LÊ VƯƠNG NGỌC - Thấy Gì Trong “Biệt Khúc”, Thi Phẩm Mới Nhất Của Du Tử Lê?

11 Tháng Ba 201312:00 SA(Xem: 12089)
LÊ VƯƠNG NGỌC - Thấy Gì Trong “Biệt Khúc”, Thi Phẩm Mới Nhất Của Du Tử Lê?

“Du Tử Lê với tập thơ ‘Biệt Khúc’ xuất bản đầu năm 2013 có thể làm ngạc nhiên không ít độc giả thân hữu, với một vài nét hiện thực tàn nhẫn và châm biếm chua cay trong một phản tỉnh về nhân sinh coi như những lời cuối ‘Trước khi thành quá muộn’ ”.

LVN.

bietkhucnew-content

Sách trình bày thanh nhã đen láng bìa trước sau, đặc biệt có hai bức tranh sơn dầu ở bìa mặt “Boston. Đêm. Trong ký ức tôi” và bìa sau “Cho những điều khi chết sẽ mang theo”, cả hai đều của Du Tử Lê sáng tác gần đây. Gồm 24 bài thơ viết ra từ 2010 tới 2013, một nửa theo hình thức cổ điển, hoặc thơ mới có vần, hoặc tự do không theo niêm luật…Nửa còn lại hoàn toàn mới / tự do, không vần nhưng có nhiều âm hưởng và hình ảnh nên thơ, có thể xếp loại thơ / văn xuôi.

Đa số các bài thơ trong “Biệt Khúc” cho ta cảm giác nửa thực nửa ảo về ý niệm sinh ký, tử quy tất yếu của kiếp người. Tuy nhiên cũng còn ít bài mang hình ảnh “thơ-tình-cố-hữu” của người-thơ-của-tình-yêu.

Du Tử Lê trong sáng tác thi văn từ khởi đầu tới nay, được coi như mang bản chất dung dị, khiêm tốn và dè dặt, ít khi có những ý kiến mạnh mẽ, quyết liệt và cực đoan ngoài những xúc động tinh thuần liên quan tới tình thương, tình bằng hữu, đồng loại, vạn vật nói chung.

Ngay ở bài đầu của tập thơ quan trọng này “Mỗi chân dung là: những đã, đang là…!!!”, Du Tử Lê đã cho phổ biến một tuyên ngôn đầy bất bình, chua xót, đầy thảm cảnh tàn bạo, chua chát, xấu xa không chỉ riêng cho nhân loại mà cho cả vạn vật từ con giun, cái kiến…, chiếc lá, rác, phân người…, đất đá, hơi sương, hạt nắng…, kẻ bán đàn bà, con nít… cho người mua nô lệ - dục tính… Rồi ở mấy câu kết:

“Tôi thành không: tự khởi, hiện xa, xưa”

Cho thấy ý niệm tất cả đều là sắc không, và câu chót:

“mỗi chúng ta là: những đã, đang là…!!!”

Vô hình chung hoàn toàn đúng hệt y như trong câu:

“There is no man who is not, at each moment, what he has been and what he will be” (Oscar Wilde 1854-1900)

Nói về ý niệm sắc không, ở 2 bài thơ tiếp theo sau và một số thơ khác, Du Tử Lê viết:

“không ai quởn (luôn em) cho tôi mượn: tim, phổi, mắt, môi…để thở

tôi thấy tôi cõi âm

lần vào cửa khác…” (Tr. 22)

 

Hay bài thứ ba, các trang 24 và 25:

“tôi đến đây một mình (…)

“em hiện ra cuối kiếp (…)

“tôi biến mất mình ên

dòng đời kia vẫn chảy”.

 

Hoặc bài “Biệt Khúc” 7, trang 45:

“khi thần chết kề cận tôi mỗi tối

em nằm mơ: bị cướp, giựt thiên đàng?

“chiều tắt nắng, chim về trong ống kính

âm bản đời?

tro, bụi đấy / tôi / rơi…”

 

Còn nhiều nữa, cái ám ảnh không rời của nhân sinh nói chung và của Du Tử Lê nói riêng trong tập thơ này, cái nhỏ nhoi ngắn ngủi của đời người, một nháy mắt so với “vô thủy, vô chung” của vũ trụ đã là “thảm tính” của sinh linh, cực tả trong 2 câu thơ cổ điển Việt Nam:

“Thảo nào khi mới chôn rau

đã mang tiếng khóc ban đầu mà ra…”

 

Bây giờ nói đến cái châm biếm chua cay trong một hình ảnh hiện thực vô cùng xấu xa, kinh khiếp ở phân khúc 6, trang 31, bài thơ / văn xuôi “Biệt khúc: núi”. Câu đầu tả nỗi cô đơn có vẻ bình thường:

“tôi vẫn chờ ai đó thăm, hỏi!”

