Tôi, Café, Một Thời Và…

28 Tháng Ba 201512:00 SA(Xem: 6618)
Tôi, Café, Một Thời Và…



Tôi không biết tôi “bén duyên” với cà phê từ lúc nào? Chắc từ khi còn rất nhỏ!

Thuở học trò mới lớn ở Saigon, tôi thấy hầu như ở các ngã ba, ngã tư, hẻm lớn, hẻm nhỏ, không có quán cà phê. Những người muốn uống cà phê phải tìm tới những tiệm ăn của Tàu.

caphe

Dù ở đâu thì đó vẫn là loại cà phê được rót ra từ những cái vợt làm bằng vải. Vì thế trong giang hồ mới có tên gọi: Cà-phê-bít-tất. Hoặc cà-phê-dzớ.

Những ngày tháng đầu tiên làm quen sinh hoạt Saigon, tôi thích lắm, hình ảnh sớm mai, khi bóng tối còn nhựa nhựa chưa chịu ra đi, mấy ông đạp xe xích lô, ba gác, gác xe lên lề đường, vô quán gọi ly “xây chừng”! Hình ảnh vừa thanh bình, vừa an nhiên tự tại của lớp người mà xã hội gọi chung là giới lao động. Tôi không biết ngoài Saigon, thế giới còn có nơi nào cho người lao động sự an nhiên tự tại như vậy?

“Xây chừng” là tên gọi một ly cà phê sữa nóng, “size” nhỏ nhất. Những người ít thời giờ hoặc, nôn nóng thưởng thức ngay ly cà phê đầu ngày của mình, thường chọn cách đổ từng đợt cà phê trong ly, ra đĩa sành. Họ uống tới giọt cà phê cuối cùng, từ đĩa sành ấy.

Cà phê bít tất hay cà phê dzớ phục vụ những người có lợi tức thấp, hoặc không…có lợi tức… như chúng tôi, đám học sinh mới lên trung học được vài năm, đã tập tọng hút thuốc lá, uống cà phê! Trong khi thực tế, cả tháng, cả năm không kiếm được một xu…(trừ tiền quà sáng bố, mẹ phát cho!)

Bên cạnh loại cà phê bình dân, Saigon thuở đó, cũng có những quán cà phê thuộc loại… “đẳng cấp”. Một trong những cà phê đẳng cấp ra đời sớm nhất, khoảng cuối thập niên (19)50 là cà phê Gió Bắc, ở đường Phan Đình Phùng.

Đấy là nơi từng được nhà thơ Trần Dạ Từ (thưở còn ký bút hiệu Hoài Nam), thỉnh thoảng ghé đến với tiếng sáo tuyệt vời của ông.

Gió Bắc cũng là nơi nhà thơ Hoài Khanh, giới thiệu tập thơ đầu tay “Dâng Rừng”. Thời gian đó, hầu như chưa có một nhà thơ nào ở thế hệ sinh trước, sau (19)40 vài năm, có sách in. Nên ông được chúng tôi nhìn với tất cả lòng…“ngưỡng mộ”.

Kịp khi Gió Bắc đóng cửa, chìm vào quên lãng thì một loạt quán cà phê thuộc loại “cộm cán” lần lượt ra đời.

Trước nhất tôi muốn nhắc tới cà phê Năm Dưỡng. Khởi nghiệp ở đầu đường Nguyễn Kim, khu Bà hạt, Phú Thọ. Cà phê Năm Dưỡng “danh chấn giang hồ” nhờ những ly cà phê đen đá nổi bọt, cao ngất.

Tôi không biết các “ẩm khách” khác nghĩ gì, riêng tôi, mỗi lần được bạn tôi, Đào Quý Châu, cho đi uống cà phê Năm Dưỡng, thì nguyên một ngày đó, tôi vui biết bao với “đen đá nổi bọt, cao ngất.”

Cách đây vài năm, bạn tôi đã chấm dứt cuộc chơi mà trước, sau vẫn chỉ là cà phê.

