Vài Khuôn Mặt Tiêu Biểu Của Mạch Ngầm Văn Chương Nam Bộ (Kỳ 2)

18 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 12812)
Vài Khuôn Mặt Tiêu Biểu Của Mạch Ngầm Văn Chương Nam Bộ (Kỳ 2)

 

binh_nguyen_loc_rgb-content-content

 

Nói tới văn chương Nam bộ, là nói tới chiếc chìa khóa căn bản của dòng văn chương này như ngôn ngữ và, văn phong đặc thù. Nhưng sự khác biệt giữa hai dòng văn chương Nam bộ và miền Bắc di cư, không chỉ nằm nơi những vận hành tự nhiên của ngôn ngữ, biểu thị những mô tả, tình cảm, ưu tư của con người trong cuộc sống, cái chết.

 

Cụ thể như, nếu dòng văn chương miền Bắc, về hình thức, mưu cầu đạt tới những kỹ thuật mới mẻ, tân kỳ; mô phỏng theo những trào lưu văn học Tây Phương, từ lãng mạn qua tới tượng trưng, siêu thực hoặc cận đại hơn như trào lưu tiểu-thuyết-mới, hay phong trào văn chương hậu-hiện-đại, thì các nhà văn Nam Bộ dường chỉ bận tâm về hiệu quả chuyển đạt hay sự tương thông dung dị, gần gũi giữa nhà văn và người đọc mà thôi.

 

Một trong những nhà văn Nam Bộ, nổi tiếng trong 20 năm Văn Học Miền Nam là Sơn Nam. Ông có một truyện ngắn rất phổ biến, nhan đề “Tình nghĩa giáo khoa thư.” Chuyện kể chuyện phái viên một tờ báo ở Saigon, lặn lội về một xã nhỏ thuộc tỉnh Rạch Giá, để tìm một độc giả đã thiếu tòa soạn tới 6 tháng tiền báo dài hạn. Tác giả ghi lại phần mô tả của ông xã trưởng về nhân vật được tìm kiếm như sau:

 

“… Anh ta nói có dây có nhợ, tích người học trò nghèo tên là người Thừa Cung gì đó... chăn heo; ông quan đại thần Lý Tích đích thân nấu cháo cho chị ăn dè đâu bị lửa táp cháy râu. Chưa hết đâu, thầy phái viên ơi! Hễ gặp ai say rượu anh ta nói một hơi như thầy chùa tụng kinh, có ca có kệ. Cái gì mà các anh hãy trông người kia đi ngoài đường, mặt đỏ gay, mắt lờ đờ... “Thầy phái viên cười lớn, nhịp mạnh tay xuống bàn ba bốn lần như đánh trống chầu hát bội, đôi mắt sáng ngời, chân nhảy nhót như con nít: “- Hay quá! Hay quá! Tôi thăm ông độc giả đó mới được. Ổng làm thầy giáo hả thầy? Nhờ thầy đưa tôi đi tới gặp mặt. Ngộ quá hen! Ừ! Ừ!” (Trích “Những truyện ngắn hay nhất của quê hương ta,” trang 508, Sóng XB, Saigon 1974.) (1)

 

Cả đoạn văn người đọc không thấy một so sánh hay liên tưởng tân kỳ nào, ngoài những hình ảnh và, những ngôn từ rặc chất Nam Bộ.

 

Lại nữa, các nhà văn Nam Bộ tuồng cũng không chú tâm lắm tới phần tả cảnh (nhất là với các truyện ngắn.) Đa số chỉ chú trọng những chi tiết về nơi chốn, dữ kiện cụ thể,

 

hầu giúp người đọc cảm nhận câu chuyện được kể là có thật. Thí dụ truyện ngắn “Chuyện tình” của nhà văn nổi tiếng Ngọc Linh, với hình thức nhập đề trực-khởi:

 

“Tôi cầm hai quyển tiểu thuyết 'Cuốn theo chiều gió', sắp hàng đứng trước quầy thu tiền và xếp lá phiếu ghi giá lên quầy theo thứ tự, chờ tới phiên mình trả tiền. Hôm nay sắp bãi trường, nhà sách Khai Trí thật là đông. Mọi người đứng chen chân với nhau để lựa sách. Bà chủ vốn là người điềm đạm, ít nói mà có lúc cũng lên giọng: '- Xin lỗi! Ông chờ một chút! Chưa tới phiên mà!' Đứng trước tôi là một cô gái rất đẹp, mặc đầm, áo sơ mi trắng, jupe soirée màu xanh đậm, tóc xoã mượt mà ngang vai. Nhìn thoáng qua đã thấy có cảm tình. Cô ta ôm một chồng sách trên tay, cao gần tới cổ, có hơn 10 cuốn sách dày, bìa cứng. Khách mua hàng càng chen lấn, cô càng xoay xở khó khăn. Đứng đợi lâu quá có lẽ mỏi tay, nên cô gái đặt chồng sách. Người bán hàng ngó cô, cô mỉm cười lấy lòng, chớ không nói một lời…” (2)

