Giữa-Chiều-Em, Quân Dữ Bỗng Quy Hàng

22 Tháng Chín 201312:00 SA(Xem: 4152)
Giữa-Chiều-Em, Quân Dữ Bỗng Quy Hàng

1.

Người đàn ông kéo ghế ngồi xuống. Bên ngoài khung kính phẳng, vài chiếc xe lác đác trôi, hắt những bụm hoa nước vào lề đường. Bầu trời xám, thắt những chiếc nơ trắng trên những ngón cây xương và, những búp sen đen bu quanh ngọn đỉnh dẫy trụ điện cao thế. Trận mưa nhỏ, dai dẳng, từng chập, từ nửa đêm, để lại chút óng ánh trên những ngôi nhà đổ nát, nằm nơi cạnh bên kia bãi trống.

khibatdau_600-content

Người con gái cúi xuống ly trà đá của mình. Chàng nhìn thấy bên trong vành tai nàng, những vụn tóc hạt huyền. Chàng tự hỏi: “Nên chăng những dấu răng trên vành bán nguyệt?” Chàng nghĩ tới miếng bánh mì ròn mỗi sáng, vắng lặng; mỗi khuya, lục đục mở lò, nướng tự mình. Chàng muốn đưa tay nhặt những vụn tóc khỏi ngấn cổ, khỏi chiếc gáy thoai thoải như sườn đồi xanh dẫn lên một mái tóc con trai. Nhưng, không. Điều gì, tựa niềm xúc động, điều gì tựa nỗi ngậm ngùi, xớt ngọt ngào những ngón tay chàng trong túi áo. Chàng sợ. Hạnh phúc như chút ánh sáng yếu ớt, sẽ tan. Sẽ tan. Sẽ tan. Sẽ tan. Nàng sẽ mất tích. Như nàng đã mất tích từ buổi chiều thứ nhất. Như em bỗng chốc biến khỏi cảnh tượng anh. Chàng sợ những ngón tay thô nhám, chạm lên lớp da thịt nhung lụa, nhiều phần, nàng khóc mất. Chàng sợ những giọt lệ muộn màng của một thất lạc trăm năm, gặp lại. Những giọt lệ tinh khôi, của đợi chờ, nghìn năm, sẽ chảy. Sẽ chảy thôi, trái tim ta, mọng chĩu mưa, mời.

Người con gái nói, “Em tìm anh khắp nơi.” “Khắp nơi?” chàng hỏi lại. Nàng quả quyết, gật đầu. Đôi mắt trẻ dại, như đôi mắt bê bò ngây thơ, ngơ ngác ngước lên bầu trời chín, rộng. Đôi mắt cỏ non. Hờn giận lấp lánh. Chàng từ tốn: “Dường như anh đã chỉ em biết, nơi ẩn náu bí mật của anh.” “Đâu cơ? Chỗ nào?”. Người con gái kinh ngạc. Đôi mắt quê nhà. Đôi mắt Sài Gòn. Đôi mắt Đà Lạt. Đôi mắt Trương Minh Giảng. Tú Xương. Phú Nhuận. Đôi mắt như một thứ của cải riêng của chàng, muốn ướt. Chàng vẫn từ tốn, “Đừng hư. Ngoan nào. Nhớ lại, thử coi...” Chớp động lá mi, nàng nói vội, tuồng để lâu, niềm oan ức sẽ làm nàng bỏ chạy: “Anh quên rồi. Anh chỉ cho ai? Một người nào. Một người nào? Đừng nói thế. Tội nghiệp em.” Người đàn ông lập nghiêm. Chàng chỉ nàng, “Hãy hỏi nơi gần với em nhất. Nơi em đang đặt tay lên đó...” Người con gái rời tay khỏi ngực mình, chỉ ngược qua chàng: “Trái tim?” “Đúng vậy.”

Người con gái bật cười. Tiếng cười nàng làm những nghi ngờ, oan ức bốc hơi. Nàng nói, thở ra, “Anh. Tội nghiệp em mà!”

Buổi trưa. Mưa quành bước. Mưa kéo dài từ chập tối trước. Mưa, như hạt giấy confetti thiếu những đôi vai kề / vắng những mái đầu nghiêng / để thả. Mưa thả trên tiếng cười nàng. Tiếng cười khua đập bàn ghế. Va đụng bờ tường. Tiếng cười không ấm nổi, những ngày đêm tựa những lát dao sắc lẻm, cắt nàng / cắt chàng / thành từng miếng chia ly. Chàng bảo, “Không ngờ ta gặp nhau.” Giọng chàng tái ngắt như ly nước đang trong, bị người khoắng lên bằng một viên thuốc tím. Đôi mắt chàng đăm đăm. Những chân trời vụt tối. “Cách gì rồi cũng phải chia tay.” Chàng nói một mình. Không phải với nàng? Chàng nói, như chàng vẫn nói, trong đêm, với sách, vở / bàn ghế / ti vi / cassette / những tàn thuốc rơi trên chăn gối.

