dutule.com (ngày 14 tháng 3 – 2013): Là nhà thơ có sáng tác đăng tải rất sớm, trên một số tạp chí văn chương ở Saigon từ đầu thập niên (19)60, với bút hiệu Đỗ Nghê (bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc), họ Đỗ cho thấy thủy chung, trái tim ông luôn ở với tổ quốc, đất nước, gia đình, bạn hữu… Bằng tất cả tấm lòng đôn hậu, nhân ái và, trong sáng của một thi sĩ. Những người làm văn nghệ cùng thời, thân thiết với Đỗ Hồng Ngọc, tới hôm nay, vẫn nhớ rằng, qua bút hiệu Đỗ Nghê, ký dưới những bài điểm sách, những trang thơ đăng tải trên các báo, là một phần thu nhập đáng kể của họ Đỗ, thời gian ông còn là sinh viên y khoa. Lại nữa, trong nhiều năm trở lại đây, các bằng hữu thân thiết với ông, cũng cho biết thêm rằng, với tư cách một bác sĩ lâu năm trong nghề, họ Đỗ đã có những sáng tác được rất nhiều độc giả ưa thích với lòng biết ơn thầm lặng. Thí dụ như các cuốn “Gió heo may đã về”. “Già ơi…Chào bạn!”. “Thư gửi người bận rộn”. “Khi người ta lớn” v.v… Dù là một thi sĩ, một bác sĩ nổi tiếng, với rất nhiều tác phẩm đã được xuất bản, nhưng có thể một số bạn đọc, thân hữu của chúng tôi, không rõ lắm về nhân thân của người làm thơ đáng yêu này. Do đó, chúng tôi xin trân trọng gửi tới quý bạn đọc, thân hữu một tiểu sử tóm tắt về tác giả “Thơ Đỗ Nghê”, theo trang nhà Luân Hoán:
Nhà thơ Đỗ Nghê tên thật Đỗ Hồng Ngọc, sinh năm 1940, tại Phan Thiết, Bình Thuận. Ông tốt nghiệp Y khoa đại học đường Saigon năm 1969. Nguyên Trưởng khu cấp cứu, bệnh viện Nhi Đồng Sài Gòn, giám đốc Trung tâm Truyền thông - Giáo dục Sức khỏe. Họ Đỗ hiện giảng dạy tại Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch. Khởi viết từ thập niên 60, Đỗ Nghê đã cộng tác với các báo: Bách khoa, Mai, Văn, Tình Thương, Ý Thức, Tuổi Ngọc, Mây Hồng, Tuổi trẻ, Phụ nữ, Thanh niên, Mực Tím, Áo trắng, Doanh nhân Saigon cuối tuần, Sài gòn Tiếp thị, Văn hóa Phật giáo, Giác Ngộ, Kiến thức ngày nay… Ông cũng là người phụ trách các trang mục: “Phòng mạch Mực Tím”, báo Mực Tím (1989-2002); “Thư gởi người bận rộn” báo Doanh nhân Saigon Cuối tuần (2003-2005), và “Gia đình Vui khỏe” báo Phụ Nữ (từ 2008-2010). Tác phẩm đã xuất bản về thơ có: Tình Người (1967), Thơ Đỗ Nghê (1973), Giữa hoàng hôn xưa (1993), Vòng quanh (1997), Thư cho bé sơ sinh & những bài thơ khác (2010). Về tạp văn, tùy bút có: Gió heo may đã về; Già ơi…Chào bạn! Nghĩ từ trái tim; Những người trẻ lạ lùng; Thầy thuốc & Bệnh nhân; Như ngàn thang thuốc bổ; Cành mai sân trước. Về tuyển tập những bài viết được nhiều người đọc nhất, có: Thư gởi người bận rộn 1, 2; Khi người ta lớn; Như thị; Chẳng cũng khoái ru?...
