Thư Viết Từ Garden Grove City,

24 Tháng Tám 201212:00 SA(Xem: 4105)
Thư Viết Từ Garden Grove City,

H. à,


Mấy hôm nay, anh có chủ tâm, canh để được ôm vợ anh (không phải...H!) khi vợ anh đứng làm bếp mà, không được vì trở ngại con cái! “Thất bại” này, khiến anh nhớ những sớm mai “thành công!” Những sớm mai, anh có được H. trong tình vợ chồng giữa tháng, ngày phù du còn lại.

Khi H. đã ra khỏi nhà, đi làm, một mình, như con bò nhai lại phần cỏ để dành, anh “nhai lại” những kỷ niệm lấp lánh nỗi nhớ, tự soi mình trong những hạt nước, tơi ra từ vòi nước reo vui hơi mát, khắp bồn. Hay tiếng sống dao nhịp đều trên những tép tỏi trắng, nồng, đã tước sạch vỏ…


Không biết có phải bắt nguồn từ ấu thơ anh đã xa (quá xa) và, cảm nhận “tử quy/ chết về” đã thường trực ở trong anh hay không mà, gần đây, anh rất thích, được ôm H., từ phía sau. Khi đôi tay H. bận rộn với việc chuẩn bị các món ăn, cho bữa cơm chiều. Khi tâm trí H. phải bỏ vào cuộc nói chuyện thường lệ, với bạn. Hay, khi đó là rổ quần áo được xếp, vuốt, phân loại. Hoặc lúc chiếc bàn ủi ý tứ lướt trên chiếc áo chemise, những chiếc quần dài, ra phố của anh…)

Đó là những phút, giây ngắn ngủi thôi! Nhưng hương tóc, mùi, vị da thịt H., đã cùng mắt, môi, ở cùng anh.

Đó là những sống lại ở một mặt khác, thời gian. Mặt của tuổi già. Khi chúng ta đã bước sâu vào thời kỳ bóng xế. Khi những lo toan, gập ghềnh mưu sinh, tương lai con cái…đã thực sự chia tay anh và H.

Đó cũng là thời điểm những quyến rũ, hay hấp lực của ngực no, môi ngọt - - Những phồng, căng của các phần cơ thể thanh xuân, không còn như những tấm vải bịt mắt anh và H., để ném chúng ta lao tới những hăm hở, đòi hỏi. Nhu cầu. Bản năng.

Hôm nay, nhìn lại, anh thấy những năm, tháng đó, thương yêu chỉ chiếm một thị phần quá nhỏ. Thậm chí, có khi còn vắng mặt!

Nhưng, H. ạ, khi chúng ta đã bước sâu vào tuổi già; khi những lo toan, gập ghềnh mưu sinh, tương lai con cái…đã thực sự chia tay anh và H. thì, đó cũng là lúc những ngực no, những môi ngọt, những phần thịt da phồng căng thanh xuân, cũng âm thầm chia tay ta. Chúng cũng lặng lẽ để lại cho ta những phần thân thể đang trên đà héo. Úa.

Nhưng, giờ đây, chính những tháng này, anh lại thấy thương yêu biết bao, thân thiết biết chừng nào, những phần thân thể, úa tàn ấy.

Anh muốn nói, những thương yêu, những thân thiết được giải phóng khỏi những tấm vải đòi hỏi, nhu cầu, bản năng, bịt mắt chúng ta, suốt thanh xuân hai đứa.

Anh muốn nói, anh hạnh phúc. Anh hạnh phúc với những sớm mai “thành công.” Anh có được hương tóc, mùi da thịt H. (Khi tay, chân, luôn cả tâm trí H. phải dành cho việc khác…)

Thân thể H., nơi những đau đớn/ muộn phiền từng khiến H. phải bậm môi. Bật khóc. Nơi, những hạnh phúc từng làm chín đỏ những bối rối, thẹn thùng thân thiết, kín. Nơi mỗi ngày, mỗi tháng, mỗi năm nhẩn nha, từ quá khứ, đã làm thành gia tài tình, nghĩa ta, hôm nay.

Thân thể H., nơi anh không thể nhớ, bao lần anh đã cúi xuống…Và, dù không đếm được, anh vẫn còn muốn thêm nữa. Ngày mai.

Ồ! H., anh bỗng hiểu. Nhiều phần không sai đâu! Khi anh chợt nhớ, trên vòng tròn thời gian, có một điểm gặp gỡ duy nhất. Đó là cuộc tao ngộ giữa người già và, con nít!

Mấy ngày qua, những sớm mai anh không ôm được vợ anh (không phải… H.) khiến anh nhớ tuổi thơ mình.

Anh nhớ, dường như anh từng kể với H., nếu không có biến cố chia đôi đất nước năm 1954, anh không biết tới bao giờ anh mới bỏ được thói quen hằng đêm, sờ… ti mẹ anh.

Biến cố tháng 7-1954, ném những người thân, sống sót sau chiến tranh của gia đình anh, xuống tàu. Di cư. Vào Nam. Những khó khăn, ngặt nghèo bước đầu của cuộc đổi đời này, khiến gia đình phải chia đôi. Mẹ và chị anh, phải ở tạm một nơi. Anh bị chỉ định theo gia đình anh Q., đến một địa chỉ khác. Cuộc phân ly dù tạm thời, nhưng đủ dài để khi gia đình đoàn tụ thì, anh không còn được ngủ với bà nữa! Những thành viên trong gia đình ra quyết định “Lớn quá rồi. Không được ngủ với mẹ nữa!”

 

Bây giờ, anh không nhớ rõ cảm giác của anh, khi nhận được “mệnh lệnh” này. Anh chỉ có thể nói, chắc chắn anh buồn lắm. Nhưng, sau đấy, anh tự cho rằng, cũng phải thôi. Lớn quá rồi! Khi đó, anh đã mười hai, mười ba tuổi.

