VÕ CÔNG LIÊM - Du Tử Lê Và Tôi

14 Tháng Ba 201512:00 SA(Xem: 11465)
VÕ CÔNG LIÊM - Du Tử Lê Và Tôi

 

dinh_cuong_2009-content-content

 

‘viết không khác người ta thì đừng viết’

(Dương Tường)

 

Ra khỏi cổng trường Quốc Học 1963 thì tôi biết đến Du Tử Lê. Nhà thơ đến với tôi như một thỏa hiệp, một chất liệu sáng tạo đã đánh động trái tim tôi. Một cái mốc thời đại mới, một cái gì vững tin, mạnh dạn đã tìm thấy giữa muôn ngàn lẫn lộn vàng thau của những trào lưu, trường phái hay hiến chương từ Tây sang Đông; có thể đó là một sự bình tâm cho một tâm hồn vượt thoát, có thể đó là một phản kháng nội tại do từ những nguyên nhân khác mà ra, đất phương Nam cho họ gieo hạt, nẩy mầm, phát tiết, nói theo kiểu của F. Nietzsche: ’bi thảm của sinh tồn/the birth of tragedy’ giữa một xã hội ngổn ngang, gò đống của hai miền đất nước.

Trăm hoa đua nở vào thời đó, họ gặp nhau như hội trùng dương ‘trên ngọn tình sầu’. Du Tử Lê đứng giữa một khung trời khác biệt, để đi vào một ngôn ngữ thẩm mỹ thơ, chất chứa một cái gì sâu lắng, trầm tư (zen), đượm một triết lý nhân sinh vốn đã nằm nôi trong tay mẹ, để rồi ra đi như kẻ du tử giữa phong ba; du tử là một đánh đổi và rồi chấp nhận bằng một sự bi thương của cuộc đời... nhà thơ trở nên độc lập và tư duy ở một cõi riêng như định vị vai trò và chức năng của một thi nhân đối diện với thực tại. Con đường Du Tử Lê đi không vin vào sự thế mà vin vào thơ để nói lên sự thế.

Tôi rung động trước một dòng thơ như thế. Cái ’hoang/wild’ của tôi trong đó, thời của Thanh Tâm Tuyền và Du Tử Lê: -một trường phái lãng mạn thơ mới của văn chương Việt Nam- một cái gì mới như một cuộc cách mạng tư tưởng và có một ít chất của, A. Robbe-Grillet đã dựng nên. Du Tử Lê thắp lên ngọn đuốc để đi vào ’rừng đen/dark forrest’ như soi rọi, như canh tân trường phái, một kiểu thức của ’tân hình thức’; có lẽ Du Tử Lê là kẻ tiên phong avant-garde của new-formalism-poetry mà chưa một lần nói đến, đến bây giờ thì nó trở thành hậu-tân-hình-thức (post-newformalism). Nhận định nầy có thể làm hư hại khuôn phép thẩm mỹ của văn chương; nhưng ở đây chỉ định lượng một giá trị của ngôn ngữ thơ, lời thơ tức linh hồn thơ là những khoảnh khắc thức tỉnh đời sống, cho nên chi đối với Du Tử Lê xử dụng ngôn ngữ để làm phương tiện cho thơ chớ thơ không phải là phương tiện của ngôn ngữ.

Đó là lý do nhà thơ ’chơi chữ’ mà một thời cho là ’mode’ hay lập dị để tạo cái khác biệt riêng mình; nếu đứng góc cạnh đó để nhìn thì hoàn toàn khác ý của thơ. Những chấm(...) hoặc một chấm (.) hoặc phẩy(,) hoặc chấm phết(;) giữa câu thơ, những nhát chém (slash) thoạt nhìn hay đọc đưa tri giác vào một cảm thức xa lạ, nhưng đó là một biệt lập tự chủ giữa khách thể và tha thể, đưa trạng thái thơ vào trạng thái bí truyền của thể loại thơ không vần nhưng vẫn giữ được vần điệu (rhythm và tone), không những mang nặng tính nghệ thuật trình diễn (performance art) mà còn trở thành nghệ thuật sắp đặt (installation art) đó là một thứ nghệ thuật của người làm thơ. Du Tử Lê nằm ở vị trí ấy.