 

Ngay nhà văn Bình Nguyên Lộc, một tên tuổi hàng đầu của văn giới Nam Bộ, trong truyện ngắn nổi tiếng “Rừng mắn,” mở đầu truyện, tuy có mô tả cảnh vật, nhưng ông cũng chỉ mô tả một cách giản dị, dễ hiểu, tựa như văn nói:

 

“Chim đang bay lượn bỗng đứng khựng lại, khiến thằng Cộc thích chí hết sức. Nó theo dõi con chim thầy bói ấy từ nãy đến giờ, chờ đợi cái giây phút nầy đây.

 

“Thật là huyền diệu sự đứng yên được một chỗ trên không trung, trông như là chim ai treo phơi khô ngoài sân nhà.

 

“Chim thầy bói nghiêng đầu dòm xuống mặt rạch giây lát rồi như bị đứt dây treo, nó rớt xuống nước mau lẹ như một hòn đá nặng. Vừa đụng nước, nó lại bị bắn tung trở lên như một cục cao su bị tưng, mỏ ngậm một con cá...” (Sđd. Trang 13.) (3)

 

Cũng vậy, về nội dung, các nhà văn Nam Bộ tuồng không hề nêu ra trong văn chương của họ, những tình huống tâm lý trầm trọng, hiểm hóc, xa rời thực tế. Họ cũng không mấy bận tâm về những vấn đề có tính cách triết lý, siêu hình như “Thượng đế đã chết” (?) Một đại ngôn của triết gia F. Nietzsche. Hoặc “địa ngục ta là kẻ khác,” một câu văn gây chấn động một thời của cha đẻ thuyết hiện sinh Jean Paul Sartre.

 

Vấn đề của các nhà văn Nam Bộ là đem mọi hoạt cảnh đời sống hàng ngày của đám đông vào văn chương. Ngọn hải đăng cho cõi văn chương của họ, thường không ra ngoài những tiêu chí căn bản như nhân, nghĩa, lễ, trí, tín. Cộng thêm tinh thần hào hiệp, giúp người sa cơ, nâng đỡ người kẻ thất thế… vốn là truyền thống của người dân miền Nam. Vì thế, kết thúc truyện ngắn hay truyện dài của họ, thường mang thông điệp nhắc nhở, răn dạy người đọc ăn ở hiền lương, cao thượng…

 

Tính chất không cầu kỳ, không bí hiểm của dòng văn chương miền Nam 20 năm trước đây, cũng phản ảnh rõ nét trong thi ca nhiều tác giả như:

 

“chiều nay bất chợt cơn mưa đổ xuống

 

“may mắn anh tìm được mái hiên nhỏ nhắn trú mưa…”

 

(Trương Đạm Thủy, “Mái Hiên Mưa,” hợp tuyển “Bến Tâm Hồn: Tôi còn kỷ niệm,” trang 78. Thanh Niên XB. Saigon 2009.) (4)

 

Hay:

 

“Ồ thích quá! Linh hồn ta cao ngất

 

“Và không gian nhỏ lại gấp trăm lần.”

 

(Tâm Đạm, “Say Xuân.” Sđd. Trang 21.) (5)

 

Hoặc:

 

“buổi sáng nào nhẹ giọt sương tan

 

“em mặc áo vàng màu vua chúa,

 

“buổi trưa nào nắng đổ

 

“mặt trời vàng thêu áo lụa em bay.”

 

(Thiên Hà, “Hạ vàng.” Sđd. Trang 96.) (6)

 

Hoặc nữa:

 

“Ong bầu vờn đọt mù u

 

“Lấy chồng càng sớm, tiếng ru càng buồn.”

 

(Kiên Giang, “Quê hương thơ ấu.” Sđd. Trang 126.) (7)

 

Tôi trộm nghĩ, có dễ vì đặc tính không cầu kỳ, không bí hiểm, xa rời quần chúng, nên dòng văn chương Nam Bộ là mạch ngầm ăn sâu, bám rễ bền chặt trong sinh hoạt tinh thần của đại đa số người dân miền Nam. Và, gía trị lớn lao của nó, ở chính chỗ đó.

 

Du Tử Lê,

 

(July 16 - 2012)

 

----------------------------------------------------------------------------------------------------

 

Chú thích:

 

(1) Nhà văn Sơn Nam, tên thật Trương Minh Tài (khai sinh ghi Tầy) sinh năm 1926 tại Rạch Giá, mất năm 2008 ở Saigon.

 

(2) Nhà văn Ngọc Linh, tên thật Dương Đại Tâm, sinh năm 1931 tại Cà Mâu, mất năm 2002 ở Saigon.

 

(3) Nhà văn Bình Nguyên Lộc, tên thật Tô Văn Tuấn, sinh năm 1915 tại Biên Hòa, mất năm 1987 tại Hoa Kỳ.