Đề cập tới những quán cà phê có cho riêng nó một hai “dấu ấn” gì đó, tôi cho sẽ là thiếu sót nếu không nhắc tới quán cà phê ở gần cuối đường Pasteur. (Còn gọi là cà phê hai chị em).

Về chất lượng, cũng như trang trí của quán này thì cũng thường thôi. Không có gì nổi bật. Tuy nhiên, cô chị, chủ quan, lại là người có một nhan sắc quanh năm “ướt rượt. Não nùng”. Nghe đâu cô có làm thơ. Thỉnh thoảng cô cũng còn ngâm thơ nữa?

Hai yếu tố vừa kể khiến trong chiếc quán âm u, hẹp bề ngang đó, trở thành “chiến trường… không đổ máu” của đôi ba văn nghệ sĩ (có tên tuổi hoặc sẽ…có tên tuổi).

Một trong những vụ “Long tranh hổ dấu” mà “giang hồ” thời đó không ngớt kháo nhau, đó là vụ một nhà thơ có tên tuổi thi triển “võ công” với một dịch giả mới nổi… Cuối cùng kẻ “đưa nàng về dinh” là dịch giả trẻ tuổi kia. Vì một trong hai nhân vật trung tâm của xì căng đan, vừa mới qua đời, nên tôi xin được không kể tên.

Quán cà phê thứ hai, cũng thuộc loại “cộm cán” ở đầu đường Nguyễn Phi Khanh, bên cạnh văn phòng tướng số của thầy Ba La, không có tên. “Băng đảng” ghiền cà phê hay lui tới chỗ này, bèn lấy tên người chủ, làm tên quán. Quán Chị Chi.

doanketuong-thang_2012-content-content

Chị Chi là một thiếu phụ trung niên, với một nhan sắc khó tạo được cảm tình của người dễ tính nhất, trong lần gặp đầu. Nhưng chị Chi lại là người đầy… “cá tính”. Chị gần như không cười với ai, dù là khách “ruột”. Quán chỉ kê được vài chiếc bàn nhỏ, với độ 10 chiếc ghế thấp. Gặp ngày đông người khách phải đứng ngoài hiên. Tuy vậy, bạn vẫn có thể bị chị Chi mời ra khỏi quán ngay lập tức, nếu bạn hăm hở, chứng tỏ mình là tay sành cà phê hoặc bột sắn. Ngược lại, khi bạn đả trở thành khách quen của chị Chi, thì bạn giống như một đứa em trong gia đình - - Dù không một ai biết chút gì đời riêng của chị.

Mồng một tết, ghé lại, dù bạn uống bao nhiêu ly cà phê, chị Chi cũng sẽ không lấy tiền. Đó là cách “lì xì” “mừng tuổi” đầu năm mới của chị. Cuộc đời lính tráng của bạn, có ném bạn ra khỏi Saigon bao nhiêu năm, khi trở về, ghé quán, chị Chi vẫn không quên bạn.

Người dẫn tôi tới quán chị Chi là nhà biên khảo Nguyễn Khắc Ngữ, tác giả “Mẫu Hệ Chàm”. Ông dặn dò tôi từng chi tiết nhỏ. Buổi tôi… “ra mắt” chị Chi được coi là suôn sẻ. Có lẽ vì thế, chỉ vài lần sau, chị đã nhìn tôi như khách “ruột”. Chị bảo tôi, những khi không có tiền, thèm cà phê, cứ đến quán của chị.

Cũng thuộc dạng quán chị Chi, là cà phê Thăng Long trong hẻm khu Ngã Ba Ông Tạ. Chủ nhân là một lão niên, nghe nói từng làm báo hay viết lách gì đó ở Hà Nội. Ông chọn cách “đối nhân, xử thế” ngược hẳn chị Chi. Vì thế nhiều thanh niên, sinh viên cần tìm một chốn êm đềm giữa Saigon náo nhiệt thì họ tới Thăng Long. Vừa thưởng thức cà phê vừa được hưởng những câu chuyện văn nghệ thời tiền chiến mà, không phải ai cũng biết được.

Một quán cà phê không có tên khác, nằm trong một con hẻm ở đường Nguyễn Thiện Thuật, cũng “cộm cán” không kém, được khách gọi nôm na là “Cà phê Ông Già.”.