Người con gái cúi xuống. Nàng lại cúi xuống ly nước của mình. Không biết ly trà đá của nàng có giữ được mầu hổ phách? Hay nó cũng đục lầm, khốn khổ?

“Tội nghiệp em,” người con gái ngập ngừng... Đôi mắt nàng vẫn gửi trên ly nước. Những viên đá đã tan. Niềm vui chưa kịp đóng băng, đã rã. “Anh đâu biết em khổ đến chừng nào. Không ai biết. Ngay cả anh. Chẳng bao giờ anh hiểu. Chính những lúc gượng cười, là những lúc lòng em đứt khúc. Chẳng bao giờ anh hiểu, em thèm biết bao, một phút, một giờ, một buổi, cho riêng em. Em là một con người, bình thường như mọi người, anh hiểu chứ. Anh hiểu chứ, em thèm bứt đi. Em muốn được là con diều, là quả bóng bay. Dù có bị đứt dây, ít nhất, cũng một lần tầng cao, ngó xuống. Một lần cũng đủ. Đã sao, nếu anh là người buông tay, cắt chỉ. Nhưng mà... Chẳng bao giờ anh hiểu, hằng đêm, em ca cẩm với Chúa. Em thở than với Người, sao không cho em gặp anh, sớm hơn. Sao Chúa không cho em, được sống đời em. Mà, đâu em có ước ao, có khát khao cảnh đời nào khác hơn, một bình lặng. Một mái ấm / Một tiếng cười / Một ngôi nhà / mà, mỗi khung cửa mở ra, đều trưng rất nhiều bánh kẹo. Đôi khi, em hỏi Chúa, nếu quả thật Người muốn em phải uống chén đắng thì, hãy cho em uống ngay đi. Uống ngay. Một lần / Rồi thôi / Rồi nhắm mắt / Rồi xuôi tay / Em rất vui, được về dưới chân Người. Em chẳng buồn, nơi đến, địa ngục. Nhưng không. Không anh ạ. Không... Tội nghiệp em. Đừng nhìn em như thế. Tội nghiệp em mà...”

Người con gái nói. Nàng nói, mê sảng. Nàng mộng du, trong khát khao, trong mơ ước, trong ẩn ức, đời nàng. Nàng nói. Tiếng nói tuồng vọng về từ cõi khác. “Tội nghiệp em. Tội nghiệp em. Em sợ. Em run sợ rồi đây này. Em run sợ lắm cơ... Đôi mắt anh. Đừng nhìn nữa. Cất chúng đi. Nếu không, em che mặt cho coi. Đừng nhìn nữa. Hỏi em đi. Ôm em đi. Tay anh đâu? Không phải sao?..” Người con gái nói. Nàng nói với ly trà đá / với mưa / với buổi sáng, đã qua / Buổi chiều chửa tới. Nàng nói với viên kẹo giả hình. Viên kẹo có lớp đường mỏng, giấu độc dược bên trong.

Mưa, hạt giấy confetti thiếu những đôi vai kề, thiếu những mái đầu nghiêng, để thả. Mưa thả trên tiếng nói nàng, “anh không biết. Chẳng bao giờ, anh hiểu, em không thể bước qua lằn vôi, tự mình vẽ lấy. Em không thể bước qua, rào cản quá khứ, hào lũy thời gian. Em tiếc. Em tiếc. Em tiếc...”

 

2.

Lạy Chúa, chỉ riêng Người, hiểu được những điều con chẳng nói.

 

3.

Bê bò của anh,

Bây giờ là hai giờ sáng. Mưa còn rơi, rất nhẹ trên nơi chốn chúng ta có với nhau một buổi chiều cạn, chắt lòng son. Bây giờ là hai giờ sáng. Giáng Sinh đã đi qua. Đêm thân thiết, lại về. Anh đang lắng nghe, tiếng chuyển động của lớp lò xo sắt ngoi ngóp dưới lớp vải nệm trũng. Anh đang lắng nghe, những lóng xương anh trò chuyện với lò xo, với nệm trũng. Gió vẫn lì lợm chiếc lược nghìn răng chải hoài mái tóc ướt nhem của đám cây me dại sân trường. Mưa, vẫn dài những ngón tay không sắc mầu, thoa miết mặt anh, hơi giá buốt.

Bây giờ, cùng gió / cùng mưa, những khoanh lò xo lăm le đâm thủng nệm vải, anh nhai lại buổi chiều. Anh nhai lại lớp cỏ non dự trữ từ bữa trước. Anh nhai lại lớp cỏ khô, để dành từ đêm qua. Để dành từ tháng cũ. Từ đời xưa. Từ kiếp khác.

