Trần Thi Ca, Những Đường Bay Lỗi Hẹn Với Chân Trời?

15 Tháng Sáu 201312:00 SA(Xem: 4294)
Trần Thi Ca, Những Đường Bay Lỗi Hẹn Với Chân Trời?

 

Tự nhận mình chỉ là người “mới chập chững làm một người yêu thơ” nhưng với tôi, cõi-giới thơ Trần Thi Ca (1) đã sớm khai, trổ những con đường dẫn tới những bình minh cảm xúc và hình tượng khác:

tranthica-content
Nhà thơ Trần Thi Ca

 

“em ngực tròn hạt mưa

anh chao mình ánh sét”

Hoặc:

“dìu nhau bước, chân trời đỡ mỏi

dặm nào xa mây trắng như cười

Hoặc nữa:

“tay trắng mềm sao tim em vuông!

ảo ảnh rubic phập phồng buồng gian ngoại thất cầu vồng

anh nở nụ cười vữa xám”

Là những câu thơ tôi trích từ bài “Tim Gió”, “Của Riêng” “Không Đường Cong” của Trần Thi Ca. (2) Đó là một số (trong nhiều) câu thơ cho thấy họ Trần đã nỗ lực khai triển liên tưởng, làm mới so sánh trong những bước đi tới của thơ mình.

Những câu thơ mà, trong thế giới thi ca của nhiều tác giả thành danh, chúng ta cũng hiếm thấy!

Nhưng, nếu thơ họ Trần chỉ có những nỗ lực tìm cho ngôn ngữ thơ mình một chân dung hay, một diện mạo khác (giống như một số những người làm thơ trẻ gần đây) thì, dòng thơ ấy, cõi-giới thi ca đó, vẫn chỉ là sự bày hàng trên mặt phẳng hình thức. Chúng thiếu độ sâu. Chúng vắng tư tưởng.

Tôi quan niệm, thơ không chỉ thuần túy là những con chữ…(Dù con chữ là những viên gạch căn bản tạo thành căn nhà, chốn dung thân, cõi an trú của người làm thơ). Trước, sau, tự thân, thơ vẫn đòi cho nó một máu, thịt, một hồn vía nào đấy. Để nó có thể xuất hiện, tồn tại như một sinh vật. Một cá thể độc lập giữa nhân quần thế giới.

Và, tuy tự nhận mình chỉ là người “mới chập chững làm một người yêu thơ” nhưng thấp thoáng đâu đó, giữa những con chữ của Trần Thi Ca, tôi vẫn cảm nhận được những day dứt, tựa nỗi nhớ, thương như những đường bay lỗi hẹn với chân trời (?) của họ Trần.

Nói cách khác, phải chăng Trần Thi Ca thấy thất lạc chính mình (?) khi giữa đất trời sinh tồn, ông lại nhớ, thương một đất trời khác: 

“đôi khi tôi nhớ thương trời

bâng khuâng mây trắng lả chân rong về”

(…)

“đôi khi trái đất không tròn

chân đi gầy mỏi chẳng còn gặp nhau”

(Trích “Lẻ” – Thơ Trần Thi ca).

Nói như thế, không có nghĩa Trần Thi Ca chối bỏ thân phận làm người. Trái lại, tác giả còn xác quyết, tựa thâm tâm hay vô thức, họ Trần vốn có một niềm-tin-mặc-khải nơi nhân thế:

“nếu tận thế xẩy ra

trước khi tàn tro bụi

vẫn tin ở một điều

con người luôn SỐNG SÓT

nơi nào trên địa cầu!”

(Trích “Nếu tận thế xẩy ra”- thơ Trần Thi Ca).

.

Và, nếu Trần Thi Ca có “niềm-tin-mặc-khải nơi nhân thế” thì cá nhân, tôi tin thơ Trần Thi Ca, tương lai, sẽ ở được bền lâu với địa cầu vậy.

Du Tử Lê.

(Garden Grove 14 tháng 6-2013) 

…………………………………………………………………

Chú thích:

(1) Tác giả cho biết ông sinh năm 1983 tại Đập Đá, An Nhơn, Bình Định. (Đúng ngày Lễ Phật Đản). Cư ngụ Saigon từ năm 2000, Trần Thi Ca đang theo học ban Cao học ngành Văn học tại Đại học Khoa học Xã hội Nhân văn, thành phố Saigon.