Tới đây, bạn có thể hút thuốc lào… mệt nghỉ; vì lão quán là người nghiện thuốc lào. Ông có tài kéo một hơi thuốc dài, làm thành một chuổi âm thanh réo rắt, đầy “khí thế”, khi ông nhả ra từng cụm khói trắng, xanh, bay quẩn trong căn phòng hẹp. Còn ông thì như một “tiên ông” đang “bay” khỏi cõi trần với đôi mắt nhắm tít.

Muốn tìm một quán café ngon, nhạc hay (chọn từng bài), bạn phải tới café Hân, đường Đinh Tiên Hoàng, Ở đây chủ, khách đối xử với nhau êm đềm như những người cùng sở thích…

Dù vậy, tất cả các quán cà phê tôi đã lược kê trên, đều chưa phải là những tiệm cà phê vừa “đẳng cấp” vừa “cộm cán”.

Theo tôi, chỉ có ba quán cà phê trên đường Tự Do (trước 1975) xứng đáng là quán sang, lịch sự, được nhiều người ngoại quốc lui tới. Đó là cà phê La Pagode, cà phê Givral và, Cà phê Brodard.

La Pagode được coi là nơi “đóng đô” của giới nhà văn nhà thơ Saigon. Givral, là nơi các ký giả ngoại quốc tìm đến, săn tin, mua tin, mua ảnh, hay nhận những cố vấn, chỉ dẫn liên quan tới những phần thời sự nóng hổi… được cung cấp bởi một số nhân vật Việt Nam am hiểu tình hình…

Brodard thành phần nào cũng có. Khách, đa số trẻ, nên ồn ào, sôi nổi hơn hai quán kia.

doanketuong_caolap-content

Từ trái qua: Du Tử Lê, Cao Lập, Đoàn Thạch Hãn, Hà Quang Minh (2012).

Những năm đầu của đời tỵ nạn, tôi định cư tại quận hạt Orange County -- Nơi tập trung nhiều người Việt nhất. Nhưng không có quán cà phê. Muốn uống cà phê (Việt Nam, dĩ nhiên), bạn phải vào nhà hàng Việt Nam. Nhà hàng Việt Nam thời đó, cũng ít. Khởi đầu có Hội quán Việt Nam, ở đường số 1, Santa Ana. Kế tiếp là nhà hàng Thành Mỹ, ở khu Mini Bolsa, trên đường Bolsa.

Khoảng giữa thập niên (19)80, một số quán cà phê thuần túy mới xuất hiện. Có thể kể một số như quán Lục Huyền Cầm, Cà phê Lup. Cà phê Croissand d’ Oré. Cà phê Mái Tây Hiên v.v…

Cùng với sự phát triển, thành công của người Việt phương diện thương mại, nhiều quán cà phê khác ra đời. Căn bản các quán cà phê mới này, dựa trên yếu tố nữ chiêu đãi viên trẻ, đẹp. Khách gọi những quán cà phê ấy là, cà phê mát mẻ. Tiêu biểu cho loại quán này, đứng đầu là cà phê Dĩ Vãng.

Tôi không đủ điều kiện để bước vào một trong mấy quán cà phê Dĩ Vãng. Nhưng một vài bằng hữu của tôi, như Hòa, như Tuấn… cho biết, tùy nơi, độ “mát mẻ” của các nữ chiêu đãi viên có thể lên tưới 90 hoặc 95%. Tuy nhiên, khách “hào hoa, phong nhã” chỉ được “đía” mà, không được “đụng”. Đụng vào thân thể các cô, là có chuyện… lớn!

Giữa lúc cà phê có nữ tiếp viên được mùa thì, hai quán café nhất định nói “không” với “mát mẻ” ra đời: Café Lily Barkery, ở đường Bolsa, gần ngã ba Hope St. Và Café Factory ở ngã tư Brookhurst - McFadden.

Tôi không nhớ bạn tôi bác sĩ Phạm Gia Cổn, trưởng Môn Hoàng Hạc Khí Công, hay nhà báo Long Ân là người đầu tiên rủ tôi tới Café Factory - - Nơi chốn, mau chóng, trở thành điểm hẹn, chỗ gặp gỡ của chúng anh hùng hắc, bạch.