Bê bò của anh. Bây giờ là hai giờ sáng. Bắt chước em (không có Chúa để hỏi), anh hỏi lấy mình, rằng, tay em đâu? Ôi những ngón khuôn thuôn, dắt đưa anh về vườn địa đàng, chết dẫm. Khu vườn của ông Adam. Khu vườn của bà Eva. Khu vườn của con rắn. Phải rồi. Con rắn. Chính nó. “Em không như Eva. Em không thích Eva. Sao bà không để ông Adam, là người tự mở lấy then cửa / đời khác?” “Ừ. Em. Anh cũng không thích con rắn. Tại sao ta cứ phải cần tới con rắn? Cần tới trái táo?” “Dù mắt anh có mù, dù tai anh có điếc: Anh vẫn còn nguyên vẹn sự linh mẫn của khứu giác. Thượng đế cho ta khứu giác để làm gì? Làm gì? Nếu không phải để ta đánh hơi mùi nhau. Mùi đồng loại 'ân cần.' Ừ. Anh cũng không thích ông Adam. Tại sao lại đổ lỗi cho trái táo? Trái táo nào, tự nó cũng vô tội. Trái táo nào, tự nó cũng vô nhiễm. Đừng kiếm cớ. Đừng đổ hô cho ông Adam? Anh không đồng ý. Đồng ý quá đi chứ. Anh đồng ý với em, để Adam, để Eva, đi chỗ khác chơi. Nếu cần, ta giữ lại con rắn. Cùng nữa là trái táo. Tại sao trái táo? Em không hiểu? Phòng khi em khát nước. Phòng khi em cần một cái gì để cắn, để nhấm nháp, lúc anh chưa có tiền lập xưởng sản xuất kẹo bánh, dành riêng cho em. Tạm thời. Ăn đỡ đi mà. Em nói sao? Cái gì? Con rắn hả? Để lúc buồn, để lúc không có em, nó sẽ thay em, quấn cổ anh. Nó sẽ dẫn đường, chỉ lối cho anh đi, mất tích. Bởi vì, con rắn, đừng sợ. Nó chính là ngón tay không đeo nhẫn. 'Tặng nhau chính ngón tay không đeo nhẫn / Và những tàn phai đầy tuổi tôi.' Em nói gì? Em hỏi sao? Ngón nào? Ngón đó đó. Đúng rồi. Chính ngón đó. Em quên? Quên. Quên. Hãy quên. Đừng nhớ. Bê bò. Chẳng niềm lãng quên nào biết phỉnh phờ. Chỉ trí nhớ mới đem lại cho ta lời xí gạt!"

Bê bò của anh. Bây giờ là hai giờ sáng. Anh đang nhai lại. Anh đang nhai bàn tay em. Bàn tay ấp trên một bàn tay. Bàn tay cam kết, thẳng thắn, trân trọng đặt trên mặt bàn định mệnh. Bê bò, anh đang nhai lại. Anh đang nhai lại bàn tay em. Bàn tay có mùi thơm của những lận đận mới lớn. Bàn tay có mùi thơm của tuổi thơ đứng khóc một mình. Bàn tay... Không phải bàn tay lặt rau. Bàn tay thái thịt. Bàn tay đếm tiền. Bàn tay ký check. Bàn tay trả bill. Bàn tay... Không phải đâu, bàn tay sưng sỉa, ướp đầy tỏi hành, nước mắm. Bàn tay. Nhớ không? Lúc những ngón củi khô, nắm lấy những ngón khuôn thuôn vô nhiễm?

Bê bò của anh. Bây giờ hai giờ sáng. Giáng sinh đã đi qua. Chúng ta không hề có lấy cho nhau một ngọn nến. Chúng ta không hề có lấy cho nhau một hồi chuông. Tám giờ tối (lúc đó, dường Chúa Hài Đồng chưa ra đời), anh nằm ngay đơ trên giường, lắng nghe hơi thở xôn xao của những vòng lò xo chuyển động dưới làn da, mệt mỏi, ám khói. Tám giờ tối. Anh nghe / Tiếng đồng hồ / Tiếng mưa / Tiếng gió / Tiếng cười / Tiếng ấm áp / Tiếng yêu thương / Tiếng quây quần / Tiếng những con bài quật xuống nệm / Tiếng gì đó. Tiếng ai? Vọng lại.

Bây giờ, hai giờ sáng. Hai giờ sáng của một ngày, đến sau Giáng sinh. Một ngày bẵng quên trong trí nhớ em. Giờ đây. Chúa đã giáng sinh. Chắc chắn thế. Giờ đây, các thiên thần đã mang tin mừng về trời. Anh vẫn còn đây. Anh và, những chiếc lò xo / hơi thở / trái tim cùng lăn trở, cùng đợi chờ, nụ hôn nhiễm tội.