(2) Tất cả thơ trích dẫn trong bài viết này, đều trích từ những bài thơ đã được đăng tải trên trang nhà dutule.com
 

Ý kiến bạn đọc
23 Tháng Sáu 20137:00 SA
Khách
Trần Thi Ca với những câu chữ như nuốt hồn người khác, mình đọc mà như anh cứ lấy đá quăng vào mình vậy!
Những hòn đá tựa nặng đọc mà nhức mỏi!
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
)
30 Tháng Tư 202311:23 SA(Xem: 210)
Trần Hoàng Phố có những thi phẩm chứng tỏ câu thơ bảy tiếng được tác giả sử dụng rất thuần thục:
20 Tháng Tư 202310:00 SA(Xem: 287)
Đinh Tiến Luyện là một trong số vài nhà văn miền Nam trước 1975 chuyên viết về tuổi mới lớn
10 Tháng Tư 20234:32 CH(Xem: 224)
Anh không chạy theo cái lãng mạn, đèm đẹp, bóng bẩy, trau chuốt mà đưa vào đó ngồn ngộn chất vỉa hè, xù xì.
18 Tháng Hai 20239:43 SA(Xem: 514)
Ngồi trên xe lăn, tay chỉ cử động được một ngón, mà có đến mười mấy tác phẩm nối gót nhau ra đời
22 Tháng Mười Hai 20225:54 CH(Xem: 410)
Trịnh Bửu Hoài đã mang trọn hành trang thơ như một người giữ vườn nhặt suốt đời chưa hết mùi hương.
19 Tháng Mười Hai 20222:48 CH(Xem: 621)
Ngoài là bác sĩ, Đỗ Hồng Ngọc còn là một nhà thơ (Đỗ Nghê), một họa sĩ của những bức ký họa được bạn bè yêu thích.
04 Tháng Mười Hai 202210:42 SA(Xem: 500)
Cuộc hành trình sáng tạo và chia sẻ của Đỗ Nghê/ Đỗ Hồng Ngọc quả là sinh động và đích thực chân dung Đỗ Hồng Ngọc- một người thông tuệ,
15 Tháng Mười Một 20229:05 SA(Xem: 492)
Khi tôi viết những dòng này, ông đã về với cát bụi.
14 Tháng Mười Một 20229:59 SA(Xem: 397)
Tháng 10/2022 tới đây là kỷ niệm 31 năm kể từ khi tạp chí Hợp Lưu ra đời.
19 Tháng Mười 202210:19 SA(Xem: 488)
Tôi nghiệm nhà văn Trần Thùy Mai có lý khi cho rằng mỗi lần ra đời một tác phẩm mới, Vĩnh Quyền lại làm ta ngạc nhiên vì sắc màu mới.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 31641)
Bài thơ đầu tiên (?) của Tô Thùy Yên được giới thiệu trên Sáng Tạo, gây tiếng vang lớn và, dư âm của nó, kéo dài nhiều năm sau, là “Cánh đồng con ngựa chuyến tàu” viết tháng 4 năm 1956.
(Xem: 3220)
Nói cách khác, theo tôi, Vĩnh Quyền nhà văn đã vượt trên chính mình. Điều không dễ với khá nhiều người cầm bút, còn lại.
(Xem: 7894)
Người đầu tiên hăm hở xắn tay áo, bước vào lãnh vực xuất bản, giai đoạn sơ khai, là ông Đỗ Ngọc Tùng, nhà Đại Nam
(Xem: 8846)
Tôi không rõ thời gian ở VN trước tháng 4-1975, nhà báo Ngọc Hoài Phương có làm thơ nhiều không?
(Xem: 18315)
Nếu không kể những nhà xuất bản chuyên nghiệp như nhà Sống Mới, Khai Trí, Đồng Nai, Nguyễn Đình Vượng, hay Lá Bối, An Tiêm, Nam Sơn, Trí Đăng…thì, những nhà xuất bản được điều hành bởi các nhà văn, nhà thơ cũng đã tạo được ít, nhiều tiếng.
(Xem: 19)
Du Tử Lê nổi tiếng nhất với tư cách một thi sĩ.
(Xem: 4986)
Hôm nay, một sáng nắng ấm, trời thu, Nam California, chúng tôi ngậm ngùi đưa tiễn một Nhà thơ.
(Xem: 4861)
Sáng thứ tư 9/10/2019, thấy cái post của Hạnh Tuyền: “Ông ngoại đã lên trời”.
(Xem: 10138)
Du Tử Lê, quả nhiên vẫn là một nhà thơ hiếm hoi. Anh vẫn một mình một cõi. Đó là một điều đặc biệt. Và đối với một thi sĩ, thì đó là một sự thành công.
(Xem: 16360)
Tại sao cả hai tên tuổi lớn của văn học Việt Nam hiện đại là Mai Thảo và Nguyên Sa lại có cùng một nhận xét giống nhau về thơ Du Tử Lê
(Xem: 15961)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 5795)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 5685)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 6046)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 6331)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 26681)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 18481)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 21987)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 19703)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 18257)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 15671)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 14696)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 14992)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 13972)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 13750)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 20853)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 28134)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 32276)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,