 

(4) Nhà thơ Trương Đạm Thủy, tên thật Trương Minh Hiếu, sinh năm 1940 tại Bến Tre.

 

(5) Nhà thơ Tâm Đạm / Dương Trữ La, tên thật Dương Ngọc Lạc, sinh năm 1937 tại Gia Định, mất năm 2000 ở Saigon.

 

(6) Nhà thơ Thiên Hà, tên thật Dương Cao Thâm, sinh năm 1941 tại Cà Mau. Ông hiện chủ trương hợp tuyển “Bến Tâm Hồn,” đăng tải thơ, văn, họa của những người nổi tiếng trước thời điểm 1975.

 

(7) Nhà thơ Kiên Giang, tên thật Trương Khương Trinh sinh năm 1928 tại Rạch Giá.

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
14 Tháng Mười Một 20245:37 SA(Xem: 6821)
hoa khế rụng nối đôi bờ sinh / tử/ một lần em, tôi thở đẫm tin yêu.
30 Tháng Tám 202412:00 SA(Xem: 9853)
tôi muốn kể em nghe/ dù mùa hạ đã đem theo tiếng ve/ /đỏ/ phương trời khác./ những vì sao/ thôi là những nốt nhạc xanh/ hát mình ên
15 Tháng Tám 202412:00 SA(Xem: 91082)
Bài thơ này, nguyên bản nhan đề “Bài Thu Hồng tháng tám,” viết giữa năm 1984 - -
20 Tháng Sáu 20242:17 CH(Xem: 13297)
không thể biết bao giờ chúng ta được gặp lại nhau?/ trên quê hương, đất nước của mình?
30 Tháng Tư 202412:00 SA(Xem: 26893)
khi gối đầu mình lên ngực em,/ kỳ diệu thay!/ tôi nghe được rất nhiều tiếng sóng./ nơi thẳm sâu tim em,/ những viên sỏi buồn / vui yên phần/ lận đận?/
10 Tháng Giêng 20249:03 SA(Xem: 6858)
chẳng phải vì ông đã đi xa. quá xa. rất lâu./ mà, vì họ đã có ông trong tim./ như ông sẽ mãi sống trong ký ức đám đông,/ tập thể./ đất nước.
01 Tháng Giêng 20243:52 CH(Xem: 8329)
thánh thần rời hai vai/ nhường ngôi người cứu rỗi.
01 Tháng Giêng 20249:40 SA(Xem: 1545)
Mỗi năm nhà thơ Du Tử Lê sáng tác một bài thơ Tháng Giêng để tặng vợ, và đây là bài thơ Tháng Giêng cuối cùng của ông - Tháng Giêng 2019. (Photo by Đỗ Xuân Hoà, 1994, ngày DTL và HT gặp lại nhau ở Mỹ sau nhiều năm xa cách)
07 Tháng Mười 202312:41 CH(Xem: 2845)
Tháng Mười về với chúng tôi, là mỗi lần miền thơ ấu của Roll sẽ nhỏ dần, nhạt dần, và biến mất.
15 Tháng Bảy 20239:16 SA(Xem: 6807)
về đi, để bước chân/ kịp rơi cùng tiếng nấc.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 21332)
Tôi không biết phải bắt đầu từ đâu, ra sao, thế nào khi đứng trước khu rừng có quá nhiều những gốc lạ, quý? Khu rừng thuộc quyền sở hữu của người dựng thành đêm-từ-biệt…Trần.
(Xem: 16075)
Đề cập tới sự nghiệp âm nhạc giá trị của cố nhạc sĩ Phạm Đình Chương, nếu chỉ nói tới khía cạnh thơ phổ nhạc (dù cho ông được ghi nhận như một thiên tài) mà không đề cập tới những lãnh vực khác, tôi cho là một thiếu sót không thể tha thứ.
(Xem: 17731)
Tuy nhiên, thế hệ 1940-1950, cũng lại là thế hệ cung cấp cho văn chương miền Nam 20 năm, những bài thơ, những trang
(Xem: 10447)
Loạt bài của Nguyên Vũ / Vũ Ngự Chiêu được độc giả, nhất là giới quân nhân đón nhận nồng nhiệt
(Xem: 18967)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 5285)
Tôi mượn câu thơ kết trong bài 'Đêm, nhớ trăng Sài Gòn' của Du Tử Lê để làm tựa cho bài viết này, bài viết về ông: Du Tử Lê - một nhà thơ có tầm ảnh hưởng lớn đối với văn chương Việt Nam.
(Xem: 1976)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 2586)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 2370)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 23692)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 20138)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 8956)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 10046)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 9331)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 12505)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 31954)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 21622)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 26757)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 24170)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 22978)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 21117)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 19045)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 20266)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 17782)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16847)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 26069)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 33357)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 35668)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,