Nhiều vụ xung đột “chánh kiến”, “lập trường” phải dùng tới tay chân, để giải quyết bên ngoài khung kính Café Factory… Nhưng, cuối cùng rồi cũng… chín bỏ làm mười. Mọi người vẫn tìm đến Café Factory, như một thói quen không thay đổi được.

Riêng café Lily Bakery không biết có phải là nơi nặng mùi bánh ngọt hay không mà, đấy là nơi tập trung nhiều ca, nhạc sĩ nhất. Bạn làm show? Có poster? Phải dán cho bằng được ở Lily Bakery. Nếu không, kể như bạn “khuyết” mất một… “khâu” quan trọng. Dù tôi không biết có người nào đến với các chương trình ca diễn, từ những tấm poster ở LiLy Barkery!?

Sau này, LiLy Bakery có một địa điểm thứ 2, đường Forbes. Đây là nơi các ông Nguyễn Đức Quang, Ngô Gia Truy, Võ Thành Điểm… chọn “đóng chốt” mỗi ngày.

Không biết sau khi nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang chọn về hẳn phía “bên kia sông”, cái “chốt” ấy có thay đổi?

Tôi có một người bạn học từ nhỏ, nhà thơ Bùi Vĩnh Hưng, ông được sắc phong là “Tư lệnh Café Phước Lộc Thọ" - - Vì ông có trên mười năm, không sáng nào vắng mặt.

Bạn tôi nói, là con người, nhất là những người già, ở đây, lạc lõng, cô đơn… đôi khi trong chính gia đình của mình! Nên họ cần tìm đến những tiệm cà phê, để hàn huyên với những người cùng cảnh ngộ. Chuyện của họ, trước sau chỉ là những chuyện ngày đó, năm ấy… Những công việc, những vai trò họ đã đảm nhận. Những trại tù họ đã trải qua… Nhưng, đó là một loại thuốc trị stress, trị trầm cảm công hiệu hơn bất cứ một loại thuốc nào khác.

Một trong những nhu cầu căn bản của con người là nói. Nhưng, nói, phải có người nghe! Không ra quán cà phê thì nói với bốn bức tường à?

“Vợ con nào ở không và đủ kiên nhẫn để nghe hoài chuyện ngày đó, năm nớ của những người già này?” Bạn tôi nêu câu hỏi?

Cá nhân tôi, từ nhiều năm qua, sau giải phẫu ung thư ruột, theo chân Hoàng Sỹ và Khang Nguyễn, gần như sáng nào tôi cũng ngồi ở café Lan Hương hoặc, nhà hàng Tài Bửu… Tôi vẫn còn tìm đến hai địa chỉ ấy, sau khi Khang Nguyễn đã mất. Và, Hoàng Sỹ ở Saigon, nhiều hơn Garden Grove…

Hình như tôi cũng có nhu cầu gặp gỡ, nghe, nói của tuổi già! Dù cho nhiều lần nhà tôi muốn nổi “khùng” khi thấy mưa gió, bão bùng gì thì tôi cũng vẫn ra Lan Hương hay Tài Bửu, để gặp Vỵ, Phương, Phong, Hòa, Tuấn… như thể đó là “dốp” chính của tôi...

Bạn tôi,
Nhìn từ một góc độ nào khác, tôi vẫn thấy ngồi café là một cách sống. Nó như một khía cạnh văn hóa của người Việt ở quê người vậy, Bạn tôi à!

