đã qua được con dốc cận-tết khi mà mọi thứ đều thôi thúc và túi tiền thì “lục đục” chẳng đâu vào đâu cả trong cái thời điểm ấy. đến nay thì mọi thứ gần như tạm ổn.
qua nay cái chân bắt đầu nhức nhức về đêm và xương nhiều lúc bắt đầu thấy rêm rêm. có thể do mải mê “chạy bàn” mà không ý thức được rằng mình đang cưỡng ép sức khỏe của mình. cái này mới đúng là… làm hết mình! hôm qua đứng dậy thấy choáng, phải ngồi xuống một chút, hết choáng rồi lại tất tả. quên mất là mình đang trong những ngày sức yếu. chị Minh cứ giục đi gặp bác sĩ nhưng tôi còn chần chừ. tôi đang rất vui vẻ, rất yêu quý những gì mình đang làm, mọi thứ đang rất ổn nên tôi không muốn bất cứ một điều gì ảnh hưởng đến tinh thần & suy nghĩ của mình. gặp bác sĩ, bác sĩ nói mình tốt thì vui quá rồi. nhưng lỡ may bác sĩ nói mình không tốt hoặc nói điều gì đó khác đi thì mọi thứ sẽ sụp đổ.
kết quả xét nghiệm máu vẫn ổn định dù ở mức không cao nhưng nó ổn định nên không có gì phải lo. bị bệnh máu nên kết quả không cao ra điều không có gì đáng lo. miễn sao là mình vẫn sống, vẫn làm việc, vẫn yên ổn. nói chung là tôi không muốn có bất cứ điều gì dẫn mình đến sự… bất ổn.
tối qua, không hiểu điều gì dẫn Trà My tức tốc tìm đến tôi. My bảo chị cho em 15 phút thôi, em có chuyện muốn nói với chị. mình nghĩ: My nó đã nói vậy chắc là chuyện rất quan trọng mà nó cần, có thể là một định hướng cho công việc nào đó mà nó đang muốn mình tư vấn, hoặc có thể là một bảng… báo giá (như Trãi hay cần kiểu như vậy).
My đến và nói về khu-vườn-kỳ-lạ ở Long An. ở vùng Luordes của Pháp, cuối thế kỷ 19, cũng có một khu-vườn-kỳ-lạ như vậy khi mà người hành hương tìm đến để chữa trị những bệnh hiểm nghèo, không lối thoát. nhiều người đã đến và điều kỳ diệu đã xảy ra.
thì ra là vậy! là khu-vườn-kỳ-lạ ở Long An nên Tố Đào nó mới nói những điều khó hiểu như kiểu người ta đi uống bacardi giữa buổi chiều nay. sự linh diệu của khu-vườn-kỳ-lạ Long An. tôi vốn không duy tâm nhưng điều kỳ diệu thì không phải ai cũng có thể trải nghiệm và tin tưởng. tôi có nói đùa với My rằng: My mà nói sớm thì chị Trang không có đau đớn, khốn khổ và nhất là tốn cả mấy tỉ đồng.
sau đợt chữa trị, tuy không khánh kiệt nhưng đó là tất cả. đến giờ thì tôi không thấy mình tuyệt vọng đến mức phải đi đến… khu-vườn-kỳ-lạ để chữa bệnh. nhiều lúc dễ dãi cũng cho phép mình nghĩ rằng cứ đi đi, đi như một chuyến đi chơi. biết đâu là thật! nhưng, nếu điều kỳ diệu đó là có thật, tôi không muốn mình đi đến con đường hy vọng của nhiều người bằng tâm thức dạo chơi cho biết.
nếu một mai đời sống lại (một lần nữa) đẩy tôi đến tận cùng của sự đau đớn & tuyệt vọng bởi căn bệnh ung thư tai ác thì tôi sẽ đi đến khu-vườn-kỳ-lạ ấy với một niềm mong mỏi tuyệt đối vào điều kỳ diệu mà My nói với tôi. February 2, 2013
Từ ngày bà Tư qua đời, Quân, đứa con trai duy nhất lấy vợ sinh cháu nội đích tôn, ông Tư cảm thấy rất hạnh phúc, quây quần với con cháu, an vui với tuổi già.
Đêm nào cũng vậy, ban đầu mọi câu chuyện của ba đứa chúng tôi tràn lan miên man, nhưng rồi mọi chủ đề dù có mông lung đến thế nào đi nữa thì cũng đổ về một điểm cuối: chuyện Việt Nam
Giờ về quê thăm mộ bà, đi ngang không còn cánh đồng ấy nữa. Không còn nhiều cánh đồng khác nữa. Người ta đã xây ở đó một khu đô thị gồm lổn nhổn những khối nhà như những tổ ong chọc giời.
Tuân Nguyễn sinh ra ở đời là để đóng cái vai trò này: Khi có ai đó muốn kêu lên ‘Trời ơi, sao mà tôi khổ thế?’, thì nhìn vào Tuân Nguyễn, sẽ thấy mình chưa phải là người khổ.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Bài thơ đầu tiên (?) của Tô Thùy Yên được giới thiệu trên Sáng Tạo, gây tiếng vang lớn và, dư âm của nó, kéo dài nhiều năm sau, là “Cánh đồng con ngựa chuyến tàu” viết tháng 4 năm 1956.
Hay ước nguyện cuối cùng trước khi nhắm mắt, không chỉ của giới trẻ mà, của rất nhiều văn nghệ sĩ thời đó là, một lần được đứng dưới những ngọn đèn vàng của ga Lyon!
ông được trao huy chương vàng cuộc triển lãm hội họa, do cơ quan Giáo Dục, Khoa Học và Văn Hóa UNESCO, thuộc tổ chức Liên Hiệp Quốc tổ chức tại Roma năm 1967.
Du Tử Lê là Thi Sĩ Một Đời. Thi Sĩ Viết Hoa, tôi viết và biết về thi sĩ như thế. Ông không chỉ làm thơ. Ông sống với thơ. Sống bằng thơ. Thơ với ông là một.
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.