 

4.

D-: Lậy Chúa, lúc này, ngay lúc này, con bỗng thèm biết bao nếu được ai kia, ném đá!

(Houston, Dec. 1994.)

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
14 Tháng Mười Một 202412:00 SA(Xem: 9183)
Vấn đề là khi sống, chúng ta có dám tách khỏi nguồn, thoát khỏi dòng, chọn lấy cho mình, đường bay độc lập?
30 Tháng Tám 202412:00 SA(Xem: 21332)
Tôi không biết phải bắt đầu từ đâu, ra sao, thế nào khi đứng trước khu rừng có quá nhiều những gốc lạ, quý? Khu rừng thuộc quyền sở hữu của người dựng thành đêm-từ-biệt…Trần.
24 Tháng Năm 202312:00 SA(Xem: 8860)
Hôm nay, cách nửa vòng trái đất, dù không hứa với ai, nhưng tôi biết, tôi sẽ nhớ (mãi nhớ) một phần đời chúng tôi, đã tháp nơi cây xà cừ “trấn môn” ngôi nhà 39 Lý Quốc Sư.
19 Tháng Năm 202312:00 SA(Xem: 5509)
Cùng với những vòng lăn cuối cùng xuống đáy vực 2010,
18 Tháng Tư 202312:00 SA(Xem: 17434)
Nhưng điều gì đã xẩy ra giữa Nguyên Sa và Sáng Tạo, khiến nhà văn Mai Thảo không che dấu bùi ngùi trước sự kiện tác giả “Thơ Nguyên Sa” chấm dứt cộng tác với Sáng Tạo.
07 Tháng Mười Hai 202212:00 SA(Xem: 6633)
Khi tôi tỉnh dậy, nắng đã òa, vỡ. Tôi không thể biết đích xác bình minh nứt vỏ từ lúc nào; chỉ trực cảm, đã lâu, dường rất lâu, tôi mới lại có một buổi sáng dậy muộn
07 Tháng Chín 20229:13 SA(Xem: 3289)
Hôm mới về đây, tôi thù ghét Túy vô cùng. Tôi nhớ mãi ánh mắt ra điều kẻ cả, đàn anh của hắn, nhất là giọng nói kênh kiệu.
20 Tháng Bảy 202212:00 SA(Xem: 6270)
Thưa chị Kim Huệ, chị hãy hãnh diện, có một người chồng, như Nguyễn Hữu Khang.
22 Tháng Sáu 202212:00 SA(Xem: 8259)
Bạn tôi nói, bạn tôi muốn thay hai chữ “đời sau” bằng “làm thơ”. Bạn tôi giải thích với hai chữ này, bạn tôi tự nhủ, bạn tôi cũng đã vừa…“làm thơ” trong hoàn cảnh đang mê mê với công việc của mình!!!
22 Tháng Sáu 202212:00 SA(Xem: 8679)
Pleiku, với tôi, chính là thành phố tự thân, có được cho riêng nó, cái nhan sắc đằm thắm. Kín đáo ấy. Mặc dù dư luận hay thành kiến, từng ghi nhận đó là nơi lưu đầy của những người kém may mắn.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 21332)
Tôi không biết phải bắt đầu từ đâu, ra sao, thế nào khi đứng trước khu rừng có quá nhiều những gốc lạ, quý? Khu rừng thuộc quyền sở hữu của người dựng thành đêm-từ-biệt…Trần.
(Xem: 16075)
Đề cập tới sự nghiệp âm nhạc giá trị của cố nhạc sĩ Phạm Đình Chương, nếu chỉ nói tới khía cạnh thơ phổ nhạc (dù cho ông được ghi nhận như một thiên tài) mà không đề cập tới những lãnh vực khác, tôi cho là một thiếu sót không thể tha thứ.
(Xem: 17730)
Tuy nhiên, thế hệ 1940-1950, cũng lại là thế hệ cung cấp cho văn chương miền Nam 20 năm, những bài thơ, những trang
(Xem: 10447)
Loạt bài của Nguyên Vũ / Vũ Ngự Chiêu được độc giả, nhất là giới quân nhân đón nhận nồng nhiệt
(Xem: 18967)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 5285)
Tôi mượn câu thơ kết trong bài 'Đêm, nhớ trăng Sài Gòn' của Du Tử Lê để làm tựa cho bài viết này, bài viết về ông: Du Tử Lê - một nhà thơ có tầm ảnh hưởng lớn đối với văn chương Việt Nam.
(Xem: 1976)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 2586)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 2370)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 23692)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 20138)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 8956)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 10046)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 9331)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 12505)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 31954)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 21622)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 26757)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 24170)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 22978)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 21117)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 19045)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 20266)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 17782)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16847)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 26069)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 33357)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 35668)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,