VÕ CÔNG LIÊM - Salvador Dali Siêu Thực Hay Siêu Tưởng

12 Tháng Sáu 201212:00 SA(Xem: 14287)
VÕ CÔNG LIÊM - Salvador Dali Siêu Thực Hay Siêu Tưởng

 salvador_dali-content-content

 Trong bộ môn văn học nghệ thuật nói chung, trường phái siêu thực hầu như đậm nét đối với hội họa. Surrealism [sạ.rẽ ’.al.iz.ạm] ra đời vào đầu thế kỷ XX, đánh dấu giai đoạn nghệ thuật và văn chương về cái gọi là tiềm thức phát khởi trong mọi hình tượng giữa thực và ảo, đều được cấu tạo trong một tư tưởng siêu nhiên. Vậy siêu thực nói lên cái gì? -Một tư duy độc lập, không qua một quy luật nào, không ước lệ qui cách, không dính dáng vào những trạng huống hiện thực nào cả, nó tợ như mơ. Siêu thực là một nghệ thuật chuyển động, dựa trên cơ bản sáng tạo nghệ thuật cảm hứng qua giấc mơ và tư duy tiềm thức.
Surrealism an art movement based on creating art inspired by dreams and subconscious thoughts.
Hậu thế chiến I. Ở Paris người ta đã tìm kiếm một con đường sáng tạo mới để thay vào đó một thế giới mù tăm mà xưa nay họ đã đánh mất đi ý nghĩa đích thực của nghệ thuật, vốn lắng đọng trong tiềm thức. Nhóm ‘sáng tạo nghệ thuật’ nầy được mệnh danh là trường phái siêu thực, danh xưng nầy gắng liền với đam mê của cá tính sáng tạo để chứng tỏ cõi ‘ngoài kia / beyond’ là hiện thực hoặc điều đó như thấy rằng có nhiều điều hơn cả những thứ bình thường và gần như thực tế
hơn cả bình thường.

person_at_the_window-_salvador_dali-content-content

André Breton; lãnh đạo trường phái siêu thực, nói rằng; chủ nghĩa siêu thực là một diễn tả về chức năng sống thực của trí tuệ (the true functioning of the mind).
Dưới dạng thức bề mặt tư tưởng của chúng ta, những thứ đó nó chìm lắng trong cảm tính tiềm thức và ý tưởng. Điều nầy như một biểu lộ tự nó trong khi đó chúng ta phải tạo ra một cái gọi là ‘ngữ nghẹo của miệng lưỡi / slip of the tougue’ và nói lên một vài điều mà điều đó chúng ta không có ý muốn nói. Tiềm thức đó thường xẩy ra trong mơ với chúng ta. Và nếu như chúng ta là con người siêu thực của : văn, thi, âm, họa, kịch, điện ảnh hoặc một vài nghệ sĩ nghiệp dư chăng nữa; thì là điều làm cho chúng ta hào hứng để chìm vào trạng thái hôn mê đó như được bày tỏ một cái gì sáng tạo của nghệ thuật. Thực như thế; bởi trong ta ‘mùi hương đâu đó, sắc màu đâu đây’ đã phát tiết tận đáy của tiềm thức,’bốc hơi’ qua trí năng để rồi bắt chụp bằng tri giác, gây nên chuyển động ý thức, đi vào bằng một trí tuệ hiện thực, tập trung vào lãnh vực nghệ thuật cái đó gọi là siêu thực.

“Mục đích thật sự của khuynh hướng siêu thực là không tạo ra cái thứ văn chương mới, một thứ nghệ thuật mới, ngay cả hoạt động thuộc triết học, nhưng đây là một phát sinh qui luật xã hội, đem lại một chuyển thể cuộc đời như tự có”
(The real purpose of surrealism was not to create a new literary, artistic, or even philosophical movement, but to explode the social order, to transform life itself. (Luis Bũnuel. Filmmaker.).