Hôm nay, sau khi được sự nhận lời của nhà thơ, bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc, chúng tôi trân trọng kính mời quý bạn đọc, thân hữu tham dự cuộc “Trò chuyện trên mạng” với họ Đỗ - - Ở cả hai lãnh vực thi ca và, y khoa. . Như tất cả những cuộc “Trò chuyện trên mạng” trước đây, xin quý vị và, các bạn cho phép chúng tôi được lập lại vài nguyên tắc, để sân chơi văn học, nghệ thuật của chúng ta giữ được toàn vẹn sự trong sáng và ý nghĩa. Đó là:
1- Ban biên tập trang nhà dutule.com dành quyền từ khước những câu hỏi liên quan tới chính trị. (Hoặc) 2- Những câu hỏi có thể đưa tới ngộ nhận hay, tranh cãi không cần thiết. 3- Trường hợp nhiều câu hỏi có cùng một nội dung, được gửi tới bởi nhiều thân hữu khác nhau, chúng tôi sẽ gom thành một, với ghi chú phương danh những người hỏi. 4- Để tiện việc cho cả hai phía, chúng tôi sẽ tập trung từ 3 đến 5 câu hỏi của quý thân hữu, cho mỗi lần chuyển tới tác giả. 5- Nhân đây, chúng tôi cũng xin bạn đọc, thân hữu cho chúng tôi biết, những văn, nghệ sĩ nào quý vị muốn chúng tôi thay mặt quý vị, mời họ “Trò chuyện trên mạng” với chúng ta, trong những ngày trước mặt… 6- Khi số lượng đề nghị của quý thân hữu đủ nhiều, chúng tôi sẽ thay mặt quý vị, cố gắng liên lạc với tác giả đó. Dám mong bạn-đọc-thân-hữu hưởng ứng cuộc hạnh ngộ văn học mà chúng tôi quan niệm, như một nỗ lực đi tìm mối tương quan hữu cơ giữa người viết và, người đọc! 7- Nội dung cuộc trò chuyện trên dutule.com thuộc tác quyền của dutule.com 8- Thư từ xin gửi về: dutule@dutule.com
Và, chúng tôi xin được đón nhận câu hỏi của bạn đọc, thân hữu, ngay sau Thông Báo này.
Trân trọng, Ban biên tập Trang nhà dutule.com
Ý kiến bạn đọc
15 Tháng Ba 20137:00 SA
Hai trầu
Khách
Kinh xáng Bốn Tổng(Núi Sập) ngày 15 tháng 03 năm 2013
Kính chào bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc,
Nhắc đến bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc, không thể không nhắc đến bài viết “Nguyễn Hiến Lê và tôi”, đăng trên tạp chí Bách Khoa số 426 ngày 24-4-1975, tác giả viết: “Tôi biết có những tác giả sản xuất còn mạnh hơn ông, viết mau và viết mạnh hơn ông, nhưng đọc họ, người ta thấy rõ ràng là những tác phẩm máy móc, sản xuất hàng loạt.. Ở ông [Nguyễn Hiến Lê] thì không. Ở ông là con người. tác phẩm của ông là con người ông. Ông “dạy” cho thanh niên rèn nghị lực thì chính ông là một tấm gương nghị lực; ông viết về tổ chức thì nếp sống của ông là một sự tổ chức; ông viết về tự học thì chính ông đã nhờ tự học mà thành công. Nhờ viết từ những kinh nghiệm sống thực đó, người đọc thấy gần gũi với ông và những lời ông chỉ dẫn đều ứng dụng được.”
Qua đoạn văn của bác sĩ mà tôi vừa trích dẫn, xin thưa bác sĩ, ngoài nhận xét vừa nêu, bác sĩ có thể chia sẻ thêm với bạn đọc về các nội dung khác trong bài viết ấy?
Qua rồi 38 năm, thời gian cũng đã khá dài, nếu có phải nhận định lại, bác sĩ có thay đổi hoặc bổ túc thêm về cái nhìn của mình đối với thầy Nguyễn Hiến Lê không và nếu có bác sĩ sẽ bổ túc những điểm nào?
Bác sĩ có thể kể lại những lần bác sĩ gần gũi hoặc gặp gỡ cùng những kỷ niệm đáng nhớ với nhà văn Nguyễn Hiến Lê không?
