khúc k riêng của chàng
tôi xa người như xa núi sông
em bên kia suối? - bên kia rừng?
em bên kia nắng? - bên kia gió?
tôi một dòng sương lên mênh mông
tôi xa người như xa biển đông
chiều dâng lênh láng chiều giăng hàng
những cây ghi dấu ngày em đến
đã chết từ đêm mưa không sang
tôi xa người, xa đôi môi tham
em biết, rồi em như chim ngàn
thôi còn khua động làm chi nữa
hồn tôi vốn đã là tro than
tôi xa người, xa đôi mắt ngoan
vườn tôi trăng lạnh đến hoang tàn
em xa xôi quá làm sao biết
vốn liếng tôi còn: những ngổn ngang!
tôi xa người, xa trên sân bay
hồn tôi cồn cát dấu chân bầy
em vui đời khác làm sao hiểu
tôi sống âm thầm như cỏ cây
tôi xa người, xa hơi thuốc cay
ngày mai tình sẽ bỏ tim này
chiều em không đến hàng cây cũng
nghiêng xuống tôi: từng ngọn heo may
tôi xa người, xa bàn tay vui
bàn tay có ngón đã chôn đời
bàn tay có ngón không đeo nhẫn
có ngón dành riêng cho môi tôi
tôi xa người, xa niềm thiết tha
hoa xuân đã rụng héo hiên nhà
phố xưa em buộc đôi hàng bím
nay tóc về đâu? - hồn ở đâu?
tôi xa người, xa miền mê oan
hồn tôi khô xác sợi dây đàn
máu tôi đã gửi trong từng chữ
dẫu chết, còn nguyên lời oán than
tôi xa người, xa một mùi hương
bãi khuya, hồn ốc lạc thiên đường
nhớ ai buồn ngất trên vai áo
mưa ở đâu về? - như vết thương.
Nhân đọc bài thơ, mình xin hoạ theo ý của khổ cuối.
MƯA Ở ĐÂU VỀ
Mưa ở đâu về như vết thương
Làm tôi lạc mất cõi thiên đường
Làm tôi buồn ngất vì nhung nhớ
Một bóng hình ai, một chút hương
Mạc Đình. Huế, 05.2024.
(Tôi xa người như xa núi sông/ Em bên kia suối bên kia rừng
Em bên kia nắng bên kia gió/ Tôi một dòng sương lên mênh mông)
(Tôi xa người như xa biển đông/ Chiều dâng lai láng chiều giăng hàng
Những cây ghi dấu ngày em đến/ Đã chết từ đêm mưa không sang)
(Tôi xa người xa hơi thuốc cay/ Ngày mai tình sẽ bỏ tim này
Chiều em không tới hàng cây đã/ Nghiêng xuống tôi từng ngọn heo may)
(Tôi xa người như xa biển đông/ Như xa núi sông em bên kia suối/ Sương lên mênh mông
Tôi xa người xa tôi từ đây/ Lặng yên dấu xưa còn chân đá cũ/ Còn lời oán than)
(Tôi xa người xa môi rất tham/ Em như gió núi như chim ngàn
Em xa xôi quá làm sao biết/ Tôi âm thầm như cơn mê hoang)
(Tôi xa người xa không hờn oan/ Vườn tôi trăng lạnh đến hoang tàn
Nhớ ai buồn ngất trên vai áo/ Mưa ở đâu về như vết thương)
2. K. Khúc Của Lê, với cấu trúc (A/A/B/B’/A/A) lời ca bổ sung của nhạc sĩ Đăng Khánh ít hơn bài thơ gốc, và viết ở nhịp 4/4 nên dễ phổ biến hơn.
Ta thử phỏng đoán xem sự hình thành “K. Khúc Của Lê” ra sao:
a/ Cả 3 đoạn nhạc phổ đầu tiên (A/A/B) trên lời thơ hầu như được giữ nguyên vẹn:
(A) Tôi xa người như xa núi sông/ Em bên kia suối bên kia rừng
Em bên kia nắng bên kia gió/ Tôi một dòng sương lên mênh mông.
(A) Tôi xa người như xa biển đông/ Chiều dâng lai láng chiều giăng hàng
Những cây ghi dấu ngày em đến/ Đã chết từ đêm mưa không sang.
(B) Tôi xa người xa hơi thuốc cay/ Ngày mai tình sẽ bỏ tim này
Chiều em không tới hàng cây đã/ Nghiêng xuống tôi từng ngọn heo may.
b/ Cứ thế lần lượt các đoạn nhạc còn lại (B’/A/A), cảm xúc của ông vẫn được khai triển một cách liền mạch cho đến cuối bài, và lời ca ở 3 đoạn cuối này cũng được ông chắt lọc ngay từ chất liệu sẵn có trong bài thơ cộng với rất ít lời ca bổ sung.
(B’) Tôi xa người như xa biển đông/ Như xa núi sông em bên kia suối/ Sương lên mênh mông
Tôi xa người xa tôi từ đây/ Lặng yên dấu xưa còn chân đá cũ/ Còn lời oán than.
(A) Tôi xa người xa môi rất tham/ Em như gió núi như chim ngàn
Em xa xôi quá làm sao biết/ Tôi âm thầm như cơn mê hoang.
(A) Tôi xa người xa không hờn oan/ Vườn tôi trăng lạnh đến hoang tàn
Nhớ ai buồn ngất trên vai áo/ Mưa ở đâu về như vết thương.
c/ Vậy chính hồn thơ đã tạo cảm xúc giạt dào, mãnh liệt cho nhạc sĩ Đăng Khánh hoàn thành “K. Khúc Của Lê” trong một thời gian rất ngắn, không chừng chỉ qua một vài đêm thôi?
3. Tôi yêu cả 3 bài thơ phổ nhạc của ông “Em Ngủ Trong Một Mùa Đông”, “Lệ Buồn Nhớ Mi” và “K. Khúc Của Lê” nhưng, nếu hỏi yêu bài nào nhất thì chắc có lẽ không riêng gì tôi mà, nhiều người trong số quý vị cũng sẽ chọn “K. Khúc Của Lê”? xét về cả 3 yếu tố: giai điệu, tiết tấu và hòa âm.
Câu thơ giàu hình ảnh và chạm sâu vào đáy tim tôi nhất:
“Nhớ ai buốn ngất trên vai áo”
K. Khúc Của Lê, của nhạc sĩ Đăng Khánh được xếp vào loại Ca Khúc Nghệ Thuật, chỉ dành riêng cho các chương trình Nhạc Thính Phòng với thành phần dự khán chọn lọc và nghiêm túc.
Đã nghe “K. Khúc Của Lê” do ca sĩ Tuấn Ngọc thủ diễn rồi thì sau đó, ít có ca sĩ nào dám chạm đến nó.
Kính chúc BBT/DTL và quí độc gỉa nhiều sức khoẻ, bình an trong năm mới.
(Bích Anh)