Nhưng tiếp theo ngay đó là một hoạt cảnh chết chóc được chính thi sĩ quan sát:

“dưới dàn chanh dây, tôi ngồi đếm xác những con nhặng xanh được đám kiến hôi đọc điếu văn ca tụng thành tích

trước khi long trọng cử hành lễ di quan

tôi cũng (long trọng) cử hành tang lễ mình:

trong yên ắng…

cỏ mang bao tay, nghiêng mình đặt lên tôi nhiều vòng hoa

chúng đồng ca:

biệt khúc. mộ!!.” (Tr. 31)

 

Tôi sẽ trở lại “Biệt Khúc: Núi” vì tính cách đặc biệt tượng trưng cho một số thơ trong tập này, phản ảnh tâm trạng khủng hoảng trầm trọng của Du Tử Lê, theo tôi, khởi đi từ cái chết của Huyền Châu mà Du Tử Lê đã đề cập tới trong tùy bút “Trên ngọn tình sầu”, xuất bản năm 2011, từ trang 111 tới trang 133. (Cũng nên nói rõ về tâm trạng khủng hoảng, tiếng Việt không có những danh từ tương ứng với y khọc / khoa học Tây phương).

Theo phân tâm học thì tình trạng tinh thần của DuTử Lê khi hay tin Huyền Châu qua đời như sét đánh ngang tai, bị khích động thật mạnh và một số phản ứng tiếp theo, coi như dấu hiệu của “Rối loạn tính tình (Mood disorders), như bi quan, tuyệt vọng, ân hận kéo dài. Nhưng ở Du Tử Lê “Rối loạn tính tình” mãnh liệt đến độ cao hơn nữa, được gọi là “Schizophrenia”. Trạng thái tinh thần này có nghĩa là rời bỏ thực tại và biểu lộ qua: (a) Suy tư rối loạn. (b) Cảm nhận rối loạn. (c) Xúc cảm và hành động không thích nghi - không nhất thiết phải có cùng một lúc đủ các dấu hiệu vừa kể, và thường đối với những nhân vật có cá tính mạnh và chấp nhận các sự kiện trên như những thử thách, hơn là tiêu cực nhẫn nhịn, thì các dấu hiệu rối loạn đó qua vài ba tuần lễ sẽ tự tiêu tan.

anhquynh_01-content-content

Tôi trở lại “Biệt Khúc: Núi”, từ phân khúc 1:

“không ai ngó ngàng tôi

khi buổi chiều đã rời đi rất xa (…)

tôi vẫn nán, chờ người gọi tên mình!

tháng sáu?”

Tới phân khúc 2:

“tháng Sáu nắm tay cảm xúc đầu đời leo từng bậc thang ẩm mốc (…)

biệt khúc: khuất…”

Từ một miểng thời gian bé nhỏ: Tháng sáu? Của niên lịch nào? Ở đâu? Đột nhiên bung ra như một trái bom nguyên tử bao khắp không-thời-gian của cả một hành tinh. Kéo trở về “Cầu sông Kwai”, một địa danh ô nhục cho cả hai bên thắng và bại gần cuối Đệ nhị Thế chiến ở Đông Nam Á, và kéo dài hơn cả kiếp người, với những hoạt cảnh qua 11 phân khúc thê lương, ảo não và kinh hoàng hơn cả trong Hỏa ngục “Inferno” của Dante…

Chưa hết, chúng ta còn có thể gọi “Biệt Khúc 8” (từ trang 62 tới trang 64) “Cho những điều khi chết sẽ mang theo” có thể coi là “Biệt Khúc: Núi” 1 Bis.

Câu thơ đầu vẫn lập lại ý:

“không ai gọi tôi nữa (…)

tôi cũng muốn viết điều gì đó cho em…

trước khi tôi chết

ngặt nỗi tôi đang buồn quá đỗi! (…)

đám loa kèn thôi hát

gió cũng chán tôi (già háp)

em hiện ra rạng ngời

cùng giọt lệ tinh khôi sớm mai…”

Hai đoạn thơ thực đẹp nhưng hỡi ơi! Như 2 tiếng nấc trong một hơi thơ dài!