Siêu-Tưởng/super-thoughtness: bắt nguồn từ trí năng, một tư duy vượt thoát ra khỏi giới hạn bình thường, phản ảnh một nội tại bung phá, một trí tuệ tự do, một ý tưởng vượt ý tưởng, một quyết định nghiêm chỉnh, trong một suy tư trầm lắng và cẩn trọng. Trường phái siêu thực đưa tới một cuộc cách mạng văn học, những lý thuyết của Sigmund Freud đào ra (mine) ý thức sáng tạo trong vị trí của tiềm thức và sau đó xuất hiện nhiều kỳ lạ khác như Magritte, Miró, Dalí và kéo theo những văn nghệ sĩ khác vào những năm 1930-1940 như trận bão lớn lôi cuốn không biết bao nhiêu là trí tưởng mới của đám nghệ sĩ trẻ, kể cả thời nay.

Những người theo phái siêu thực phải nói đến Salvador Dalí; ông là họa nhân, một người làm phim ảnh, một nhà thiết kế, một nghệ sĩ trình diễn và cũng là con người lập dị từ tinh thần đến thể chất, tự ông sáng chế cái ‘mô thức’ riêng cho mình. Từ đó ông nổi tiếng và xem như thánh hóa (icon) của nghệ thuật, một cái nhìn nóng bỏng rờn rợn (melting watches) của giới hội họa và giới thưởng lãm. Một hình ảnh khác lạ, một hình tượng làm nên một sự thông suốt tư tưởng, dù là kỳ cục - điều đó giúp cho chúng ta định nghĩa một cách xác quyết về những viễn ảnh trung thực của trí tưởng-. Siêu tưởng của Dalí không còn là quái dị như những người có cái nhìn vào nghệ thuật trước đây, đặc biệt hội họa của Dalí có cái gì ‘Melting Watches’ quái đản nơi tranh ông vẽ. Đó là nguyên cớ nội tại của Dalí , một thứ nghệ thuật bung phá (art rebels) mà ông là người dẫn đầu cùng với thế hệ đi trước. Hiện tượng đó là dòng chảy kết nối với trường phái siêu thực để trình bày một ‘cuộc chơi’ tợ như một nhục thể tuyệt mỹ của nghệ thuật ‘exquisite corpse’ được bao gồm mọi bộ môn, trong đó thể thơ siêu thực cũng được sắp xếp như một sáng tạo siêu-thực-thơ.(xin đừng nhầm những thể loại thơ ngày nay được diễn tả hay cảm hứng xuất thần qua hình thức khác, điệu bộ khác đều cho là siêu-thực-thơ . Không hẳn thế!. Not quiet! Not quiet yet! Khổ quá nói mãi!)

Vậy thì siêu thực hay siêu tưởng đều nằm trong phạm trù nghệ thuật, không riêng hội họa. Một thứ siêu lý của tiềm thức, một dạng thức gần như ‘mơ’, cái mơ của tiềm thức, chớ không phải mơ của cõi-đi-về (dreaming-day), cái mơ của siêu thực nó biến dạng qua nhiều hình thái khác nhau, gọi chung là giấc mơ toàn năng (the omnipotence of dreams).

Tuyên ngôn đầu tiên của trường phái siêu thực vào năm 1924 và lần thứ hai vào năm 1930; một nỗ lực đáng kể của những nhà thi văn André Breton, Paul Eluard và Pierre Reverdy, họ sắp xếp có hệ thống để mang lại bầu không khí đúng nghĩa của siêu thực, trong lúc hoạt cảnh nghệ thuật đang ở thời kỳ hỗn mang. Khuynh hướng siêu thực là dựng lên cái hình ảnh ‘nhớ lại’ của những đường nét bất ổn, không hòa hợp của ảo giác, cái nghịch cảnh hiện hữu của con người. Bao gồm cả văn chương và cả thị giác hội họa; tạo nên mâu thuẩn và vô lý, những thứ đó mở đường cho trường phái bức xúc của Dada sau nầy…

Một lần nữa; Preton định nghĩa về khuynh hướng siêu thực như sau: “ một tâm lý bộc phát vô tư trong sáng” (pure psychic automatism). Đó là lời nói; nhưng văn nghệ sĩ thuộc trường phái siêu thực có thể ‘đào, đục, bới, xúc’ dưới mực độ của tri thức trí tuệ vượt thoát ra khỏi mọi sự kiểm soát qui ước, cản ngăn của lý thuyết hay tâm lý xã hội; để đi tới sự sinh sôi nẩy nở của trường phái siêu thực.