Du Tử Lê cho những ’chữ thơ’ nhảy sang hàng là dụng ý mô tả, chớ không phải ’chơi chữ’ như một số người trước đây đã nghĩ (trường hợp của Nguyễn Vỹ chẳng hạn). Theo tư duy tôi: Du Tử Lê mở ra một con đường ngược chiều với thơ tiền chiến, phá vỡ những vần điệu ’ểnh ương’ cổ điển, một thông lệ truyền thống làm cho thơ bị đình trệ mà không khai phá cái mới. Thâm tâm nhà thơ Du Tử Lê mong muốn điều nầy; tôi nghĩ vậy. Thi sĩ xuất thần trong tiết điệu tự do để rồi trở thành ’nhạc thơ’ chớ đừng hiểu là phổ thơ thành nhạc như nhiều bài thơ đã đi vào hoạt cảnh nầy. Thậm chí có những nhạc sĩ cắt xén nguyên bản những câu thơ hay của nhà thơ để làm vừa lòng ý nhạc. Trong tâm trạng thúc đẩy tự chính mình để tìm cho mình một sự vượt thoát sáng tạo. Một: ’sáng tạo trong tinh thần đừng để mất mình, cái tôi hôm nay phải hơn cái tôi hôm qua và kém cái tôi ngày mai’(Nietzsche) bởi trong thơ Du Tử Lê đã cho ta tìm thấy được 2 yếu tố quan trọng ’CHỮ’ và ’ÂM’. Chữ và âm là trọng tâm chính cho thơ. Du Tử Lê xử dụng tài tình chất liệu nầy. Du Tử Lê lấy thơ để nói một cái gì trong đó – a poem should not mean but be, nhưng là hiện hữu. có những câu thơ đưa ta về ‘vô dư’ nhà Phật. Rốt ráo trong chiều sâu thơ Du Tử Lê không có Thăng và Trầm, bởi tâm thức nhà thơ, lúc ấy; là ’tâm bình đẳng’. Cho nên thơ của Du thi sĩ trở nên thanh thoát, diệu vợi (enlightenment). Rải rác khắp nơi từ khi khởi làm thơ cho tới những tháng ngày cuối đời, Du Tử Lê chủ trương thơ chỉ cần ngữ thuật (jeu du langage) hơn là ý nghĩa, có những câu thơ đứt ngang làm cho câu thơ trở nên ’nonsence’ nhưng cái vô nghĩa có duyên kỳ lạ.Thơ Du Tử Lê vững chắc, đông cứng, đậm đặc, cụ thể (concrete poetry) là thế. Một cách riêng của Du Tử Lê không thể ’thuộc điạ’ dễ dàng. Hay ở chỗ đó! đến nổi sau khi thâm nhập và ngộ được một câu thơ hay, bài thơ hay của Du Tử Lê, tôi phải ’thốt’ bằng lời lẽ của E. Kant: ’pourquoi vert l’éternité’ cũng chẳng khác gì lời phẩn nộ J. Pollock khi nhìn tranh của P. Picasso kinh hoàng mà thốt lên cái chữ phàm tục nầy: ’fuck!’. Một cái ’Đi-Em’ thỏa chí tang bồng hồ thỉ. Cảm nhận được nghệ thuật là ở chỗ đó! Và đó cũng một đòi hỏi cho người đọc thơ hay ca ngâm thơ Du Tử Lê. Đều chung một cảm thức siêu thoát; đừng đi xa quá mà lạc đường thơ, nhất là thơ Du Tử Lê.