Nhưng nói gì, thì anh cũng đã có được nguyên một tuổi thơ quẩn quanh bên vú mẹ.

Anh nhớ, không chỉ ban đêm, mà luôn cả ban ngày, những khi thời tiết hay, hoàn cảnh chiến sự giữ chân bà ở nhà, là những ngày anh hạnh phúc nhất.

Đó là những ngày anh tiếp tục lủi thủi, chơi một mình. Nhưng, chốc chốc, từ ngoài sân, hay từ dẫy dẫy nhà ngang, anh lại chạy ào vào nhà chính. Anh đem cả hai bàn tay lạnh buốt (vào mùa đông, hoặc những ngày mưa,) để tìm kiếm, khua khoắng mẹ.

Anh nhớ, chưa một lần nào bà nhăn mặt hay, gạt tay anh vì những ngón tay quá lạnh buốt, của con mình. Chẳng những thế, bà còn “toa rập” với anh, bằng cách cầm tay anh đặt lên đầu “ti” bà hoặc, vén cao chiếc áo cánh (thường bằng vài phin nõn, màu trắng,) cho anh dễ bề “hành sự.” Cũng không hiếm lần anh chụi đầu vào trong áo bà hay, lôi “ti” bà ra ngoài để bú tí, (như thể anh vẫn chưa tới thời dứt sữa!!!)


Sau này, anh mới nghiệm ra, nhiều phần có thể vì lòng thương xót đứa con út (là anh,) sớm mất bố, nên mẹ anh đã nuông, chìu anh, để bù đắp cho những bất hạnh của thằng bé…

Hôm nay, nhớ lại, anh chỉ muốn cho H. biết, anh nghĩ, tuồng đã có một liên hệ nào đó, giữa trường hợp của H. hôm nay và mẹ anh, quá khứ.


Anh nghĩ, với bản chất cả thẹn, có thể H. không thích những sớm mai, anh có được thân thể H. trong tình vợ chồng giữa tháng, ngày phù du còn lại.

Anh nghĩ, với thói quen khép kín, có thể H. muốn tránh những lần mà, hương tóc, mùi, vị da thịt H., đã cùng anh. Nhưng, cũng như Bà, vì thương yêu chồng, H. đã vượt trên bản chất, thói quen của mình.

Nhưng, cũng như bà, trong một chừng mực nào đó, H. hiểu, sớm, muộn gì, một ngày nào, thời gian cũng sẽ buộc anh phải nói lời chia tay H. Một ngày nào? Chẳng ai có thể nói trước (ngay cả thời gian!) Nhưng khi ấy, dù H. có mở lòng hết mình thì, cũng đà quá muộn!

Cũng vì sợ quá muộn, hôm nay, (sau nhiều ngày… “thất bại,”) anh muốn cho H. biết rằng: Anh rất thích. Hạnh phúc nữa! Những sớm mai. Lúc những kỷ niệm lấp lánh nỗi nhớ, tự soi mình trong những hạt nước, tơi ra từ vòi nước reo vui hơi mát, khắp bồn. Hay tiếng sống dao nhịp đều trên những tép tỏi trắng, nồng, được tước sạch vỏ…

Bởi vì, cùng những ngón tay có thể lạnh buốt, khua khoắng H., với anh, chúng còn mang theo trong biết bao năm tháng tình, nghĩa sâu nặng, cũng như gập ghềnh, gió, bão...

Bởi vì, giờ đây, cả hai chúng ta đã bước vào tuổi già. Thượng đế… thiên vị, cho chúng ta những ngày còn lại êm đềm. Quên mình. Nâng niu. Chiều chuộng.


Và, cách gì, như anh đã nói với H., một ngày nào, thời gian cũng sẽ buộc anh phải nói lời chia tay H… Nên, anh viết những dòng trên, chỉ với mục đích bày tỏ lòng biết ơn những thương yêu, nuông, chìu, quên mình của H., dành cho anh. Cuối đời.


Anh biết, anh không có đủ chữ! Nhưng mỗi khi không thể nín, giữ, anh thường buột miệng nói với H. (ngay cả những lúc H. ngủ say) hai chữ "Thương lắm" - - Thì H. nên hiểu, hai chữ đó, cũng chứa trong nó, tất cả thương yêu và, lòng biết ơn H, sâu, nặng, của anh...

Từ đó, anh mong, chẳng những H. hiểu những gì vốn sẵn nơi chữ, nghĩa mà, H. còn cảm nhận được những gì nằm ngoài hay, đằng sau những con chữ đó nữa!

Và, ngay lúc này. Dù không có H. bên cạnh, dù H. không nghe, anh vẫn muốn lập lại:

-H. ơi! “Thương lắm.”

(California, June 15 2011.)


Du Tử Lê

_______
Chú thích
dutule.com: Tác giả sử dụng phép «phân thân» để đứng từ xa quan sát chính mình, phân tách để hội tụ «vợ» và «H.» vào cùng một đối tượng.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
20 Tháng Bảy 2022(Xem: 4754)
23 Tháng Tư 2022(Xem: 16585)
23 Tháng Sáu 2021(Xem: 4171)
22 Tháng Sáu 2021(Xem: 3155)
22 Tháng Sáu 2021(Xem: 3725)
22 Tháng Sáu 2021(Xem: 2450)
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17072)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12277)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 19012)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9195)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8361)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 623)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 996)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1186)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22481)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14022)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19191)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7908)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8825)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8506)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11073)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30726)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20822)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25521)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22917)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21741)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19800)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18062)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19261)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16927)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16119)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24517)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31963)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34938)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,