Trái lại; tự do phóng đảng là thái độ, kiểu cách của Dalí, cái lập dị coi thường đời là một cử chỉ vô luân ở nơi ông, đó là lối tự cao, tự đại ở Dalí. Dù rằng những hình ảnh tối tăm khó hiểu qua tranh vẽ đầy tráng lệ, diễm ảo kia là ông muốn tìm kiếm cõi riêng cho mình đứng với con đường siêu thực như thể trình bày một kiểu thức làm dáng và chứng minh được sự say mê nghệ thuật của Dalí.

Đề cao, tán tụng, thổi phồng lên để nói về con người có ‘chứng cuồng ám’ của Dalí và điều đó hoàn toàn không dính dấp gì là phản bội luân lý đạo đức cả; Dalí mặc nhiên trước hoàn cảnh, bất chấp luật điều tôn giáo hay chính trị xã hội; chính cái lối sống khinh mạng đó đã gây khó khăn phần nào trong thời nội chiến Tây Ban Nha mà Salvador Dalí ít nhiều bị vạ lây.

Đó là biến động lớn về hai mặt tâm lý và sáng tạo của Dalí vào những năm 1927/1929, một sự trùng hợp giữa tác phẩm của ông với chủ nghĩa siêu thực. Thời điểm đó những tác phẩm của Dalí lên tới đỉnh cao; một phiêu lưu cực kỳ táo bạo và cũng là niềm ao ước vô biên của Salvador Dalí. Ông chịu ảnh hưởng nặng nề về ‘cái mơ/dreams’ và ‘trí tuệ vô thức/unconscious mind’; của chủ nghĩa tượng trưng ‘phái Freud’ và hợp cùng những yếu tố khác để sinh ra những hình ảnh lạ thường, những thứ đó tạo thành một nhãn quang tương xứng của ảo giác với đầy đủ kinh nghiệm sẳn có trong ông.

Bước Vào Tiềm Thức
Nghệ thuật của Dalí là lià xa những tập quán cố cựu, những đề tài đóng băng để hướng tới con đường sáng với những gì tợ như mơ trong tác phẩm của trường phái siêu thực. Ở vào những năm 1927/1928 một số tranh Salvador Dalí chịu ảnh hưởng kiểu cách siêu thực (the surrealistic styles) của một số họa nhân Jean Arp, Joan Miró và Yves Tanguy. Một vài họa phẩm của Dalí tạo nên những đốm loé (blob-like) sắc bén, phá thể của giấc mơ hãi hùng ngay cả giấc ‘mơ-mộc- đè’(nightmarish). Dù tranh của Dalí với màu sắc, chất liệu trong sáng cở nào cũng không để lại một cái gì dịu êm mà chứa đựng hình ảnh khiếp đảm trong đó; tuy nhiên vẫn cho chúng ta nhận ra được một cái chứng có tính cách mắc bệnh (affected Dalí’s) giả tạo trong toàn bộ bố cục xây dựng của Dalí !
Hoàn cảnh của người nghệ sĩ trẻ Dalí làm cho Eluard và Breton muốn khám phá cái gì là vô thức trí tuệ để áp đặt vào ngòi bút của họ có một gì mới lạ trong tư duy vừa hiện sinh (existential) vừa siêu hình (metaphysical) một kích thích lắng đọng trong tiềm thức. Mô thức đó họ gọi là cách viết bộc khởi vô thức (automatic writing) mà vẫn giữ được lối viết bình dị, giản đơn cho dù phát khởi đột ngột qua trí năng mà không đứng lại để chọn ‘con chữ’ hay ‘văn-phạm-từ-chương’, mà để cho dòng chảy đi vào tiến trình của bộc phát. Cái cung cách diễn đạt như thế chắc chỉ có một tài danh siêu tưởng mới nói lên được chất liệu của tiềm thức mà thôi; đó là Salvador Dalí (*).