Ngoài ra, dù là một người sống với ruộng đồng, nhưng qua theo dõi các sinh hoạt văn chương, tôi nhận thấy có nhiều vị bác sĩ, nha sĩ, dược sĩ viết văn làm thơ như xa xưa có bác sĩ William Somerset Maugham viết Kiếp Người; Việt Nam mình có bác sĩ Ngô Thế Vinh với Vòng Đai Xanh và nhiều tác phẩm nổi tiếng khác lúc sau này như “Cửu Long Cạn Dòng, Biển Đông Dậy Sóng”, “Mekong, Dòng Sông Nghẽn Mạch”; rồi còn có dược sĩ Ngô Nguyên Nghiễm ở Châu Đốc làm thơ, bác sĩ Nguyễn Đức Tùng làm thơ ở bên Canada, bác sĩ Hoàng Chính viết văn cũng ở bên Canada, nha sĩ Đăng Khánh làm thơ ở Houston, bên Mỹ ; bác sĩ Trần Văn Tích viết văn bên Đức và có lẽ còn nhiều vị khác nữa mà tôi chưa được biết... Ngay như bác sĩ, qua lời giới thiệu trên trang nhà Du Tử Lê, bác sĩ vừa viết văn vừa làm thơ. Vậy qua kinh nghiệm chính mình, bác sĩ có thể chia sẻ với bạn đọc vì sao các vị theo ngành thuốc thường lại mê viết văn làm thơ nhiều như vậy ? Có phải do bẩm sinh của mỗi cá nhân hay là do có một truyền thống lâu đời nào không, thưa bác sĩ ?
Thưa ông, hôm nay tôi có mấy câu hỏi nhỏ gửi cho ông đây. Đó là tôi có đọc “Khói trắng thiên đường” của ông và thấy ông có ghi lại một vài đoạn thơ của ông. Tôi rất thích mấy đoạn thơ ngắn ấy. Vậy ông có thể vui lòng cho tôi biết:
Hầu như mọi người đều nhận thấy tiểu thuyết hay truyên dài của ông thường dựa trên những dữ kiện thực. Phần hư cấu có rất ít. Vậy cá nhân ông đánh giá thế nào về những truyện hoàn toàn được xây dựng trên hư cấu?
Tôi theo dõi gần như khá đầy đủ những tác phẩm ông đã xuất bản. Do đấy, tôi được biết ông từng gặp khó khăn với một vài tác phẩm của mình. Vậy thì đứng trước những khó khăn ấy ông đã có thái độ nào?
ông sẽ nói đôi điều về tình ái với bạn đọc chứ? Nó xuất hiện, xoa dịu, chữa lành những bi kịch khác ra sao, nó có nhất thiết tồn tại trong một tác phẩm không, và liều lượng, vai trò của nó như thế nào góp vào thành công của tác phẩm
Có người cho rằng truyện ngắn là một mảnh của truyện dài ngắt ra. Ông có đồng ý với quan niệm này hay ông có quan niệm khác? Nếu ông có quan niệm khác thì xin ông trả lời rõ ràng cho tôi được hiểu.
Tôi có mua và đã đọc cuốn “Khói trắng thiên đường” của ông. Câu hỏi của tôi là ông có thể cho tôi biết là có bao nhiêu phần trăm sự thật trong truyện này?
Nhà văn Đào Hiếu sinh tại Tây Sơn, tỉnh Bình Định. Tốt nghiệp cử nhân văn chương, đại học Văn khoa Sài Gòn 1972. Sau năm 1975, ông công tác tại báo Tuổi Trẻ và nhà xuất bản Trẻ... Cùng gia đình, ông hiện sống tại Sài Gòn
Kim Loan : Thưa anh, theo tôi nghĩ, người viết phiếm như ông thì bất cứ lúc nào, đi đâu cũng lắng tai nghe, thâu nhận...để rồi về viết. Như thế đời sống lúc nào cũng lăm lăm dòm ngó mọi chuyện để viết, thế thì chán chết. Chẳng lúc nào mình sống thoải mái, phải không thưa anh?
