờ đang ở tại Mỹ
(Xem: 6297)
Tôi mượn câu thơ kết trong bài 'Đêm, nhớ trăng Sài Gòn' của Du Tử Lê để làm tựa cho bài viết này, bài viết về ông: Du Tử Lê - một nhà thơ có tầm ảnh hưởng lớn đối với văn chương Việt Nam.
(Xem: 3273)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 3645)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 20726)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 9665)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 11048)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 9763)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 13416)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 32849)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 22094)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 27589)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 24975)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 23890)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 21972)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 19570)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 20903)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 18330)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 17249)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 27092)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 34267)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 36171)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,