les_elephants-_salvador_dali_0-content-content

Ngoài những họa phẩm siêu tưởng, Dalí còn viết văn, làm thơ. Hai thứ nầy cũng chứa khá nhiều chất siêu hình và siêu tưởng không ít. ‘Dạo chơi’ một vài câu thơ bí ẩn của Dalí xem có cái ma quái trong đó ? :
 Cặp đùi người bạn gái tôi qùi xuống khói bốc hơi
 Đường tan trong nước, nhuộm đỏ với máu me
 và nhảy tưng tưng như con rận.
 Người bạn gái tôi có cái đồng hồ đeo tay làm bằng bùn nhão.
 (vcl phỏng dịch)

( My girlfriend’s knees are of smoke. / The sugar dissolves in the water, is tinged red / with the blood / and jumps like a flea. / My girlfriend has a wristwatch made of puddy.)
Từ đó Dalí bị lôi cuống vào trường phái siêu thực; ông bắt đầu đẩy con thuyền mộng ảo của ông đến gần với văn nhân, kết thân hữu với Fredrico García Lorca. Dalí quyết định điều đó, dù ông đã thu hút những kỷ thuật của các bực sư tổ ngày trước; do đó tranh ông vẽ phải nói lên được tính hiện đại và đầy đủ những gì của hiện tại cũng như tương lai. 1920 Dalí cho đó là thời kỳ tân hiện đại nhất thế kỷ đã phát sinh ra nhiều hiện tượng khác lạ. Dalí hài hòa vào hai giòng tư tưởng cũ và mới, giờ đây Dalí sẳn sàng ký thác đời mình để đi tới một hiện hữu của khiá cạnh tân nghệ thuật. Salvador Dalí xác nhận rằng; muốn có một sáng tạo riêng mình là phải cách ly mọi đối tượng, cách ly tình bạn với García Lorca…
Trong loạt tác phẩm của Dalí, người ta tìm thấy con người thực trong tranh của Dalí, qua bức tranh nầy; “Những Ngày Đầu Mùa Xuân/The First Days of Spring” một sự thật xuyên suốt vào thế giới siêu thực được trải ra trong tranh với những dấu hiệu cho thấy rằng đã nổi lên những gì thuộc tiềm thức của ông. Dalí vẽ lên đó cả giòng đời đã qua của ông, những dấu tích của tuổi thơ. Đây là bức chân dung tự họa đắc ý của Salvador Dalí.
Một họa phẩm khác: “Máy Móc và Bàn Tay/Apparatus and Hand” hoàn toàn có âm hưởng chất Freud trong đó; say sưa trong tư tưởng mộng ảo với một trí tuệ siêu tưởng (tiềm thức) Dalí vẽ tranh nầy năm 1927, diễn tả một số lượng giống như mơ (dreamlike) một trạng thái bềnh bồng xuất hiện trong tranh, có thể đó là hình ảnh mơ của S. Dalí.
the_last_supper-_salvador_dali-content-content

