WESTMINSTER (NV) - Một cuộc triển lãm và hội thảo về báo Phong Hóa Ngày Nay (PHNN) và Tự Lực Văn Đoàn (TLVĐ) sẽ được tạp chí Diễn Đàn Thế Kỷ online tổ chức tại nhật báo Người Việt vào hai ngày 6 và 7 Tháng Bảy, 2013.
Bìa báo Ngày Nay số 198 ( Hình: Thư Viện Người Việt Online)
Cách đây 80 năm, một làn gió mới thổi vào làng báo và làng văn Việt Nam, làm thay đổi hẳn diện mạo của báo chí và văn học nước ta và ảnh hưởng còn tiếp tục đến ngày hôm nay. Đó là sự xuất hiện của hai tờ báo Phong Hóa Ngày Nay và Tự Lực Văn Đoàn vào đầu thập niên 1930 tại Hà Nội.
Hai tờ báo và các tác phẩm của văn đoàn này đã đưa ra những cải cách xã hội, đả phá hủ tục, đề cao tự do cá nhân, giải phóng phụ nữ, hô hào sửa đổi y phục phụ nữ, hô hào xây kiểu nhà Ánh Sáng cho người nghèo, phổ biến lối văn trong sáng giản dị, đã lãnh đạo và đưa đến toàn thắng phong trào “thơ mới,” và đặc biệt đã thành công lớn trong lãnh vực sáng tác tiểu thuyết...
Ảnh hưởng những cải cách và văn chương của Phong Hóa Ngày Nay và Tự Lực Văn Đoàn nhanh chóng lan tràn khắp nước từ thập niên 1930 đến năm 1945, và tiềm tàng trong xã hội Việt Nam lâu dài về sau.
Thời Việt Nam Cộng Hòa, các tác phẩm văn học của Tự Lực Văn Đoàn được tái bản phổ biến rộng rãi, đồng thời được đưa vào giảng dạy trong chương trình Việt Văn của bậc trung học. Cùng thời gian ấy tại miền Bắc tác phẩm Tự Lực Văn Đoàn bị cấm đoán gắt gao, cùng với sự bôi nhọ có hệ thống văn đoàn này của nhà cầm quyền cộng sản.
Nhằm ôn lại thời kỳ phát triển đầy tài năng và mới mẻ này của nền văn học Việt Nam, tạp chí online Diễn Đàn Thế Kỷ sẽ tổ chức một cuộc triển lãm và hội thảo về báo Phong Hóa Ngày Nay và Tự Lực Văn Đoàn vào hai ngày 6 và 7 Tháng Bảy, 2013 tại hội trường nhật báo Người Việt.
Với sự yểm trợ của gia đình các thành viên Tự Lực Văn Đoàn và báo Phong Hóa Ngày Nay, nội dung triển lãm sẽ gồm nhiều hình ảnh của hai tờ báo Phong Hóa Ngày Nay và các tác phẩm TLVĐ, hình ảnh các thành viên TLVĐ, các văn kiện và hình ảnh liên quan đến thời kỳ hoạt động báo chí và văn chương của nhóm, các tác phẩm TLVĐ đã được dịch sang tiếng nước ngoài, họa phẩm của các họa sĩ cộng tác với Phong Hóa Ngày Nay và Tự Lực Văn Đoàn, v.v...
Phần hội thảo sẽ có sự đóng góp của nhiều học giả, nhà văn, nhà nghiên cứu văn học và đại diện gia đình các thành viên của TLVĐ và báo PHNN, nhằm giới thiệu vai trò của báo chí trong việc khai phá trên nhiều mặt văn chương và xã hội, như phổ biến thơ mới, kịch mới, nhạc mới, y phục mới, cách làm báo mới... Về mặt văn chương sẽ có những nghiên cứu sâu từng tác giả và tác phẩm của Tự Lực Văn Đoàn.
Chi tiết về chương trình triển lãm và hội thảo sẽ được thông báo sau. (P.X.Đ.) (Nguồn Người Việt)
Nhà thơ Tôn Nữ Hỷ Khương tên đầy đủ là Công Tằng Tôn Nữ Hỷ Khương, sinh năm 1935 tại Vỹ Dạ - Huế, là ái nữ của nhà thơ nổi tiếng Ưng Bình Thúc Giạ Thị.
Lê Văn, phát thanh viên kỳ cựu của ban Việt ngữ Đài Tiếng nói Hoa Kỳ với giọng nói thân thuộc với hàng triệu thính giả Việt Nam suốt nhiều thập niên, qua đời ngày thứ Bảy, 23 tháng 10, thọ 84 tuổi.
Nhà văn Bùi Bích Hà, người từng phụ trách chương trình “Tâm Tình Với Thái Hà” trên đài Little Saigon Radio, vừa qua đời sáng Thứ Tư, 14 Tháng Bảy, tại bệnh viện St. Joseph, Orange, hưởng thọ 83 tuổi
Nữ họa sĩ Bé Ký, một tên tuổi gắn liền với hội họa của người Việt Nam, qua đời vào chiều Thứ Tư, 12 Tháng Năm, tại nhà ở Westminster, hưởng thọ 83 tuổi.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Bài thơ đầu tiên (?) của Tô Thùy Yên được giới thiệu trên Sáng Tạo, gây tiếng vang lớn và, dư âm của nó, kéo dài nhiều năm sau, là “Cánh đồng con ngựa chuyến tàu” viết tháng 4 năm 1956.
Hay ước nguyện cuối cùng trước khi nhắm mắt, không chỉ của giới trẻ mà, của rất nhiều văn nghệ sĩ thời đó là, một lần được đứng dưới những ngọn đèn vàng của ga Lyon!
ông được trao huy chương vàng cuộc triển lãm hội họa, do cơ quan Giáo Dục, Khoa Học và Văn Hóa UNESCO, thuộc tổ chức Liên Hiệp Quốc tổ chức tại Roma năm 1967.
Du Tử Lê là Thi Sĩ Một Đời. Thi Sĩ Viết Hoa, tôi viết và biết về thi sĩ như thế. Ông không chỉ làm thơ. Ông sống với thơ. Sống bằng thơ. Thơ với ông là một.
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.