Nói đến con người và thơ Du Tử Lê chúng ta không cần dẫn chứng hay bình giải hoặc so sánh Du Tử Lê với những nhà thơ lừng danh xưa nay, trong và ngoài nước, ví Du Tử Lê nầy nọ, trích dẫn những hoạt đầu như thế là một thẩm định không nói lên cái siêu lý của thơ, ngược lại làm hư hại một thiên tài chữ nghĩa thơ văn vốn đã nảy sinh giữa kỷ nguyên nầy(epic) và càng làm thế vô hình dung hạ thấp giá trị cho một thi nhân. Tại sao? bởi quá nhiều lý lẽ để bào chửa, quá nhiều cuốc xẻng để đào đục (dù đào bới, ’bắt’ những cái hay trong thơ) mà trong lúc khắp nơi trong và ngoài nước, trước và sau chiến tranh đều đồng tình và thừa nhận với Du Tử Lê. Du Tử Lê không buồn không vui trước những lời thị phi, ông mỉm cười không nói hay đó là bản chất tự tại của nhà thơ (DTL). Đánh giá phải hợp lý mới thấu suốt hồn thơ Du Tử Lê. Bởi cái chất thơ Du Tử Lê không thể nói suông (như mắm) không thể ngọt bùi (như vắt chanh) và cũng không thể ngợi ca (ẩu) như chứng nhân mà cần có con mắt thẩm mỹ quan (aesthetics) mà thấy được ý và hồn thơ Du Tử Lê. Theo quan điểm của tôi nó tiềm tàng một chất triết lý trong đó ; vậy có cần dẫn chứng ở đây? Không! bởi thơ có một cá tính siêu lý, siêu nhiên vì thơ là cõi phi, tự tìm thấy trong thơ để rồi cảm nhận, dẫn chứng là biện minh, buộc thơ đi vào ngả rẽ, cái triết lý nhân sinh quan trong thơ Du Tử Lê là ý thức (consciousness) hơn là dẫn chứng, tất cả đã dàn trải hơn nữa thế kỷ qua, không cần một đòi hỏi nào khác, không cần phê bình (dưới dạng phê bình văn học nghệ thuật) khi mà mình chưa đạt tới; vậy ’criticize’ như định mức cho một phủ nhận, điều ấy làm thương tổn cho dòng thơ đi vào đời. Tư duy của Du Tử Lê là bản anh hùng ca, thấm nhuần tình người và tình quê, tự nó đã xuyên thủng những giáo điều giả tạo, cố công tuyên truyền nhưng vẫn không hấp dẫn người nghe kể cả giới bình dân, một thứ văn chương cho mọi giới; nếu cảm nhận một cách sâu sắc. Du Tử Lê không cho mình đã thành danh, dù ở tuổi thất thập, Du Tử Lê thành danh ở quần chúng chớ không ở nơi mình; và đến nay Du Tử Lê vẫn giữ hồn thơ cho tới khi nhịp tim không còn cảm hóa. Khí tiết của một người làm thơ là ’thép đã tôi thế đấy’. Du Tử Lê vẫn còn hít thở nguồn thơ đó cho nhân gian dù hôm nay hay mai sau.

Du Tử Lê và Tôi : tôi ở đây là một bản ngã tự tại, một cái ’self’ trong tôi, một cái ngã- mạn chưa đạt tới để phải thốt: của Zarathustra, của Kant, của Pollock, của Freud, của Sartre, của Warhol và Basquiat...vì rằng ’tôi’chưa bao giờ ’tới’, chứ ’tôi’ không phải nói lên cái thân tình; tôi là cảm phục khí phách. Cho nên chi Du Tử Lê và Tôi gặp nhau bằng cảm thức vô hình của người đồng cảnh, giữa hai chúng tôi có một cái đau chung, đau thể xác và linh hồn, một quằng quại của bi thương. Giữa chọn lựa; chúng tôi chọn ’điều hai’. Xin nhớ ’hai’ không phải ở cái phép nhị-nguyên(!), trong cái chọn lựa nó đã có thuyết nhị-nguyên mà Du Tử Lê đã trút vào dòng thơ bất tận đó...từ bấy lâu nay.