Siêu thực là thích được gần bên nhau (Surrealists liked to Juxtapose), một đối tượng hoàn toàn không liên can trong cái mới để tạo ra ngạc nhiên, nó hiện thực của tâm thức vô tưởng nằm dưới dạng lắng đọng cũa tiềm thức, hòa nhập vào nhau và gần kề như một thể tương hợp với tư duy.
Salvador Dalí và René Magritte cũng như những họa nhân siêu thực khác cố gắng bày tỏ cái hình ảnh siêu thực như để gợi lên cái trạng thái quái lạ trong mơ. Diễn trình đó như liên can vỗ vào cái dấu hiệu của giấc mơ. Một phương cách khác tạo nên cái cảnh như mơ để bày tỏ sự biến hình kỳ lạ mà những dữ kiện đó đưa tới một hình thái hóa thân, một kiểu thức tan biến, hòa nhập và có những thay đổi khác nhau. Cái mô hình nầy xẩy ra trong lý tính của họa nhân và thi nhân. Cả hai môn phái nầy đều xuất hiện trong thế giới siêu hình đề trở thành trường phái siêu thực của họa và thơ. Nói cho đúng nghĩa thì mộng (dream) nằm trong vị trí linh động của tâm thức gợi nhớ, biến dạng thành mơ; phần khác thúc đẩy bởi tiềm thức mỗi khi ‘thức dậy’.Tạo thành một cảm giác giống như mơ của siêu hình học.
Another method of creating a dreamlike feeling was to show strange transformation, things can also go into metamorphosis.
Siêu thực cũng thường bắt gặp cái gần gũi bên nhau và cái sự không ăn khớp bên nhau, nhờ vậy mà sanh ra một thứ nghệ thuật như-mơ. Bên-nhau/Juxtaposition là vị trí của hai vật thể gần bên nhau, cái sự cớ đó trông bình thường mà không dễ gì tìm thấy với nhau. Ví dụ: một cây viết chì và một vũ trụ hành tinh có thể là một liên hợp lạ. Đôi khi mơ đó là đối tượng đầy đủ cho một vật thể nào đó ở một nơi đâu đó mà nó không tìm thấy một cách bình thường. Những vật thể lạ kỳ xuất hiện là có ý gán cho một cái gì không đúng nhịp với nhau.This strange appearance of objects is referred to as dislocation. Dù dưới dạng thức nào của ‘juxtaposition’ đều không đập vào nhãn lực của người xem một cái gì không thuận lợi đối với ý thức không giống nghệ thuật. Quên đi rằng những thứ nầy (thơ,họa,văn) nó nằm lịm trong trí tuệ tiềm thức (subconscious minds). Ở đây vai trò của siêu thực không phải làm nên ý thức cảm quan, ngược lại siêu thực là một nỗ lực tạo ra cách diễn đạt và chính cái mảng nghệ thuật đó là một cái gì hết sức vô nghĩa. Vô nghĩa, vô lý, vô cớ là cốt đi tới một nghệ thuật siêu thực (Surrealist Art).

 Dalí và Tâm Thức Siêu Thực
Thế nào gọi là tâm thức siêu thực (Conscious Surrealists). Đó là những tàn tích tồn tại, nằm trong một tri thức cô đọng, một tri thức chìm, một dạng vô thức của siêu thực vật thể, nghĩa là ‘mơ’, một vật thể bình thường nhưng đôi khi xuất hiện như hình thức bóp méo, uốn vặn hoặc tréo ngược: Chiếc muỗng canh có thể có cái đuôi hoặc cái ghế có thể chiếm hữu bởi cánh tay. Đó là một trong những cách đạt tới mục tiêu của siêu thực để tạo thành nghệ thuật, một biểu lộ độc đáo của thế giới mơ mộng. Tất cả những dữ kiện xẩy ra là chứng nhân cho một ý niệm (concetp) một ý niệm thuộc nội tại được ướp xác dưới mộ chôn trong ‘kim tự tháp’ của trí tuệ, một sự trầm lắng vô biên của tâm hồn, đó là bề mặt của tiềm thức, một khả năng tuy vô thức nhưng hữu thức đối với trí năng. Một tiềm thức bừng sáng để sáng tạo cái mơ hiện thực, những đặc điểm đó qui vào một tâm thức sống động để biến hóa tự do vào cõi siêu thực. 

Đối với Dalí là một vượt thoát từ nội tại đến thể chất, một bung phá mà con người ông thường trực với nội tâm, Dalí chỉ mượn nội giới để tháo gỡ ràng buộc, những thứ đó tiềm tàng bấy lâu nay, đưa dẫn Dalí vào cõi mộng, sống với mộng, trao đổi với mộng để biến mình trở nên cuồng tính với tư duy. Xuyên qua những giấc mơ bấn loạn tâm thần. Điều nầy Dalí ghi nhận nó như nguồn cơn đưa đường dẫn lối từ tiềm thức và tự nhận thức lấy điều đó như đã xẩy ra. Có lần Dalí nói: ”Khi bạn là con người siêu thực bạn phải hòa điệu vào với nó. Tất cả những cấm kỵ, cưỡng ép là ‘tử cấm thành’ hoặc cách khác như thử liệt kê để phải làm những điều tuân thủ”.(When you are a surrealist you have to be consistent about it. All taboos are forbidden, or else a list has to be made of those to be observed).