Du Tử Lê

(Calif. Mar. 2013)

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
30 Tháng Tám 202412:00 SA(Xem: 20748)
Tôi không biết phải bắt đầu từ đâu, ra sao, thế nào khi đứng trước khu rừng có quá nhiều những gốc lạ, quý? Khu rừng thuộc quyền sở hữu của người dựng thành đêm-từ-biệt…Trần.
24 Tháng Năm 202312:00 SA(Xem: 8500)
Hôm nay, cách nửa vòng trái đất, dù không hứa với ai, nhưng tôi biết, tôi sẽ nhớ (mãi nhớ) một phần đời chúng tôi, đã tháp nơi cây xà cừ “trấn môn” ngôi nhà 39 Lý Quốc Sư.
19 Tháng Năm 202312:00 SA(Xem: 5298)
Cùng với những vòng lăn cuối cùng xuống đáy vực 2010,
22 Tháng Tư 202312:00 SA(Xem: 8951)
Vấn đề là khi sống, chúng ta có dám tách khỏi nguồn, thoát khỏi dòng, chọn lấy cho mình, đường bay độc lập?
18 Tháng Tư 202312:00 SA(Xem: 17324)
Nhưng điều gì đã xẩy ra giữa Nguyên Sa và Sáng Tạo, khiến nhà văn Mai Thảo không che dấu bùi ngùi trước sự kiện tác giả “Thơ Nguyên Sa” chấm dứt cộng tác với Sáng Tạo.
07 Tháng Mười Hai 202212:00 SA(Xem: 6470)
Khi tôi tỉnh dậy, nắng đã òa, vỡ. Tôi không thể biết đích xác bình minh nứt vỏ từ lúc nào; chỉ trực cảm, đã lâu, dường rất lâu, tôi mới lại có một buổi sáng dậy muộn
07 Tháng Chín 20229:13 SA(Xem: 3063)
Hôm mới về đây, tôi thù ghét Túy vô cùng. Tôi nhớ mãi ánh mắt ra điều kẻ cả, đàn anh của hắn, nhất là giọng nói kênh kiệu.
20 Tháng Bảy 202212:00 SA(Xem: 6164)
Thưa chị Kim Huệ, chị hãy hãnh diện, có một người chồng, như Nguyễn Hữu Khang.
22 Tháng Sáu 202212:00 SA(Xem: 8055)
Bạn tôi nói, bạn tôi muốn thay hai chữ “đời sau” bằng “làm thơ”. Bạn tôi giải thích với hai chữ này, bạn tôi tự nhủ, bạn tôi cũng đã vừa…“làm thơ” trong hoàn cảnh đang mê mê với công việc của mình!!!
22 Tháng Sáu 202212:00 SA(Xem: 8567)
Pleiku, với tôi, chính là thành phố tự thân, có được cho riêng nó, cái nhan sắc đằm thắm. Kín đáo ấy. Mặc dù dư luận hay thành kiến, từng ghi nhận đó là nơi lưu đầy của những người kém may mắn.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 20748)
Tôi không biết phải bắt đầu từ đâu, ra sao, thế nào khi đứng trước khu rừng có quá nhiều những gốc lạ, quý? Khu rừng thuộc quyền sở hữu của người dựng thành đêm-từ-biệt…Trần.
(Xem: 15719)
Đề cập tới sự nghiệp âm nhạc giá trị của cố nhạc sĩ Phạm Đình Chương, nếu chỉ nói tới khía cạnh thơ phổ nhạc (dù cho ông được ghi nhận như một thiên tài) mà không đề cập tới những lãnh vực khác, tôi cho là một thiếu sót không thể tha thứ.
(Xem: 17364)
Tuy nhiên, thế hệ 1940-1950, cũng lại là thế hệ cung cấp cho văn chương miền Nam 20 năm, những bài thơ, những trang
(Xem: 10065)
Loạt bài của Nguyên Vũ / Vũ Ngự Chiêu được độc giả, nhất là giới quân nhân đón nhận nồng nhiệt
(Xem: 18475)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 4917)
Tôi mượn câu thơ kết trong bài 'Đêm, nhớ trăng Sài Gòn' của Du Tử Lê để làm tựa cho bài viết này, bài viết về ông: Du Tử Lê - một nhà thơ có tầm ảnh hưởng lớn đối với văn chương Việt Nam.
(Xem: 1683)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 2172)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 2085)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 23397)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 19921)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 8728)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 9743)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 9169)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 12118)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 31656)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 21450)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 26431)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 23877)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 22666)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 20769)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18869)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 20025)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 17613)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16729)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 25685)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 33018)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 35533)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,