 

Biệt khúc kế tiếp từ trang 65 tới trang 68: “Mẹ đã xa và, ai sẽ quên?” Nếu có đặt tên thêm cho Biệt Khúc này là Biệt Khúc Núi – 2 Bis, thì cũng thật là đích đáng vì rõ ràng ngay trong phân khúc đầu, ta thấy Du Tử Lê trả nghĩa phần nào cho một đời hy sinh cho tình yêu vô vọng củangười vốn có tình sâu nghĩa nặng với Du Tử Lê, bằng cách thi sĩ tự nguyện xin “chung nghiệp” và xin:

“vũng tối trôi cùng tôi / biển đông”.

một đời. thôi. cũng thôi.” (Biệt khúc trang 74)

Nhưng câu hỏi chót, câu hỏi v“Mẹ đã xa! và, ai sẽ quên?!!!” của Du Tử Lê vẫn còn đó và tôi nghĩ không dễ gì biết được ai sẽ là người trả lời cho câi hỏi chót của bài thơ này. Tôi liên tưởng tơi một thơ định mệnh của Du Tử Lê:

“lạc nhau cuối phố , sương quàng cổ cây…” (Xin coi Hợp Lưu số 116, từ trang 228 tới trang 233, bài cảm nghĩ của Lê Vương Ngọc về Tùy Bút Du Tử Lê 2011).

Bây giờ đến phần phân tích dẫu sơ lược những nét hiện thực, châm biếm, những đoạn văn xuôi rất thơ và một ít vần thơ mang nhãn hiệu Du Tử Lê:

“xiển dương đời khác thêm hư, dối (…)

đi qua một kiếp như nghìn kiếp

ta giống côn trùng sống thản nhiên” (Tr. 48)

đời cho nhiều hương thơm

thủy chung đều chẳng thật” (Tr. 23)

dường không ai có thì giờ

nói về cuộc chia tay của những người mà, tuyệt vọng chói chang

hơn mọi cam kết, phát biểu xưng xỉa sự thật (của các chính khách)…” (Tr. 97)

Những cảm nhận rất đời thường, rất thực tế rút ra từ những kinh nghiệm “đi qua một kiếp” nghe thật chua chát nản lòng…

Có lẽ vì vậy mà Du Tử Lê cần thêm chút châm biếm:

“mặt mày hình sự, tôi đốt thuốc liên tục

(tại sao không, khi trên cao, tháng sáu đang hút thuốc)…” (Tr. 27)

“Tháng sáu nhân danh sở di trú cấp thẻ xanh vĩnh viễn cho kỷ niệm”

(Tr. 35)

“như con mèo hoang tìm thức ăn thừa nơi những thùng rách trống

tôi tìm được phần sót, rớt của tháng tận, năm cùng (…)

điều quan trọng:

dưới tên gọi nào đấy

hạnh phúc không phải là thực phẩm (chờ chế biến!.!)...” (Tr. 52)

Châm biếm tới đây coi như rất mực sần sượng, nhưng đọc sang trang kế bên, thi sĩ hỏi một câu:

“chúng ta đã đọc được những gì trong trang sách mang tên kiếp-người-ngộ-nhận???”

Để dẫn tới trả lời thê thảm:

“- tận tuyệt!?.” (Tr. 53)

Toàn tập “Biệt Khúc” gồm tất cả các bài cổ điển, mới, tự do có vần, không vần đều mang dáng “biệt”, tuy cường độ khác nhau nhưng trong nhiều bài âm hưởng cùng hình ảnh (kể cả những bài thơ / văn xuôi) rất mực nên thơ, gợi cảm khởi đầu, xin trích:

“những đêm mù không gian

mưa sạch / tôi / thánh thiện…” (Tr. 23)

Hai câu thơ này được coi như thuộc loại: Rối loạn tinh thần cao độ ở mức (b) Cảm nhận rối loạn (tạm dịch là mê sảng) (Delusion: perceptions disorders). Delusion có hai tác dụng / dấu hiệu trạng thái tinh thần như bị người bạc đãi, dầy vò (persecution), và dấu hiệu khác như cảm thấy huy hoàng, tươi sáng (grandeur).

Du Tử Lê trở thành thánh thiện là nhờ:

“em hiện ra cuối kiếp”

Một đền bù trong muôn một, cũng tốt thôi! Không riêng cho Thi sĩ mà trong nhiều trường hợp khác dù “định mệnh” éo le tới đâu, Du Tử Lê cũng thấy được:

“bạn tôi mãi xuân thì

tội nghiệp em bánh thánh” (Tr. 55).

tóc thơm hương cũ, môi tiền kiếp

nước mắt không mầu / tôi / chảy nghiêng” (Tr. 66) Và :

“trở lui, tôi thấy tôi thân thiết

quỳ dưới chân người: môi / mắt / riêng” (Tr. 77)

Trong bài “Ngọn nến / tôi / cháy hết vẫn ngậm ngùi” thì 5 đoạn phảng phất tử sinh, oan trái:

“tôi im lặng nghe nỗi buồn vô hạn

giữa hư không: huyền thoại đã chôn xong” (Tr. 82).

“đất hỏi tôi: - nguồn gốc những ân tình?

tôi hỏi mắt. mắt nhìn tay bươi cỏ

tìm chỗ nằm chung một cõi: tôi / em” (Tr. 84).