Dalí lý giải thêm rằng cái gì Breton thực hiện như một trạng thái hình thức hợp lệ, một trạng thái ‘đế vương’ siêu thực trong thi tứ, những thứ đó Dalí cho là rỗng, nhưng cái đó chỉ là điạ hạt nho nhỏ dùng làm căn nhà bắt giữ của những gì mắc phải tội lỗi.

Trái lại; Dalí tự bảo vệ cho chính mình và nói rằng nếu siêu thực là thật sự tin tưởng được thì thứ nghệ thuật đó sẽ là cơ bản của những giấc mơ và tư duy của tiềm thức; bất luận dưới giấc mơ hay tư tưởng của tiềm thức những thứ đó phải xuất hiện như một nghệ thuật thẩm mỹ đầy vẻ mỹ quan chớ không còn là tưởng tượng hay mơ, sự cớ như thế được coi là chứng thực của siêu thực. Tự bày tỏ hay tự diễn tả có thể không phải là lời lẽ chỉ trích hay phê phán. Vậy ai là Breton có cái quyết định về những gì chấp nhận và những gì không chấp nhận? Ý của Dalí là nói lên sự cớ vô lý về việc duyệt xét tư duy của cá nhân(!).
Đã một lần Dalí diễn tuồng trong vai trò một đứa con trai hư hỏng. Ông cố diễn đạt trọn vẹn nhân vật như để đi xa hơn và nhận thấy qua từng vai trò, qua từng nhân vật; đó là những bài học cần thiết mà ông rút tiả để dựng lên cơn-mơ; dựng lên một chỗ đứng cho nghệ thuật, mà trong những thứ đó như có tính cách chính trị xen vào. Đó là lý do sau nầy ông lánh xa để sáng tác cái phương hướng đi tới.

Những gì xẩy ra cho trường phái siêu thực. Có hai cái nhìn khác nhau về đường lối nầy:
Một số người hiện sinh cho tư tưởng tiềm thức và suy tư là cõi riêng thuộc nghệ thuật của họ, chả quấy ai để phải phân đoạn luận về họ. Kỷ thuật nầy được gọi chung là tự khởi, tự chủ động, tự quản, tự vô thức hóa, chủ nghĩa tự khởi (automism) là lối viết tự nhiên, bộc phát như kiểu A. Breton và một số văn nhân khác. Rất nhiều nghệ nhân chia sẻ phương hướng nầy.Họ cho rằng đường lối tự khởi, như thử là đụng đến cái cảm giác của trừu tượng mà chỉ có cách đó mới chụp được cái hình ảnh tư duy của tiềm thức mà thôi. Cái nhánh của siêu thực trở thành chủ nghĩa siêu ấn trừu tượng (abstract expressionists).

Nhóm thứ hai thuộc trường phái siêu thực như Dalí tin tưởng rằng cái gì thuộc vô thức tự khởi thường lấy ra từ tiềm thức và những hình ảnh thuộc bề mặt của tư duy tiềm thức, nhưng đây là việc làm của người nghệ sĩ để đi tới phân đoạn luận và làm sáng tỏ hình ảnh siêu hình đó như trường hợp Freud đã đưa ra. Dalí vượt qua cái phương pháp có chất cuồng ám của ông mà cốt tạo cái nhìn vào thế giới độc đáo của nghệ thuật và tạo được muôn màu, muôn sắc hình ảnh sống thực như một sự mở màn cho một cái nhìn say đắm để nối liền với trạng thái của giấc mơ. Đây là một sự kỳ diệu với đôi tay khéo léo, duyên dáng mà ông đã vẽ lên trong tranh của ông. Bàn tay vẽ như chớp được những tấm hình của giấc mơ.
 “Hand-painted Dream Photographs”