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-260-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Khi gặp Bùi Xuân Phái, thấy nhau, chúng tôi cùng bùi ngùi. Chúng tôi không nói được với nhau một lời nào!.! chỉ nhìn nhau. Mặc cho những giọt mắt già nua, hiếm hoi, lặng lẽ chảy…
Tôi mượn câu thơ kết trong bài 'Đêm, nhớ trăng Sài Gòn' của Du Tử Lê để làm tựa cho bài viết này, bài viết về ông: Du Tử Lê - một nhà thơ có tầm ảnh hưởng lớn đối với văn chương Việt Nam.
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.
Kính chào bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc,
Nhắc đến bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc, không thể không nhắc đến bài viết “Nguyễn Hiến Lê và tôi”, đăng trên tạp chí Bách Khoa số 426 ngày 24-4-1975, tác giả viết:
“Tôi biết có những tác giả sản xuất còn mạnh hơn ông, viết mau và viết mạnh hơn ông, nhưng đọc họ, người ta thấy rõ ràng là những tác phẩm máy móc, sản xuất hàng loạt.. Ở ông [Nguyễn Hiến Lê] thì không. Ở ông là con người. tác phẩm của ông là con người ông. Ông “dạy” cho thanh niên rèn nghị lực thì chính ông là một tấm gương nghị lực; ông viết về tổ chức thì nếp sống của ông là một sự tổ chức; ông viết về tự học thì chính ông đã nhờ tự học mà thành công. Nhờ viết từ những kinh nghiệm sống thực đó, người đọc thấy gần gũi với ông và những lời ông chỉ dẫn đều ứng dụng được.”
Qua đoạn văn của bác sĩ mà tôi vừa trích dẫn, xin thưa bác sĩ, ngoài nhận xét vừa nêu, bác sĩ có thể chia sẻ thêm với bạn đọc về các nội dung khác trong bài viết ấy?
Qua rồi 38 năm, thời gian cũng đã khá dài, nếu có phải nhận định lại, bác sĩ có thay đổi hoặc bổ túc thêm về cái nhìn của mình đối với thầy Nguyễn Hiến Lê không và nếu có bác sĩ sẽ bổ túc những điểm nào?
Bác sĩ có thể kể lại những lần bác sĩ gần gũi hoặc gặp gỡ cùng những kỷ niệm đáng nhớ với nhà văn Nguyễn Hiến Lê không?
Ngoài ra, dù là một người sống với ruộng đồng, nhưng qua theo dõi các sinh hoạt văn chương, tôi nhận thấy có nhiều vị bác sĩ, nha sĩ, dược sĩ viết văn làm thơ như xa xưa có bác sĩ William Somerset Maugham viết Kiếp Người; Việt Nam mình có bác sĩ Ngô Thế Vinh với Vòng Đai Xanh và nhiều tác phẩm nổi tiếng khác lúc sau này như “Cửu Long Cạn Dòng, Biển Đông Dậy Sóng”, “Mekong, Dòng Sông Nghẽn Mạch”; rồi còn có dược sĩ Ngô Nguyên Nghiễm ở Châu Đốc làm thơ, bác sĩ Nguyễn Đức Tùng làm thơ ở bên Canada, bác sĩ Hoàng Chính viết văn cũng ở bên Canada, nha sĩ Đăng Khánh làm thơ ở Houston, bên Mỹ ; bác sĩ Trần Văn Tích viết văn bên Đức và có lẽ còn nhiều vị khác nữa mà tôi chưa được biết... Ngay như bác sĩ, qua lời giới thiệu trên trang nhà Du Tử Lê, bác sĩ vừa viết văn vừa làm thơ. Vậy qua kinh nghiệm chính mình, bác sĩ có thể chia sẻ với bạn đọc vì sao các vị theo ngành thuốc thường lại mê viết văn làm thơ nhiều như vậy ? Có phải do bẩm sinh của mỗi cá nhân hay là do có một truyền thống lâu đời nào không, thưa bác sĩ ?
Trân trọng kính chào bác sĩ.
Hai Trầu