Trong Biệt Khúc có hai bài lục bát rất ca dao dân tộc. Bài “Tôi trôi theo tôi-con-sông” với hai câu gần chót:

“tôi đi xuyên qua cuộc đời

thấy như lục bát thôi nôi từng dòng” (Tr. 92).

Du Tử Lê thương tiếc và trân quý ấu thơ với Mẹ tột đỉnh để ấn định cho mỗi dòng lục bát là ngày Mẹ và gia đình cử hành “thôi nôi” cho chú út L.C.P.

Bài lục bát thứ hai: “Bài 60, tân niên” (từ trang 106 tới 109), cũng như bài chót “Trước khi thành quá muộn”, viết cho người bạn đường cuối đời (trang 136 và 137, 138):

“cảm ơn em yêu dấu!

những ngày sống bên nhau

em từ tâm, tội nghiệp! (…)

hải đăng người chói lọi

soi tìm tôi mỗi khuya (…)

yêu dấu ngay phút này

tôi ngỏ lời ơn em

trước khi thành quá muộn!”

.

Khi định tính cho “Biệt Khúc” thơ với nhiều hiện thực tàn nhẫn, châm biếm chua cay, nhất là sần sượng trong câu: “Chúng ta đã đọc được những gì trong trang sách mang tên kiếp-người-ngộ-nhận”, tôi thấy “Biệt Khúc” đã mặc nhiên đồng tình với Lão Tử, “Trời đất không lòng nhân coi vạn vật như loài chó giấy!” Buồn thay!!!

 

Garden Creek, 3-8th-2013,

Lê Vương Ngọc.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
14 Tháng Sáu 20241:40 CH(Xem: 4958)
Tôi mượn câu thơ kết trong bài 'Đêm, nhớ trăng Sài Gòn' của Du Tử Lê để làm tựa cho bài viết này, bài viết về ông: Du Tử Lê - một nhà thơ có tầm ảnh hưởng lớn đối với văn chương Việt Nam.
31 Tháng Mười Hai 202310:10 SA(Xem: 1712)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
07 Tháng Mười Một 20233:47 CH(Xem: 2200)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
19 Tháng Mười 20231:33 CH(Xem: 2111)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
05 Tháng Mười 202312:00 SA(Xem: 23429)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
02 Tháng Chín 202312:00 SA(Xem: 14897)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
23 Tháng Sáu 202310:46 SA(Xem: 2130)
Luận văn Thạc Sĩ/ Chuyên ngành: Văn học Việt Nam của Vũ Thị Lê Duyên
04 Tháng Sáu 20232:03 CH(Xem: 2401)
Du Tử Lê nổi tiếng nhất với tư cách một thi sĩ.
30 Tháng Năm 20235:35 SA(Xem: 7906)
Hôm nay, một sáng nắng ấm, trời thu, Nam California, chúng tôi ngậm ngùi đưa tiễn một Nhà thơ.
10 Tháng Năm 20239:33 SA(Xem: 7616)
Sáng thứ tư 9/10/2019, thấy cái post của Hạnh Tuyền: “Ông ngoại đã lên trời”.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 20786)
Tôi không biết phải bắt đầu từ đâu, ra sao, thế nào khi đứng trước khu rừng có quá nhiều những gốc lạ, quý? Khu rừng thuộc quyền sở hữu của người dựng thành đêm-từ-biệt…Trần.
(Xem: 15748)
Đề cập tới sự nghiệp âm nhạc giá trị của cố nhạc sĩ Phạm Đình Chương, nếu chỉ nói tới khía cạnh thơ phổ nhạc (dù cho ông được ghi nhận như một thiên tài) mà không đề cập tới những lãnh vực khác, tôi cho là một thiếu sót không thể tha thứ.
(Xem: 17413)
Tuy nhiên, thế hệ 1940-1950, cũng lại là thế hệ cung cấp cho văn chương miền Nam 20 năm, những bài thơ, những trang
(Xem: 10096)
Loạt bài của Nguyên Vũ / Vũ Ngự Chiêu được độc giả, nhất là giới quân nhân đón nhận nồng nhiệt
(Xem: 18544)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 4958)
Tôi mượn câu thơ kết trong bài 'Đêm, nhớ trăng Sài Gòn' của Du Tử Lê để làm tựa cho bài viết này, bài viết về ông: Du Tử Lê - một nhà thơ có tầm ảnh hưởng lớn đối với văn chương Việt Nam.
(Xem: 1712)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 2200)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 2111)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 23429)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 19943)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 8749)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 9765)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 9182)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 12146)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 31672)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 21467)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 26456)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 23899)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 22688)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 20792)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18891)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 20041)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 17629)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16746)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 25711)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 33041)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 35546)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,