Lúc nầy; Dalí thật sự tránh xa mọi thứ, buông xuôi với nhóm siêu thực mà đã một thời ông lao vào để rồi nhận lãnh không biết bao điều phản đối, chê bai và tẩy chay họa phái của ông; giấc mơ của ông phát tiết từ tiềm thức là một tâm thức siêu thực đã làm bấn loạn cái nhìn của người thưởng ngoạn. Dalí đưa tay vấn vo bộ râu cá chốt trên mép và mỉm cười với thế gian dưới những họa phẩm của ông. Vẫn ít ai hiểu thấu đáo linh hồn nhà danh họa nầy!

VÕ CÔNG LIÊM (ca.ab. mùa phụcsinh 4/2012)

(*) Dalí, Salvador Felipe Jacinto. Sanh: 1904 tại Figueiras, Spain (Tây Ban Nha).
Chết: 1989 tại quê nhà. Nhiều lần triển lãm tranh trong và ngoài nước. Ông trở thành nhà danh họa thế giới với nhiều viện bảo tàng về ông.

SÁCH ĐỌC:
- Salvador Dalí and the Surrealists by Michael Elsohn Ross. Published by Chicago Review.2003 Ill..USA.
- Art of the 20th Century. Benedikt Taschen Verlag. Bonn. Germany 2000.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
07 Tháng Tư 20249:05 SA(Xem: 281)
Ngày nhỏ chúng tôi căng miệng hát một cách thích thú bài nhạc chế
27 Tháng Ba 20248:29 SA(Xem: 353)
Ai là một ví dụ có ích cho những cố gắng của các nhà văn đương đại viết tiếng Việt,
16 Tháng Hai 20244:27 CH(Xem: 882)
Cuối cùng thì, sau hơn bốn mươi năm vắng mặt, Ly Rượu Mừng của nhạc sĩ Phạm Đình Chương lại được, giờ đây, rót đầy tràn ly, trên tay mỗi người dân nước Việt, cùng nâng lên, cùng hát vang, cùng chúc vang một mùa xuân:
15 Tháng Hai 20242:26 CH(Xem: 1257)
Ngô Thế Vinh là một tên tuổi đã thành danh ngay từ trước năm 1975 tại miền Nam Việt Nam.
25 Tháng Giêng 20249:05 SA(Xem: 982)
Với tôi, Phạm Duy là Người gieo hương.
15 Tháng Mười Hai 20234:33 CH(Xem: 1049)
“Người đi qua đời tôi / Hồn lưng miền rét mướt / Đường bay đầy lá mùa / Vàng xưa đầy dấu chân / Lòng vắng như ngày tháng…”
08 Tháng Mười Hai 20239:13 SA(Xem: 1029)
Thơ bà, hòa trộn giữa nét âm trầm, sâu kín, dịu dàng của xứ Huế và nét xông xáo, cởi mở, sẵn sàng đón nhận, hóa giải nhẹ nhàng mọi vấn đề của kiểu Sài Gòn,
21 Tháng Mười Một 20239:39 SA(Xem: 1157)
Năm 1997, bố tôi, nhà thơ Trần Dần mất tại Hà Nội.
11 Tháng Mười Một 202312:00 SA(Xem: 8364)
Tôi gặp bà lúc nhà thơ Huy Cận còn tại thế. Hai lần gặp, bà như cái bóng bên cạnh chồng.
05 Tháng Mười Một 20233:49 CH(Xem: 1123)
Trong âm nhạc, Từ Công Phụng là một trong những nhạc sĩ rất đặc biệt,
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17070)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12277)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 19000)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9182)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8361)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 623)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 995)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1186)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22480)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14021)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19190)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7905)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8823)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8504)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11072)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30724)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20821)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25519)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22916)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21740)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19798)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18061)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19261)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16926)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16118)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24515)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31963)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34938)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,