Tôi gần gũi Du Tử Lê từ khi đọc cái bút danh: ’Du Tử Lê’, cái danh xưng nầy đến trước khi thơ Du Tử Lê nhập vào hồn tôi. Từ đó tôi tìm thấy tôi một chất điên đẹp (crazy- pretiness) như Van-Gogh và làm cho tôi say đắm cho tới bây giờ một Du Tử Lê. Trở về hồn khí nhà thơ sau bao nhiêu năm tầm-thơ, tri-thơ, thức-thơ. Tôi nhận ra Du Tử Lê một kẻ ngoại đạo có trí tuệ (wisdom) ông đã đưa vào thơ đủ màu sắc của các tôn giáo với một cốt tủy: NHƯ-NHIÊN; đấng tuyệt đối vô cùng, một cái gì tinh túy của nhà thơ (poet on pith) là nhập thể vào một khí thiên như thế mới thấy được một Du Tử Lê. Và những lần về quê, tôi đi vào cõi lặng để tìm lại cái hương xưa ngày nào, tôi không tìm thấy những gì còn lại mà chỉ nghe trong tôi: ’hạnh phúc tôi / hạnh phúc tôi từ những ngày con nước về’ và những nhạc khúc đâu đó còn vang vọng bên tai như lời ăn năn, an ủi tôi có một may mắn giữa thế kỷ nầy bằng xương bằng thịt, có một nhà thơ lớn của trước và sau chiến tranh Việt Nam mà tôi đã chạm tới. Quê hương là người đó!

VÕ CÔNG LIÊM (ca.ab. vàothu 2012)

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
14 Tháng Sáu 20241:40 CH(Xem: 4917)
Tôi mượn câu thơ kết trong bài 'Đêm, nhớ trăng Sài Gòn' của Du Tử Lê để làm tựa cho bài viết này, bài viết về ông: Du Tử Lê - một nhà thơ có tầm ảnh hưởng lớn đối với văn chương Việt Nam.
31 Tháng Mười Hai 202310:10 SA(Xem: 1683)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
07 Tháng Mười Một 20233:47 CH(Xem: 2172)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
19 Tháng Mười 20231:33 CH(Xem: 2085)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
05 Tháng Mười 202312:00 SA(Xem: 23397)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
02 Tháng Chín 202312:00 SA(Xem: 14868)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
23 Tháng Sáu 202310:46 SA(Xem: 2099)
Luận văn Thạc Sĩ/ Chuyên ngành: Văn học Việt Nam của Vũ Thị Lê Duyên
04 Tháng Sáu 20232:03 CH(Xem: 2382)
Du Tử Lê nổi tiếng nhất với tư cách một thi sĩ.
30 Tháng Năm 20235:35 SA(Xem: 7881)
Hôm nay, một sáng nắng ấm, trời thu, Nam California, chúng tôi ngậm ngùi đưa tiễn một Nhà thơ.
10 Tháng Năm 20239:33 SA(Xem: 7584)
Sáng thứ tư 9/10/2019, thấy cái post của Hạnh Tuyền: “Ông ngoại đã lên trời”.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 20748)
Tôi không biết phải bắt đầu từ đâu, ra sao, thế nào khi đứng trước khu rừng có quá nhiều những gốc lạ, quý? Khu rừng thuộc quyền sở hữu của người dựng thành đêm-từ-biệt…Trần.
(Xem: 15719)
Đề cập tới sự nghiệp âm nhạc giá trị của cố nhạc sĩ Phạm Đình Chương, nếu chỉ nói tới khía cạnh thơ phổ nhạc (dù cho ông được ghi nhận như một thiên tài) mà không đề cập tới những lãnh vực khác, tôi cho là một thiếu sót không thể tha thứ.
(Xem: 17363)
Tuy nhiên, thế hệ 1940-1950, cũng lại là thế hệ cung cấp cho văn chương miền Nam 20 năm, những bài thơ, những trang
(Xem: 10065)
Loạt bài của Nguyên Vũ / Vũ Ngự Chiêu được độc giả, nhất là giới quân nhân đón nhận nồng nhiệt
(Xem: 18475)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 4917)
Tôi mượn câu thơ kết trong bài 'Đêm, nhớ trăng Sài Gòn' của Du Tử Lê để làm tựa cho bài viết này, bài viết về ông: Du Tử Lê - một nhà thơ có tầm ảnh hưởng lớn đối với văn chương Việt Nam.
(Xem: 1683)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 2172)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 2085)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 23397)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 19921)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 8728)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 9743)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 9169)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 12118)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 31656)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 21450)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 26431)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 23877)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 22666)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 20769)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18869)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 20025)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 17613)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16729)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 25685)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 33018)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 35533)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,